Wednesday 21 August 2013

Lại chuyện phản đối Mỹ áp thuế chống trợ cấp, phá giá

Tớ đã vài lần viết về chuyện cứ mỗi khi Mỹ áp dụng thuế chống phá giá, chống trợ cấp lên một mặt hàng nào đó của Việt Nam, từ dệt may, giày dép, thủy sản, đến thép là y như rằng một dàn đồng ca cất lên từ phía Việt Nam cãi bay cãi biến rằng Việt Nam không trợ cấp, ưu đãi cho những ngành này, nào là Việt Nam có lợi thế tự nhiên trong sản xuất những mặt hàng này làm cho giá thành và giá bán rất cạnh tranh, nào là v.v...

Chỉ cần google với cụm từ khóa, chẳng hạn như, "cho vay ưu đãi" là lập tức ra một loạt tin tức về chính sách cho vay ưu đãi với một số ngành nghề của Việt Nam thuộc diện bị kiện ở Mỹ như thế này:

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30701&cn_id=599354
http://portal.tiengiang.gov.vn/wps/wcm/connect/Web+Content/portaltiengiang/Menu/tintuc/kinhte/Nuoi+tom+nuoc+lo+2013+Giam+dien+tich,+tang+san+luong
http://www.baophuyen.com.vn/Kinh-te-82/7706405705905605672
http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/171/288/316/71648/Default.aspx
http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/journal_content/hang-ngan-ty-dong-von-vay-uu-dai-di-ve-dau
http://tepbac.com/news/full/6506/Giai-ngan-kip-thoi-nguon-von-uu-dai.htm
http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=22068&idcha=10054

Chưa kể, còn rất nhiều chương trình cho vay ưu đãi của các ngân hàng thương mại mà người cấp vốn cuối cùng lại là nơi mà ai cũng biết là ở đâu.

Với những thông tin công khai thế này, thậm chí còn được giật tít như muốn nhấn mạnh rằng chính phủ quyết hỗ trợ các ngành nghề này, không bỏ rơi ai, thể hiện bản chất tốt đẹp của kinh tế thị trường định hướng XHCN v.v... mà vẫn cãi bay cãi biến người ta (Mỹ) thì có khác gì là cãi chày cãi cối?

Cũng có người tỉnh táo hơn, khuyến nghị rằng nếu có làm thì làm kheo khéo thôi, đừng công khai, đừng dùng từ "hỗ trợ" với "ưu đãi" để người ta có cớ mà hành (bài đăng trên báo hẳn hoi mà tớ quên mất là ở báo nào rồi). Nghe cũng có lý đấy, nhưng đây chỉ là cái lý của kẻ giỏi biến báo, luồn lách. Cung cách làm ăn không minh bạch, không đàng hoàng này rồi thế nào cũng sẽ bị lộ và phải trả giá.

Cũng nhân đây sẽ thấy thêm về mặt trái của cung cách hoạch định và thực thi chính sách kinh tế xã hội ở Việt Nam. Bất chấp các nguyên lý của thị trường, dồn các nguồn lực khan hiếm cho một số ngành để đổi lấy những thành tích nào là xóa đói giảm nghèo nào là xuất khẩu hàng đầu thế giới v.v... Lợi đâu chưa thấy nhưng chỉ thấy những là dư cung, giá hạ, trắng tay, xóa nợ, khoanh nợ, và tệ hơn là tư cách "nền kinh tế thị trường" mãi mà chẳng được công nhận.

Thôi thì nhân lúc người ta vạch mặt chỉ tên, hãy dũng cảm chấp nhận sự thật và tìm cách đàng hoàng hơn mà làm cho có hậu.





5 comments:

  1. Em chao thay a. Lau roi moi thay thay post bai, em thay mo hinh tang truong ma Viet Nam dang ap dung con ton tai nhieu han che, nhu trong bai nay thay chi ra day a:don nguon luc khan hiem, xuat khau mat hang it ham luong chat xam..em muon hoi y kien cua thay ve van de nay duoc khong a? Em cam on thay a!

    ReplyDelete
  2. Ô, tất nhiên là được chứ. Vinh cứ post lên đây hoặc email cho tớ.

    ReplyDelete
  3. Bác thừa hiểu cái công nghệ ăn nói của VN thuộc loại bậc nhất mà, cái này phát triển từ ngàn xưa, nay được tiếp thu và cải biên. Cho nên, bất cứ cái gì làm sai, làm trật, làm tùm bậy, ... đều có thể ngụy biện tốt (k phải hùng biện nha!), nghệ thuật biến hóa từ sai thành đúng, đúng thành sai, con voi thành con kiến & ngược lại ở ta thiếu gì. Rốt cuộc dân đen lãnh đủ.

    Như bác nói, người ta hay tuyên truyền nào là XHCN, Kinh tế thị trường, tự do cạnh tranh, ... Nhưng thực tế chẳng thấy gì cả, cũng chẳng hiểu mô tê nó là cái gì.

    VN mà k trợ cấp cho một số ngành như nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt hải sản thì em chết liều. Ngay cả trong đầu tư, sản xuất, chế biến, ... lẫn các sắc thuế dùng từ ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế,... cho các ngành trên còn gì.

    Ôi thôi, khổ lắm nói mãi!
    (P.K.Duong)

    ReplyDelete
  4. Hehe, vấn đề là không thể cứ giữ nguyên cái bản sắc dân tộc (nói láo) như vậy trong cái thời buổi internet này; google một nhát là ra một đống thông tin vạch mặt chỉ tên như vậy, có khác nào tự vả vào mặt mình không cơ chứ? Hay đến cả một điều biết tự liêm sỉ nhỏ nhoi nhất mà cũng không còn/không có ư?

    ReplyDelete
  5. Họ đâu cần biết mấy cái đó, cái họ cần là chức, quyền & tiền mà...

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).