Monday 9 April 2012

Ai bảo báo chí không cần/nên bị kiểm duyệt?

Lại một lần nữa độc giả cứ tưởng tớ đổi đề tài sang làm chính trị. Nhưng thực ra không hẳn vậy.

Từ trước tới nay tớ vẫn ghét nhiều thứ bị kiểm duyệt, trong đó có kiểm duyệt báo chí. Nhưng nay thì tớ đang và sẽ phải nghĩ lại hai lần mỗi khi định to mồm ủng hộ chuyện tự do báo chí. Sự thay đổi này mới đến từ mấy tháng nay và đặc biệt càng rõ nét  khi tớ đọc bài “’Bão’ thất nghiệp sắp đổ bộ?” trên VEF, sau khi vừa mới bị “choáng” với bài “Doanh nghiệp mắc kẹt vì chính sách?” mà tớ mới bình luận hôm vừa rồi.
Bài “’Bão’ thất nghiệp sắp đổ bộ?” đi từ con số 79.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản. Giả sử mỗi doanh nghiệp có ít nhất 5-10 lao động, tác giả tính ra ngay con số thất nghiệp đã là hơn nửa triệu người. Với giả thiết nữa là mỗi người lao động có thu nhập 3 triệu đồng/tháng thì con số mất đi về thu nhập do thất nghiệp lên tới 1.500 tỷ đồng/tháng (75 triệu USD/tháng). Nếu tính thêm hiệu ứng lan tỏa thì con số thực tế về thiệt hại do thất nghiệp có thể lên tới hàng tỷ USD/năm, theo tính toán của tác giả. Kinh chưa?

Phần tiếp theo, tác giả triển khai rộng vấn đề ra, từ ảnh hưởng lên tệ nạn xã hội, chi phí cơ hội phải trả, và không quên cảnh báo nguy cơ còn lớn hơn nữa nếu từ nay cuối năm mà các doanh nghiệp tiếp tục đóng cửa phá sản. Từ đó, tác giả nhảy sang bàn những vấn đề vĩ mô như giảm lãi suất, giảm thuế, cho vay ưu đãi, rồi lan sang cả chính trị như “đảng cử dân bầu” v.v... toàn là những chuyện tày đình cả. Nói chung, đọc cả bài sẽ thấy toát lên nguy cơ chực chờ của một thảm họa kinh tế xã hội to lớn toàn diện đang đến gần mà nếu ai đó không làm cái gì đó ngay thì cả xã hội sẽ loạn hết.

Tớ tuy đầu óc bị mụ mị vì vướng vào “ma trận” trong bài của tác giả nhưng may sao vẫn còn tỉnh lại vào phút chót, và chợt nhớ ra 2 điều quan trọng. Thứ nhất là con số 79.000 doanh nghiệp dừng hoạt động, phá sản nói trên là có con số cộng dồn từ năm 2001. Cứ cho là năm 2011 và năm nay là đặc biệt khó khăn thì con số doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động chỉ là một góc của con số trên (hình như là 50.000 gì đó?). Thứ hai, chỉ riêng năm 2011, đã có hơn 77.000 doanh nghiệp mới thành lập. Vì có khoảng hơn 7.000 doanh nghiệp trong số mới thành lập này được báo cáo là đã sớm chấm dứt hoạt động nên con số net doanh nghiệp mới thành lập năm trước ít nhất cũng còn khoảng 70.000 doanh nghiệp.

Như vậy, số doanh nghiệp còn tồn tại riêng trongnăm 2011 sau khi trừ đi số doanh nghiệp đã đóng cửa, phá sản (50.000) phải tăng lên ít nhất là 20.000 doanh nghiệp (70.000 trừ 50.000) chứ nhỉ? Nếu đúng như vậy thì làm sao có chuyện thất nghiệp lại tăng vì đã có nhiều doanh nghiệp phá sản như tác giả nói được?

Suy ra tiếp rằng các phân tích, tính toán, triển khai lằng nhằng của tác giả chỉ là một mớ chữ vô giá trị. À, thực ra không phải là vô giá trị, mà là một hiểm họa lớn khi nó reo rắc nỗi sợ hãi vô cớ lên toàn xã hội. Không hiểu tác giả vô tình hay cố ý khi mắc phải những lỗi trầm trọng trong phân tích như nói ở trên.

Dù vô tình hay hữu ý, tớ thật sự nghĩ lại rằng đã đến lúc cơ quan kiểm duyệt báo chí phải thực hiện việc kiểm duyệt từng bài một, bất kể các bài viết không liên can gì đến những từ chính trị “phạm húy”, để gạt bỏ ngay trước khi xuất bản những bài viết độc hại loại này, vì tác hại của chúng cũng ghê gớm không kém những bài bị kiểm duyệt theo truyền thống.

2 comments:

  1. Thêm một ví dụ nữa về vấn đề anh nói tới: http://www.giatieu.com/tin-don-keo-gia-hat-tieu-lien-tuc-xuong-thap/1091/

    Chỉ khổ nông dân!

    ReplyDelete
  2. Tất cả các dự báo đề có rủi ro đi kèm: (1) rủi ro từ số liệu nhặt trên trời (đa phần); (2) rủi ro từ các nhà sản xuất dựa trên dự báo chung này để lập kế hoạch sản xuất riêng cho mình, cộng thêm với nhiều người khác thấy ngon ăn nhẩy vào, dẫn đến thị trường khủng hoảng thừa; (3) rủi ro từ những yếu tố không lường trước được, làm thay đổi hoàn toàn cán cân cung cầu và giá cả (ví dụ cuộc khủng hoảng kinh tế, hoặc sóng thần). Dù các dự báo trước đó từng đúng thì sẽ sai bét trong những hoàn cảnh này, và những chủ thể tham gia thị trường sẽ có người đi ăn mày và cũng có người thành tỷ phú sau đó.
    Với những rủi ro luôn đi kèm như vậy trong bất cứ thị trường (hàng hóa) nào thì không chỉ có nông dân chết mà chuyên gia cũng chết, em à. Anh có lần thử dựa vào dự đoán tỷ giá SGD/USD do nội bộ ngân hàng cung cấp để mua USD. Kết cục thiệt một khoản kha khá! Từ đó anh suy ra là không có tin vào bất cứ dự báo nào, kể cả của bản thân khi quyết định làm một việc gì đó. May rủi và linh cảm lúc đó mới là quan trọng! Nhưng công việc của anh thì vẫn cứ phải đưa ra dự báo để cho những thằng khác xài 

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).