Wednesday 27 March 2013

Bình luận nhanh về bài: "Thay đổi tỷ giá có nên?"

Bài: "Thay đổi tỷ giá có nên?" của Bùi Trinh, Nguyễn Việt Phong trên TBKTSG tại đây

Hôm nay tớ lọ mọ tìm ra được bài này, thấy sai nhiều quá và vì nó được đăng trên TBKTSG nên quyết định lôi ra để phang.

Sai 1: Vẫn cái luận điệu vì mức phụ thuộc nhập khẩu lớn nên càng xuất khẩu thì càng tăng nhập khẩu nên không nên phá giá.
Xuất khẩu tăng thì nhập khẩu cũng tăng là đương nhiên rồi, khỏi cần phải chứng minh. Nhưng xét về mức tuyệt đối và tốc độ tăng thì chắc chắn nhập siêu, nếu có, sẽ giảm. Đây mới là cái điều quan trọng, đáng nói. Và vì thế nên phá giá nếu VND đã lên giá thực so với USD.

Sai 2: Bài viết có trích dẫn tính toán nào đó của TCTK rằng phá giá x% thì lạm phát sẽ tăng y%, để rồi lý luận rằng phá giá sẽ làm tăng chi phí đầu vào, tăng lạm phát, là điều cần tránh.
Sai/không nhất thiết đúng vì muốn cho cái tính toán của mình thuyết phục thì TCTK hoặc mấy đồng chí tác giả này phải chứng minh/giải trình được rằng mối quan hệ nhân quả giữa lạm phát và tỷ giá sẽ theo chiều tỷ giá gây tác động lên lạm phát, chứ không phải ngược lại, theo mô hình Inflation = f(Exchange rate), trong đó tỷ giá là biến giải thích còn lạm phát là biến phụ thuộc. Đương nhiên, nếu đúng như thế này thì khi cho chạy mô hình này chắc chắn sẽ ra được kết quả là tỷ giá tăng 1 điểm % thì lạm phát sẽ tăng x điểm %, theo quan hệ tuyến tính, Inflation = a + b*Exchange rate, chẳng có gì bất ngờ, khó hiểu cả.
Nhưng cái mô hình trên hoàn toàn có thể sai về bản chất. Tớ cho rằng, như đã nói ở bài viết trước, quan hện nhân quả là theo chiều ngược lại, tức lạm phát có trước, gây áp lực lên tỷ giá để rồi phải phá giá. Lạm phát thấp, thâm hụt thương mại thấp, kinh tế tăng trưởng khả quan... thì ai tự nhiên đi phá giá làm gì nếu không muốn hứng chịu sự trả đũa thương mại của các nước đối tác?
Ngoài ra, nếu có muốn tinh vi dùng mô hình này kia cho sang thì phải làm cho đến nơi đến chốn. Tức là chí ít thì phải xem xét đưa thêm vào mô hình các biến giải thích có liên quan, ví dụ như cung tiền M2, thâm hụt thương mại, các biến cố kinh tế, chính trị có ảnh hưởng v.v... Cũng còn chưa kể đến các yếu tố kỹ thuật, ví dụ số lượng observations cần  thiết trong chuỗi dữ liệu, vấn đề về unit root của chuỗi số liệu sử dụng (time series), phải lọc/chế biến các dữ liệu mà thông thường các đồng chí amateur rất dễ bỏ qua/không đếm xỉa đến.
Vì không được đọc cụ thể nên tớ không dám hồ đồ nói gì thêm, nhưng rất nghi ngờ rằng TCTK và các tác giả đã làm/giải quyết xuất sắc các vấn đề mà tớ mới chỉ nêu sơ sơ qua như vậy. Tớ nghi ngờ không phải là không có lý khi mà tớ không lạ gì trình độ lý luận và khả năng áp dụng kinh tế lượng của các học giả/chuyên gia Việt Nam (nói thêm là tớ đã "vinh dự" được đọc phản biện cho một số tạp chí nước ngoài về một số bài gửi đăng của các tác giả Việt Nam). Trên hết, nếu làm tốt như vậy thì TCTK và các tác giả hoàn toàn có khả năng và nên gửi công trình nghiên cứu của mình đi đăng tải ở các tạp chí học thuật quốc tế. Xin đừng nói là không cần/không thèm làm thế nhé!
Chuyện ngoài lề một tí. Tớ vẫn nhớ lời của mấy ông giáo sư hồi còn đi học, khi thấy tớ "khoe chữ" bằng cách triệt để áp dụng kinh tế lượng trong các nghiên cứu của mình, đại loại rằng quan trọng hơn việc áp dụng kinh tế lượng, mô hình toán này kia thì phải hiểu bản chất của vấn đề trước đã.

Sai/bất hợp lý 3: Lại nhắc đến nợ công và cho rằng phá giá sẽ làm tăng áp lực trả nợ vay của chính phủ và doanh nghiệp.
Tớ đồng ý rằng phá giá thì gánh nặng trả nợ quy ra VND sẽ phình to lên cho mọi đối tượng có vay nợ nước ngoài. Nhưng như tớ đã nói ở các bài trước, liệu có nên chấp nhận để NHNN gánh hết hậu quả của việc đảm bảo rằng tỷ giá không tăng để gánh nặng nợ kể cả của khối doanh nghiệp và tư nhân không tăng lên không?

Sai 4: Lại chuyện tác động lan tỏa, khi tỷ giá tăng thì sẽ tác động tiêu cực đến tiêu dùng cuối cùng, tích lũy, xuất khẩu ở mức tương ứng là x lần, y lần và z lần.
Chịu chẳng hiểu cái quan hệ tuyến tính này moi ở đâu ra. Ít nhất thì đối với xuất khẩu, như đã nói, khi phá giá thì chỉ có làm lợi cho nó, chứ không thể gây hại được. Tương tự, khi xuất khẩu đã tăng thì rất có thể tích lũy cũng sẽ tăng vì nhà xuất khẩu và chuỗi cung ứng trong nước được hưởng lợi và do đó có thêm điều kiện để tăng tích lũy. Cũng tương tự, khi thu nhập từ xuất khẩu tăng thì sẽ có thể dẫn đến tiêu dùng cuối cùng cũng tăng, đơn giản vì người ta kiếm được nhiều tiền hơn thì sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Chỉ nói sơ qua thế thôi để thấy cái lỗ hổng to đùng trong cách lập luận, triển khai vấn đề của nhóm tác giả.

Sai 5: Nhóm tác giả lấy chỉ số giá nhập khẩu trong 3 năm 2010-12 thấp hơn chỉ số giảm phát GDP để cho rằng chỉ số giá nhập khẩu là một trong những yếu tố giúp hạ nhiệt lạm phát.
Chuyện này chung quy lại quay lại chuyện phá giá thì sẽ làm tăng giá hàng nhập khẩu và vì thế làm tăng lạm phát, bởi vậy phải kiềm chế giá nhập khẩu bằng cách không tăng tỷ giá, là cái chuyện tớ đã phang rồi.
Nói thêm, tại sao nhóm tác giả chỉ lấy có 3 năm này? Có thời kỳ nào mà chỉ số giá nhập khẩu lại tăng nhanh hơn chỉ số giảm phát GDP không? Trên hết, tớ chịu chẳng hiểu logic của mối liên hệ này. Nếu chỉ để chứng minh là hễ cứ kìm giữ được giá nhập khẩu thì lạm phát sẽ không tăng thì cần gì phải nêu ra mối liên hệ này?

Tóm lại, bài viết này rất yếu về lý luận và cách thức chứng minh vấn đề. Nó chỉ hơn những bài khác, ví dụ như các bài của tớ chẳng hạn, ở chỗ nó nêu ra, trích dẫn rất nhiều con số của cái TCTK hoặc của các tác giả, là những người làm thống kê để làm hậu thuẫn. Nhưng tiếc rằng bản thân những con số này lại chứa đựng những câu hỏi to tướng không có lời giải vì tính tù mù của chúng.

4 comments:

  1. Trên TBKTSG tuần trước có bài phản biện đồng chí Ngọc về chuyện phá giá VND. Trên TBKTSG online chưa thấy có, còn để đọc E-paper thì phải đăng ký gì đó. Có thể xem tạm ở đây nè: http://www.thuychung.vn/tiengviet/tintuc/TinNoiBat_FView.asp

    ReplyDelete
    Replies
    1. Rất cám ơn đồng chí Đức. Tớ đang thất vọng tràn trề và ngứa ngáy tay chân vì bài viết trên TBKTSG chìm lỉm, chẳng có ai phản hồi gì cả, kể cả trên blog này thì may quá có đồng chí chỉ cho là có người phản biện. Không biết tác giả bài phản biện này, cũng tên là (Tấn) Đức có liên hệ gì với đồng chí không (có phải là một không), nhưng nghe giọng của đồng chí rất hả hê nên tớ vừa phải bỏ ra 2 tiếng viết được một bài phản phản biện dài khoảng 2.700 từ gửi thẳng cho đồng chí Nguyễn Vạn Phú của TBKTSG.

      Đồng chí Đức nếu không đủ kiên nhẫn đợi bài của tớ được in trên TBKTSG lần nữa để đọc cho ra ngô ra khoai thì cho tớ email để tớ gửi riêng bài này cho đồng chí đọc trước cho thêm phần hả hê nhé. Trường hợp mà TBKTSGS vì một lý do nào đó từ chối đăng thì tớ mới post bài đó lên đây để các đồng chí khác muốn thì cùng vào tranh luận thêm với tớ cho vui. Tớ đặc biệt mong đồng chí Đức lên tiếng tranh luận với tớ. Tớ cam đoan sẽ tuyệt đối tôn trọng đồng chí trong quá trình tranh luận, không công kích cá nhân.

      Nhân tiện đây, đồng chí Đức có nhã ý đáp ứng yêu cầu hôm trước của tớ không, về chuyện viết ra cho tớ biết mối liên hệ giữa phá giá với chuyện cá tra bị áp thuế chống phá giá ấy? Tớ thì nói luôn ý kiến của mình là phá giá không làm tăng nguy cơ cho Mỹ áp giá chống phá giá lên cá tra. Còn ý kiến của đồng chí thế nào nhỉ?

      Thân ái đợi hồi âm của đồng chí.

      Delete
    2. Tớ đã đoán là rất có thể đồng chí sẽ nghi tớ chính là tác giả bài báo, vì trùng tên. Y như rằng. Nói luôn nhé, tớ chả liên quan gì đến đồng chí Tấn Đức nào đó kia. Hơn nữa, nếu tớ là Tấn Đức thì chắc cũng chả đời nào đi khoe bài viết của mình với đồng chí làm gì.

      Tớ đọc được bài đó trên báo giấy từ tuần trước, thực ra cũng không để ý lắm, nhưng vì tình cờ thấy đồng chí nhắc lại chuyện này nên mới giới thiệu cho đồng chí thôi. Chả hiểu đồng chí thấy tớ "hả hê" ở chỗ lào nhể?

      Còn về chuyện bán phá giá cá tra, thì thực ra tớ hỏi cho vui thôi. Dĩ nhiên bản thân chuyện phá giá VND không nhất thiết dẫn đến việc Mỹ áp thuế chống phá giá. Tuy nhiên nó tạo điều kiện để các DN thủy sản giảm giá xuất khẩu bằng USD, và lúc này mới xuất hiện nguy cơ bị kiện. Nếu các DN không giảm giá bán thì họ đỡ bị kiện, mà lại thu lời nhiều hơn. Đơn giản thế thui.

      Delete
    3. Thực ra tớ rất mong đồng chí chính là tác giả của bài phản biện trên, vì như thế tớ mới có dịp tranh luận trực tiếp với người phản biện mình, như thế mới khoái. Nhưng rất tiếc hóa ra không phải vậy, và vì thế tớ cũng cần phải xin lỗi đồng chí Đức về nhầm lẫn và kỳ vọng này.

      Chuyện tớ cảm thấy đồng chí "hả hê" là cảm giác. Nếu không phải thì không biết đồng chí có cần tớ xin lỗi, đính chính lại không để tớ còn làm?

      Về chuyện phá giá với chuyện cá tra, tớ cho rằng chủ yếu bị "soi" là bởi vì người ta biết rõ Việt Nam đang có những gian lận gì. Tất nhiên, nếu chỉ có phá giá không, và chỉ dừng lại ở đó thì cho dù doanh nghiệp có điều kiện hạ giá bán ở Mỹ đi thì Mỹ cũng không thể kiện được vì tác động của phá giá là lên toàn bộ nền kinh tế, toàn bộ ngành xuất khẩu. Vấn đề là Việt Nam còn đi xa hơn/dại dột hơn khi đi áp dụng các biện pháp red light/prohibited subsidies(theo lời xúi của mấy chuyên gia thật/rởm không nên phá giá mà thay vào đó là dùng các biện pháp "hỗ trợ" trực tiếp cho cá tra chẳng hạn).

      Viết như đồng chí như trên thì tớ có thể suy ra rằng đồng chí cũng ủng hộ chuyện phá giá và quan ngại chuyện trợ cấp bị cấm bởi WTO phải không? Nếu thế thì tớ lạc quan hơn được một tí vì cũng còn nhiều người hiểu được vấn đề. Nếu không phải thế thì tớ không tranh luận tiếp nữa.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).