Thursday 26 September 2013

Tập làm văn (tập 2)


Quên không nói thêm rằng tuy hắn học hành láng tráng thế nhưng hắn vẫn thỉnh thoảng thông minh đột xuất, thi cử đạt điểm kha khá, đủ cao để lĩnh học bổng, thậm chí là học bổng toàn phần, mấy chục nghìn một tháng. Thời đó, sinh viên ít khi đi làm, phần vì ít việc, phần vì không quen thế. Mà hình như mấy năm đầu sinh viên như hắn còn được nhà nước nuôi bằng chế độ tem phiếu, gạo sổ thì phải (ơn đảng, ơn chính phủ!). Bởi thế, hắn chỉ trông vào số học bổng này giải quyết đủ thứ chi tiêu cần thiết, như tình phí, học phí, lộ phí v.v… Ăn thì đã có cơm nhà rồi, coi như đỡ một gánh nặng lớn chuyện cơm áo. (Bọn học nội trú thì thật sự là thảm họa, đói kinh niên, dặt dẹo suốt ngày, mang cả chăn lên lớp học chùm vào người cho ấm để ngồi học trong tiết trời đông gió bấc thổi thông thống qua mấy cái cửa sổ cánh cái còn cái mất, long lay, mục nát).

Vì có học bổng, vì bố mẹ hắn không phải đại gia nên hắn chủ trương không xin tiền nhà mà tìm cách xoay trong số tiền hợp pháp hắn có, nếu không xoay được thì tìm cách khác. Cách nhanh nhất và ngắn nhất là cắt giảm tối đa chuyện phải trả tiền. Ví dụ, hắn đã lê la hầu hết các trung tâm ngoại ngữ Hà Nội, học tiếng Anh và Pháp từ bằng A lên đến C mà hầu như chưa một lần phải trả học phí. Sẽ có người hỏi bằng cách nào. Chịu, hỏi hắn hắn chỉ cười hề hề mà nhất định không nói, bảo ngượng lắm.

Đến cái khoản học nhảy (hay khiêu vũ), hắn chọn học lớp mở trên Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (đau cả lưỡi), do mấy anh đi học, lao động xuất khẩu bên Tiệp về mở lớp cải thiện cuộc sống. Tiền học thì đành phải nộp đầy đủ, không trốn được. Được cái là lớp học cũng có chất lượng nên hắn học độ một khóa là có thể nhảy hết các điệu như van sờ (thầy nói là van Anh), chachacha, bi bốp, rumba, samba, lambada, van Viên… cũng như ai.

Đúng như hắn tư duy, học nhảy, biết nhảy thì chim gái dễ ợt. Vừa vào lớp học nhảy sơ cấp, hắn đã cua được một em cũng con nhà lành, thành phần xuất thân tạm ổn (nghĩa là bố mẹ là cán bộ công nhân viên chức trong biên chế nhà nước, có tem phiếu và sổ gạo), nghề nghiệp trên cả lương thiện (nuôi dạy trẻ), khai mục đích học nhảy là để giao lưu mà thực ra hắn hiểu là đi bướm trai (cho đối xứng với chim gái) là chính.

Thế là ngoài những buổi học nhảy là buổi giao lưu (lành mạnh nhé, hehe) với bạn gái. Một trong những chốn giao lưu của bọn hắn là các sàn nhảy ở Quang Trung, ở Hồ Xuân Hương. Có lần, dặm trong túi hết cả số tiền còn lại của tháng học bổng, hắn lại rủ bạn gái hiên ngang vào nhảy và gọi nước uống ở cái sàn Hồ Xuân Hương là sàn mới đi lần đầu. Cô phục vụ mang nước ra, rồi nói giá tiền, hắn chột dạ. Móc túi trái, lộn túi phải ra được mớ tiền lẻ mà liếc qua là biết ngay không đủ, hắn đang cực kỳ bối rối thì cô bạn gái nhanh ý và rất tử tế thò tay dưới gầm bàn nhét cho hắn một mớ tiền lẻ nữa. Cô phục vụ đành phải đếm, nhưng chắc cũng hiểu, không muốn làm hắn ngượng thêm nên chỉ đếm lấy lệ rồi biến, để hắn thở phào một nhát, quay sang cười ngượng nghịu với em.

Thế rồi mối tình này (hình như là tình hai, hay tình đầu gì đó, không biết có phải là mối tình mà hắn phải tỏ tình gấp gáp để thắng cuộc thằng bạn thân rằng đứa nào có bồ vào trước ngày này, tháng này thì sẽ được thằng kia mất cho một cái gì đó) không kéo dài được lâu vì những lý do vớ vẩn, và vì hắn tự ái, nghiến răng thề không thèm làm lành khi trên đường lao ra từ nhà cô nàng sau trận giận dỗi, trong nỗi bực tức hắn đâm phải hòn đá bên đường, ngã xoài và làm méo cái vành xe cuốc thân thương của hắn.

Hắn lại trở lại thời xưa, lang thang vật vờ với mấy thằng bạn lúc quán nước, lúc học ngoại ngữ, lúc bát tiết, lượn lờ nơi trường này lớp kia để giao lưu. Rồi một hôm có thằng bạn thân cùng lớp nhà ở Lãn Ông nhưng khá tẩm, bày tỏ ý muốn nhờ hắn dìu dắt cho nên người bằng cách dẫn đi học nhảy (chắc nhìn thấy hiệu quả qua hắn). Hắn Ok ngay, bố trí một tối dẫn bạn lên Cung Việt Xô (gọi thế cho nó ngắn gọn) vào lớp học trước đây hắn đã học.

Hắn vẫn nhớ hôm đó, mục đích là dẫn thằng bạn tẩm kia đi để thằng đó học nhảy chứ không phải hắn nên hắn đi dép lê, ăn mặc luộm thuộm, ngồi lặng lẽ một góc, kiên nhẫn đợi thằng bạn nhảy nhót loi choi xong thì về. Đang ngồi lớ xớ thì có một giọng tiếng Anh cất lên với bàn tay mời nhảy chìa ra trước mặt. Hắn ngước lên nhìn. Là một khuôn mặt nữ với mái tóc vàng, mắt xanh, mũi Đức Mẹ! Chúa lòng lành ơi!

(Còn nữa, mời các đồng chí đón đọc).

9 comments:

  1. Hix, cả 4 năm đại học em không được học bổng lần nào, điểm tổng kết cũng chỉ ở mức khá, thế này thì không biết bao giờ mới được 1/2 của thầy.:(

    ReplyDelete
    Replies
    1. À, về cái này thì tớ phải đính chính một tí cho rõ ý rằng thời đó thực ra học bổng là không khó, vì sinh viên đi học được coi như một dạng người của nhà nước rồi, nên thường là có học bổng, tuy it hay nhiều, hoặc thậm chí là cắt học bổng, tùy vào kết quả học tập. Hình như hắn đạt điểm tổng kết khá hay gì đó nên thường được học bổng 100% (trừ một hay hai kì gì đó mải chim gái quá nên sức học có sa sút, được có 75% học bổng thôi).

      Delete
  2. Bác Ngọc lắm tài vặt thặt, lại tính chuyển sang việt tự truyện đây, em đọc cũng thấy thú vị lắm! Bác biết làm marketing thật, luôn tìm cách thay đổi khẩu vị của độc giả (bloggers).

    ReplyDelete
  3. Ấy, cái này chỉ là chuyện tớ chép lại thôi đấy nhé, không nhất thiết là chuyện về tớ đâu đấy, và không nhất thiết là đúng sự thật 100% đâu nhé.

    ReplyDelete
  4. Em thấy các doanh nhân thành đạt hay những học giả hầu như đều có cuốn sách nói về cuộc đời, sự nghiệp của mình, như Alan Greenspan, G.soros...Thầy có thể viết một cuốn về cuộc đời và sự nghiệp của mình đã trở thành chuyên gia kinh tế như thế nào được không ạ? Sinh viên Việt Nam thật cần những cuốn sách như thế ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. À cái này thì đơn giản thôi. Bây giờ ta thử tư duy thế này nhé. Ở Việt Nam, hoặc người Việt Nam, theo đồng chí, ai là chuyên gia kinh tế giỏi nhất nào? Đồng chí Võ Trí Thành ư? Lê Thẩm Dương ư? Bùi Kiến Thành ư? Alan Phan ư? Trần Du Lịch ư? Nguyễn Văn Ánh? Nguyễn Minh Phong? Cao Sĩ Kiểm? Trần Văn Thọ? Trần Hữu Dũng? Trần Hoàng Ngân? Trần Đình Thiên? (Đồng chí tự điền thêm vào danh sách này cho đủ nhé, tớ không nhớ/biết hết).

      Vậy theo đồng chí, trong số này có ai mà nếu người ta viết tự truyện về đời mình thì đồng chí sẽ tìm đọc bằng được không?

      Nếu câu trả lời là không, hoặc được tặng thì mới lấy và đọc chơi thì đồng chí đã có câu trả lời cho trường hợp của tớ rồi đấy!

      Delete
    2. Quên, có đồng chí Lê Hồng Giang nữa.

      Delete
  5. Hic, tập làm văn của đồng chí hơi bị được đấy. Đọc mà tớ cứ tủm tỉm cười một mình, một phần vì giọng điệu dí dỏm, phần nữa thấy bóng dáng mình trong đó của cái thời xa xưa. Cũng dong duổi trên chiếc xe đạp trong suốt những năm đại học, nhưng ko có xe xịn như đ/c mà là 1 chiếc xe đạp nam của Tiệp xuống khung. Cũng làm cua học nhảy ở cung Việt Xô nhưng ko tài năng được như đồng chí, chắc là hơi bị thiếu chút năng khiếu, nên chỉ đủ để khi nghe thấy những giai điệu như tango hay waltz là thấy người rạo rực và cảm thấy đỡ "quê" khi tham gia các cuộc giao lưu. Rồi cả cái đoạn học ngoại ngữ nữa chứ. Hic, sao mà hồi ấy chăm chỉ thế cơ chứ (động lực ở đâu ra chả biết), xong 5 năm đại học thì cũng com pờ lít cái bằng tại chức buổi tối tiếng Nga (hic, chữ thầy giờ chắc trả cô hết rồi). Hồi hộp ra phết đón đọc các tập mới của đ/c đấy.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe, dong luc la may em ngoi hoc ben canh, dung khong? To cung cua duoc mot vai em o cac lop ngoai ngu day, chua ke cac em thich to ma to khong thich (xin loi viet khong dau nhe)

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).