Wednesday 7 August 2013

TPP và cơ hội cho ngành dệt may – nhìn từ các doanh nghiệp Việt Nam (Bản gốc của bài đăng trên Tuổi trẻ)

Một phiên bản của bài này xuất hiện dưới dạng bài phỏng vấn trên Tuổi trẻ, 8/8/2013
http://tuoitre.vn/Kinh-te/562578/nganh-det-may-khong-de-huong-loi-tu-tpp.html

--------------------------------------------
Bài viết này dựa trên tư liệu tác giả đã thu thập được qua các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn với một số doanh nghiệp dệt may hàng đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội, cũng như một số cơ quan hữu quan của Việt Nam và nước ngoài thường trú tại Việt Nam mới đây, trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với các nước thành viên khác để hoàn tất Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10 này như mục tiêu mà các nhà lãnh đạo đã đặt ra.
Ngành dệt may là một trong số những ngành xuất khẩu mũi nhọn ở Việt Nam, với doanh số hơn 17 tỷ đô la Mỹ và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 7,5% trong năm 2012 (so với năm 2011). Xuất khẩu hàng dệt may hiện đã chiếm hơn 15% tổng doanh số xuất khẩu của cả nước.

Doanh số và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được kỳ vọng sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi TPP được ký kết kèm theo đó là mức thuế xuất khẩu của hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ chốt chiếm đến 44% tổng xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2012) được hạ từ mức trung bình khoảng 17% xuống 0%.
Hiện nay, có một số dự báo của những cơ quan hữu quan cho thấy Việt Nam sẽ tăng được doanh thu xuất khẩu hàng dệt may lên tới 30 tỷ đô la vào năm 2025 trong khuôn khổ TPP, tức là 70% lớn hơn so với khi Việt Nam đứng ngoài TPP.

Tuy nhiên, những dự báo trên có thể đã dựa trên những giả định tĩnh, khá đơn giản rằng năng lực sản xuất dệt may của Việt Nam sẽ tăng lên mạnh mẽ và nhanh chóng, theo đúng quy hoạch và chiến lược phát triển mà các cơ quan hữu trách vạch ra, cũng như đại bộ phận hàng dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào Mỹ và các nước thành viên TPP khác.
Trên thực tế, có rất nhiều trở ngại cho Việt Nam chạm tới được mục tiêu này. Thứ nhất, gánh nặng về thủ tục hành chính và chi phí như lưu giữ đầy đủ sổ sách chứng từ, thời gian và tốc độ giao hàng đến khách hàng v.v... có thể lớn hơn cả phần thuế được cắt giảm trong TPP, làm nản lòng các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và các công ty thương mại trung gian, và do đó họ thà chấp nhận nộp thuế nhập khẩu để đưa được hàng của mình đến thị trường tiêu thụ nhanh nhất và đỡ phiền phức. Trở ngại này cũng có thể làm nản lòng một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu thêm nữa, và do đó tổng doanh số xuất khẩu của Việt Nam không nhất thiết sẽ tăng mạnh như dự tính.

Trở ngại thứ hai, trở ngại chính, đến từ quy tắc về nguồn gốc sợi (yarn forward) trong khuôn khổ TPP. Theo đó, để được hưởng thuế nhập khẩu 0%, hàng dệt may của Việt Nam phải sử dụng sợi và các sản phẩm từ sợi có xuất sứ từ các nước thành viên TPP. Năng lực sản xuất sợi của Việt Nam và các nước thành viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của phân khúc hạ nguồn (dệt may) nên vẫn sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu từ các nước ngoài TPP, điển hình là Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực châu Á. Ngoài ra, với đặc thù thường xuyên thay đổi mẫu mã, số lượng, chủng loại, cũng như vật liệu hàng dệt may theo năm hoặc theo mùa, việc luôn đáp ứng được quy tắc xuất sứ sợi để hưởng thuế suất 0% là không đơn giản và không phải không tốn kém. Do đó, nhiều doanh nghiệp buộc phải duy trì một tỷ lệ nhất định vải vóc và nguyên vật liệu có nguồn gốc từ các nước ngoài TPP, và tức là vẫn phải chịu thuế suất như hiện nay. Thực tế tham gia Hiệp định đối tác kinh tế với Nhật (EPA) trong đó có quy tắc nguồn gốc vải (fabric forward) vốn cởi mở hơn quy tắc nguồn gốc sợi mà xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật không tăng mạnh cho thấy khả năng tương tự xảy ra cho Việt Nam trong TPP.
Trở ngại thứ ba, cũng liên quan đến quy tắc nguồn gốc sợi, là năng lực sản xuất bị hạn chế của Việt Nam, khó đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu tăng cao trong khuôn khổ TPP. Những yếu tố tiêu cực như năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động (kể cả lao động phổ thông), năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ, và môi trường kinh doanh không thân thiện với nhà đầu tư, và đặc biệt là thủ tục hải quan hay bị kêu là nhũng nhiễu và mất thời gian, là một vài trong số những yếu tố kìm hãm việc tăng mạnh năng lực sản xuất ở Việt Nam. Những trở ngại này không phải chỉ là trên lý thuyết mà là ý kiến của đa phần các công ty dệt may xuất phát từ thực tế hoạt động hàng ngày cho biết.

Người ta hy vọng rằng với thời gian ân hạn 3 năm (như phía Mỹ đề xuất, hoặc 5 năm như phía Việt Nam đề xuất) cho việc áp dụng quy tắc nguồn gốc sợi là đủ để cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành thượng nguồn như kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất đáp ứng đủ nhu cầu vải đầu vào cho ngành may. Nhưng có vị tổng giám đốc một công ty dệt may lớn sau khi bộc lộ sự bất mãn với các con số kế hoạch và mục tiêu của các cơ quan hữu trách vì cho rằng họ quan liêu, xa rời thực tế,  ông cho biết khoảng thời gian này thậm chí may ra chỉ đủ để xây một nhà máy chưa chưa nói gì đến cả một chuỗi, một loạt các nhà máy theo nhu cầu, xuất phát từ kinh nghiệm không mấy hay ho mà doanh nghiệp ông đã phải nếm trải khi đầu tư vào một dự án mở rộng năng lực sản xuất của mình cách đây 2 năm mà vẫn chưa xin được giấy phép xây dựng, mặc dù mọi thứ đã chuẩn bị đầy đủ, kể cả đã phải “đi đêm” để “chạy” giấy tờ.
Về khả năng hạn chế trong việc tăng năng lực sản xuất ở Việt Nam, còn lưu ý thêm một số trở ngại lớn nữa là đất đai và môi trường. Nhiều doanh nghiệp cho biết không dễ xin được đất đai để làm nhà xưởng vì các địa phương coi ngành may mặc là ngành có giá trị gia tăng thấp, không hấp dẫn và vì thế các chính quyền địa phương không mấy mặn mà cấp đất cho doanh nghiệp làm nhà xưởng. Các doanh nghiệp cũng cho biết nếu có xin được đất thì họ cũng còn ngại ngần vì chi phí đền bù, giải tỏa nhiều khi bằng mấy năm lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp này.

Trong khi đó, vấn đề bảo vệ môi trường đã được các địa phương đặc biệt đề cao hiện nay. Với những phân khúc sản xuất gây ô nhiễm môi trường như nhuộm, rất khó để các doanh nghiệp xin được giấy phép hoạt động tại các địa phương. Mà theo một số nhà quản lý trong ngành thì phân khúc nhuộm chính là nút thắt cổ chai cho toàn bộ ngành dệt may của Việt Nam, quyết định đến năng lực sản xuất của cả ngành này.
Trên đây mới chỉ là những khó khăn và trở ngại về phía nhà xuất khẩu Việt Nam. Ý kiến chung từ các cuộc gặp cho thấy khả năng Mỹ (và các nước nhập khẩu hàng dệt may khác của Việt Nam) không dễ dàng ngồi nhìn hàng dệt may của Việt Nam tung hoành trên thị trường của mình, mặc dù có thể ngành dệt may là ngành đang lụi tàn, chỉ còn chiếm một vị trí hết sức khiêm tốn ở những nước này. Tuy là ngành đang lụi tàn, nhưng với Mỹ, các công ty dệt may của họ vẫn có khả năng lobby rất lớn và có sự chi phối đáng kể đến các chính sách thương mại của Chính phủ Mỹ. Bởi vậy, sẽ là không khó hiểu khi Mỹ sẽ dùng các công cụ và vấn đề như nhân quyền, môi trường, lao động, hàng rào kỹ thuật và các loại hàng rào thương mại phi thuế quan khác để cản trở xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào nước này.

Với những khó khăn và thực trạng nêu trên,  một mặt TPP sẽ mang lại cho ngành dệt may Việt Nam một số cơ hội mới để phát triển nhưng, mặt khác, những trở lực nội tại và bên ngoài có lẽ sẽ giới hạn đáng kể đến khả năng phát triển của ngành này ở Việt Nam. Bởi vậy, mọi chiến lược và quy hoạch phát triển cho ngành cần tính đến một cách đầy đủ những yếu tố chủ quan và khách quan này để cho các mục tiêu có tính khả thi và thực tế hơn.

3 comments:

  1. Các DN trong nước sẽ bị bất lợi nhưng các DN nước ngoài họ lại có lợi đấy TS à:
    http://vov.vn/Kinh-te/Lan-song-dau-tu-tu-Trung-Quoc-vao-Viet-Nam/274823.vov
    Phen này Dn trong nước lại thua thôi !

    ReplyDelete
  2. Cái này cũng còn tùy. Doanh nghiệp nước ngoài nếu đã vào được VN thì đã vào rồi. Những doanh nghiệp khác thì chưa chắc muốn vào đã vào được, đặc biệt là phân khúc nhuộm và hoàn tất là cái khó mà xin được giấy phép. Mà phân khúc nhuộm và hoàn tất là phân khúc có lợi nhuận nhiều nhất. Tức là còn lại chỉ là những phân khúc khá xương xẩu, không thực sự hấp dẫn doanh nghiệp nước ngoài lắm, tớ nghĩ vậy.

    ReplyDelete
  3. Chính xác các DN trong nước sẽ bị bất lợi. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu doanh nghiệp cần hợp tác trong linh vực may mặc tại TPHCM

    ---------------------------------------------------------
    Web: http://nhuomvaihongphu.blogspot.com/
    Click vào Keywords: Mua Bán Vải Cotton May Quần Áo Tại TPHCM
    Click vào Keywords: Mua Ban Vai Cotton May Quan ao Tai TPHCM

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).