Sunday 30 June 2013

Cập nhật thêm về TPP và chuyện linh tinh

1. Tớ vừa quay trở về sau mấy ngày đi Hà Nội điều nghiên chuyện TPP và implications cho ngành dệt may Việt Nam. Trong các địa chỉ tớ đến gặp hỏi chuyện có một vài tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Mỹ, bên cạnh các tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam. Một trong những kết luận nhanh rút ra từ chuyến đi này là Việt Nam vẫn cứ là Việt Nam, vẫn tự cho mình là rất quan trọng, rất đáng kể để các bên nước ngoài, nhất là Mỹ phải lôi kéo vào vòng ảnh hưởng của mình, dùng đủ cà rốt để lấy lòng Việt Nam. Mang điều này confirm lại với phía Mỹ thì chỉ nhận được cái lắc đầu quả quyết! Rõ nản, giá mà có cách gì truyền đạt lại lời phủ nhận này đến những nơi có thẩm quyền, có liên quan ở Việt Nam để họ tỉnh lại, thực tế hơn, khôn ngoan hơn trong đàm phán thì tốt quá nhỉ. Chứ với cái tinh thần lạc quan cách mạng, quả cà với mo cau tiến lên chủ nghĩa xã hội như hiện nay thì có mà tiến lên thiên đường sớm!

2. Tuy bận rộn với chuyện đi lại, họp hành nhưng tớ vẫn ghé mắt qua tình hình thời sự ở Việt Nam, trong đó có chuyện "điều chỉnh" tỷ giá VND. Chuyện này với tớ bây giờ quá nhàm rồi, vì đã nói mãi rồi, chỉ "băn khoăn" tại sao người ta vẫn không dám dùng cụm từ "phá giá" để phản ánh đúng bản chất của sự việc. Phá giá rồi, dù chỉ là 1% (chắc chỉ là một bước trong nhiều bước phải đi trong năm nay và năm sau?), nay nhìn lại những lời phát biểu của mấy đồng chí chuyên gia, quan chức và quân sư quạt mo ở các nơi mới thấy đúng là mấy cái lưỡi không xương, mấy cái đầu rỗng tuyếch, cho dù có một số người ma lanh hơn khi nói kiểu nước đôi "không phá giá" nhưng "chỉ điều chỉnh" để tỷ giá biến động khoảng 3% trong năm nay v.v...

3. Bản thân tớ có it tiền tiết kiệm còm, muốn chuyển về Việt Nam để mua cái lều làm chỗ trú chân nếu sau này có phải hồi hương vì thất nghiệp. Nhưng tính toán dại dột thế nào đó mà tớ cứ toàn chuyển hết qua USD và gửi hoặc ngân hàng, hoặc người thân để họ kinh doanh, sau đó khi mua thì mới chuyển ra VND, kể ra cũng (có thể) thiệt hại kha khá vì giá nhà hay lều thì cũng vậy, người bán thường chào bằng VND. Cũng nhiều người khuyên hay băn khoăn hỏi tớ, tại sao lại không gửi/giữ bằng VND cho lợi hơn. Tớ cũng chịu, chẳng biết trả lời ra sao, chỉ hỏi lại một cách rất yếu ớt được mỗi câu: Thế khi độp một phát NHNN phá giá tới cả gần chục % như năm 2011 (mặc dù trước đó cam kết rất mạnh, cũng chẳng kém bây giờ là mấy) thì sao?

Thôi, vì lòng tin của tớ mong manh nên cứ giữ USD cho lành, dù có thể thiệt (một tí hay vô khối). Các đồng chí có tiền chắc phải nên trả lời được câu hỏi của tớ rồi hay quyết định giữ cái gì nhỉ?

Monday 17 June 2013

TPP

Tớ bận rộn cả tháng nay về vấn đề này, đã và đang đi công tác để tìm hiểu thêm về nó và hàm ý đối với Việt Nam. Phỏng vấn một số đối tượng từ công ty dệt, may trong nước và FDI, ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức nước ngoài, hội thảo quốc tế v.v... ở Sài Gòn, tớ mới rút ra một số nhận xét ban đầu (một phần) như sau:

1. Đa phần giới lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may VN (các doanh nghiệp lớn) quả là làm cho tớ ngạc nhiên về tầm hiểu biết của họ. Nhiều trong số này là các doanh nghiệp nhà nước (nay đã cổ phần hóa) nhưng người lãnh đạo làm cho tớ khá thích thú và cám ơn khi được nói chuyện với họ vì biết thêm nhiều góc cạnh mà chẳng đọc được ở đâu cả, trái với ấn tượng không mấy tốt của tớ về đồng nghiệp của họ ở các doanh nghiệp nhà nước khác. Tự nghĩ những người thế này mà không làm doanh nghiệp ăn nên làm ra mới là điều lạ.

2. Ngược lại, một số doanh nghiệp FDI, kể cả ngân hàng trong nước, và tổ chức nước ngoài làm cho tớ sốc khi hầu như họ không có mấy khái niệm về TPP và các tác động của nó, để tớ phải nói tóm tắt cho họ hiểu nó là cái gì rồi từ đó tớ mới gợi mở họ về những chuyện liên quan, nhất là tình hình hoạt động của ngành và doanh nghiệp của họ. Tớ buộc phải tự suy đoán lý do. Có lẽ một phần do những doanh nghiệp và ngân hàng này đã đặt chân trong ngành, vào VN đã lâu, có mối quan hệ khách hàng ổn định và/hoặc khách hàng cần họ chứ họ không cần khách hàng. Phần còn lại có lẽ là do ít đọc, ít trao đổi, không quan tâm (mặc dù là vấn đề lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến business của mình), cho rằng đó là chuyện vĩ mô, của nhà nước, của ai đó chứ không phải của mình.

3. Cái nhìn về TPP ở phía cơ sở và từ bên thứ 3 thực ra không lạc quan như chính phủ, mấy chuyên gia, mấy ông công chức ngồi tại các hiệp hội phán và tin tưởng. Nhiều người bày tỏ mối hoài nghi và liên hệ với chuyện WTO. Lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may mà tớ gặp thì có cái nhìn khách quan hơn, thiết thực hơn, chỉ ra một số lĩnh vực có thể làm được và làm đến đâu... chứ tình hình không hẳn một mầu hồng như người ta vẫn nói trên đài báo, tính toán và trích dẫn tùm lum v.v... Có cả những chuyện thuộc "thâm cung bí sử" mà chỉ có người trong cuộc mới nói được, không nên nói ra với người ngoài mà cuối cùng lại nói với tớ, đến nỗi mấy đồng chí Nhật cứ hỏi tớ làm thế nào mà moi được những chuyện như vậy.... Chuyện, thế mới là tớ!

4. Tóm lại, tớ vẫn tiếp tục hành trình điều nghiên, thẩm vấn và viết lách của mình trong tháng này, hy vọng rút ra được một cái nhìn toàn diện hơn, từ nhiều góc độ liên quan đến TPP. Đồng chí bạn đọc nào có ý kiến đóng góp gì, có nhã ý giúp tớ thì cho tớ biết ngay với nhé, vô cùng đa tạ.




Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).