Tuesday 5 March 2013

Chuyên gia/tổ chức toàn nói vớ vẩn (phần 2)


Hôm rồi đọc được cái tin tổ chức tài chính nào đó (quên mất tên rồi) cho rằng Việt Nam (có thể?) sẽ đạt thu nhập bình quân đầu người tới 10.000 USD vào năm 2020(?). Đọc xong liền nhớ ngay ra là tớ trước đây lâu lắm rồi có viết một bài ngắn về chủ đề kiểu vịt trời này như bài dưới đây (trên tờ Tuổi trẻ thì phải).
Các đồng chí lưu ý thêm rằng giả thiết là Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ bình quân 7%/năm (là tốc độ thần kỳ đạt được ở thập kỷ trước, khó có thể lặp lại) thì phải mất đến 10 năm như vậy mới tăng được GDP lên gấp hai lần. Tất nhiên là 10 năm nữa thì khả năng là tỷ lệ tăng trưởng dân số của Việt Nam sẽ giảm hơn bây giờ một chút ít, nhưng cũng không thể nào làm cho GDP bình quân đầu người tăng lên gấp 3 lần được. Mà GDP bình quân đầu người hiện nay mới chỉ là 1.500 USD thì phải nhỉ? Vậy phải sau 10 năm nữa, tức đến năm 2022, trong bối cảnh thuận lợi, thì GDP bình quân đầu người cũng không thể vượt quá 5.000 USD được. Thế mới càng thấy các đồng chí chuyên gia nước ngoài nhiều khi IQ cũng không vượt quá 100.
 

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-kho-co-the-dung-thu-17-ve-tiem-luc-kinh-te-150104.htm

Việt Nam khó có thể đứng thứ 17 về tiềm lực kinh tế?
Bất ngờ khi đọc bài viết của TS Lê Đăng Doanh có trích dẫn báo cáo của Tập đoàn Goldman-Sachs rằng vào năm 2025 Việt Nam có thể sẽ là nền kinh tế lớn thứ 17 trên thế giới, TS Phan Minh Ngọc, Đại học Kyushu, Nhật Bản đã có ý kiến bàn thêm về vấn đề này.

Trong khi trong số những nước có số liệu GDP vào năm 2003 thì có tới 15 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD. Lưu ý là số liệu GDP ở nguồn này chỉ có đến năm 2003, vì vậy nếu xét thêm năm 2004 và 2005 từ các nguồn dữ liệu khác (chẳng hạn từ số liệu thống kê các quốc gia) thì con số nước có GDP lớn hơn 436 tỉ USD ít nhất sẽ là 16 (thêm Nga là nước có GDP vào năm 2003 là 433 tỉ USD). Trong khi đến năm 2003, Việt Nam mới chỉ đứng hàng thứ 56 trên thế giới với 39,2 tỉ.
Cho dù chỉ có 15 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD vào năm 2003 nhưng chắc chắn không thể kết luận được là Việt Nam sẽ có khả năng vọt lên được hạng 17 vào năm 2025 vì các nước khác cũng không ngừng tăng trưởng trong cùng thời kỳ, làm cuộc rượt đuổi của VN càng kéo dài hơn nữa.

Giả thiết (một cách hợp lý) rằng mức tăng trưởng GDP trung bình (tính theo giá cố định năm 2000, bằng cả USD hay bản tệ) của các nước trên thế giới trong suốt 20 năm qua, 1984-2003, cũng chính là mức tăng trưởng của họ trong thời gian 2003-2025.
Như vậy, đến năm 2025 sẽ có tới 33 nước có mức GDP lớn hơn 436 tỉ USD (giá so sánh năm 2025).

Từ mức 39,2 tỉ USD vào năm 2003, muốn đạt được mức 436 tỉ USD (chưa xét tốc độ trượt giá của USD) vào năm 2025 thì Việt Nam phải đạt được tốc độ tăng trưởng là 11,6%/năm trong suốt 22 năm này.
Trong vòng hai thập kỷ gần đây, chưa nước nào vượt qua được Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình 9,4% trong thời kỳ bùng nổ kinh tế của họ (1990-2003).

Trong bài báo trên, chúng tôi chỉ đưa lại trung thực sự xếp hạng của Goldman-Sachs trong báo cáo số 134 ngày 1/12/2005 chứ không phản ánh ý kiến riêng hay nghiên cứu của bản thân chúng tôi.
Trong báo cáo này, Goldman - Sachs đã chủ ý loại ra những nền kinh tế của một số nước và vùng lãnh thổ phát triển (như OECD) có GDP lớn nhưng có dân số và phạm vi tác động tới kinh tế toàn cầu không lớn (theo ý họ) như Hong Kong và Luxembourg và chỉ xem xét các nền kinh tế đang phát triển có khả năng nổi lên trong nhóm N-11 theo sau bốn nền kinh tế BRICs mà thôi.
Xếp hạng đó chỉ có thể được xem xét trong khuôn khổ báo cáo nói trên với những ràng buộc nhất định chứ không thể được coi là xếp hạng trong tất cả các nền kinh tế. Lẽ ra trong bài báo tôi nên nêu rõ ràng để tránh ngộ nhận. Do khuôn khổ bài báo có hạn, tôi đã không nêu rõ chi tiết này và đó là một thiếu sót. Các bạn đã phát hiện chính xác chi tiết này và tôi đồng ý với nhiều lập luận trong các ý kiến của các bạn.
(Trả lời của TS Lê Đăng Doanh)

TS Phan Minh Ngọc
Đại học Kyushu, Nhật Bản
Báo Tuổi trẻ

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).