Thursday 21 March 2013

Ghi nhanh


1.       Mấy hôm nay dư luận được dịp hỉ hả về chuyện cá nhân vừa được cho phép vay vốn từ nước ngoài. Đa phần tán thành vì cho rằng những việc liên quan thì trước nay người ta vẫn làm, chỉ khác là phải làm chui, nhiều rủi ro (nhất là khi xảy ra tranh chấp), còn nay thì được trực tiếp làm, hợp pháp làm. Nhà nước thì có thêm ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối và “phát triển kinh tế” (sao người ta không nghĩ đến lúc ngoại tệ chảy ngược ra nhỉ, như trong cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997?).

Cũng có một số người thì quan ngại với những rủi ro, chủ yếu là “tăng gánh nặng nợ quốc gia” (ơ hay, thế nào là “nợ quốc gia”?). Lại có người phản biện nỗi lo này bằng cách vạch ra rằng đây là nợ tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm nên không thống kê vào nợ quốc gia. Đơn giản thế sao? Thế đến lúc người ta (ào ạt) phải thu xếp trả nợ và phải tìm mọi cách để có được ngoại tệ để trả nợ ra nước ngoài thì ai là người gánh chịu hậu quả cuối cùng? Không ai? Không phải nhà nước? Đúng là nhà nước, mà đúng hơn là NHNN vì chí ít ở Việt Nam thì “mọi con đường ngoại tệ đều dẫn đến NHNN”! Có lẽ người ta không đủ chiều sâu kiến thức để liên hệ đến cái gọi là “bộ ba bất khả thi” và hậu quả có liên quan của việc tự do hóa lưu chuyển vốn (trong trường hợp này ở Việt Nam là tự do hóa dòng vốn chảy ra nước ngoài) lên chính sách tỷ giá và lãi suất, để từ đó phải bớt hân hoan, ca ngợi sự “cởi trói” chính sách này trong khi NHNN vẫn phải đang vật lộn với bài toán tỷ giá và lãi suất ở Việt Nam hiện nay và cho nhiều năm sau.

Tờ VEF lại còn đi xa hơn khi nêu ra những rủi ro liên quan như người Việt Nam sẽ bị lừa khi vay nước ngoài. Thế liệu người ta có nên lo ngại, thương xót cho những nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hay vàng ở Việt Nam không? Cùng một logic thế mà!

Riêng tớ thì chẳng có tí mảy may phản ứng với cái sự “cởi trói” này vì biết thừa rằng còn lâu cái viễn cảnh này mới thành hiện thực được. Chắc chắn việc vay mượn, chuyển tiền ra nước ngoài sẽ không dễ dàng như trên giấy tờ vì hầu như mọi quy định đều được “thòng” thêm mệnh đề “theo quy định của pháp luật” hoặc “theo quy định của Thủ tướng” hoặc “theo quy định của NHNN” hoặc “được phép” của những nơi/cái/người này v.v... Cái cơ chế này về bản chất vẫn sẽ là cơ chế “xin cho”, ad hoc, tùy tiện, tạo điều kiện cho tham nhũng và bất minh bạch có lợi cho một số người/nhóm nào đó có quyền lực hoặc có quan hệ, và gây khó cho những đối tượng khác. Ngoài ra, Chính phủ và NHNN đương nhiên (có lúc sẽ phải) biết đến rủi ro/nếm mùi cay đắng của việc tự do hóa lưu chuyển vốn như thế này trong khi trong tay chẳng có mấy công cụ và khả năng kiểm soát tình hình. Với thực tế như thế thì thượng sách vẫn là nói một đằng làm một nẻo, cho phép trên giấy tờ còn thực tế thì tùy xét! Tóm lại mọi việc vẫn sẽ như cũ.
2. Mấy hôm trước tớ vừa “độc mồm” nhắc đến chuyện các đồng chí chuyên gia phản đối phá giá VND thì cứ xui Chính phủ dùng các công cụ trợ giá, trợ cấp để kích thích xuất khẩu thủy sản. Thì mấy hôm nay dư luận lại được hâm nóng với cái tin Mỹ trừng phạt các nhà xuất khẩu cá (gì nhỉ?) của Việt Nam. Vẫn như thường lệ, hết người này đến hội nọ, tổ chức kia lên tiếng phản đối quyết định “bất công” này của Mỹ. Chẳng có mấy người nghĩ sâu xa hơn một chút tại sao lại có những cái loại quyết định “bất công” thế này đối với Việt Nam và khả năng kiện thắng Mỹ là hầu như không có. Cũng chẳng có ai để ý đến chi tiết (đăng trên báo Việt Nam hẳn hoi nhé) là có bao nhiêu doanh nghiệp Mỹ và/hoặc sản lượng cá nuôi ở Mỹ đã ra đi vì những nhà xuất khẩu Việt Nam (tớ quên mất con số cụ thể rồi). Trước đây tớ có viết một bài về chuyện này, dẫn lại mấy cái ví dụ bao nhiêu doanh nghiệp may mặc ở Mỹ đã phải đóng cửa nhường thị trường cho hàng may mặc của Việt Nam và các nước tương tự, để rồi nhiều người Mỹ thất nghiệp. Nếu kêu gọi Mỹ thông cảm, thương xót, nhân quyền hơn khi xem xét đến Việt Nam thì ai sẽ là người thương xót, thông cảm cho các doanh nghiệp, công dân Mỹ mất việc vì những trò thương mại gian lận này? Dám làm thì dám chịu thôi, đừng kêu ai. Và cũng mong là qua những ví dụ này để những người hoạch định chính sách biết phải làm gì cho đúng.

5 comments:

  1. Thế mối liên hệ giữa việc phá giá VND để hỗ trợ xuất khẩu, với việc cá tra bị áp thuế chống phá giá, thì như thế nào nhỉ đồng chí Ngọc?

    ReplyDelete
    Replies
    1. hoi kho the thi to chiu! Dong chi tu tim hieu giup to nhe

      Delete
  2. Tớ tự tìm hiểu rùi, có câu trả lời của mình rùi. Cái chính là tớ muốn biết ý kiến của đồng chí ấy chứ!

    ReplyDelete
    Replies
    1. dong chi hoi the chung to dong chi van chua tim hieu hoac tim ma khong hieu hoac hieu ma khong dung hoac ... Tu nhien to khong thay co hung tra loi dong chi. Chi goi y la dong chi tim hieu nhung bien phap tro cap red yeallow light xem co pha gia khong nhe.

      Delete
    2. a mathoi. To da noi la kho qua khong tra loi duoc roi. Tot nhat dong chi noi xem dong chi da tim hieu duoc gi de giup to cai chinh lai cac phat bieu cua to cho nhung nguoi khac do thac mac nhe.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).