Thursday 26 September 2013

Việt Nam có thể thấy gì qua QE? (Bài đăng trên TBKTSG 26/9/2013, bản gốc)

(Bài này có một số đoạn giống bài gốc đăng trên TBKTSG số trước; nhưng bài trước chắc bị cắt gọt nhiều nên tớ viết lại ở bài này cho đủ ý. Nhưng cũng không biết là có bị cắt gọt tiếp không).
------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng (QE) – chương trình mua trái phiếu Chính phủ Mỹ - của mình thêm một thời gian nữa. Việc FED ngừng hay tiếp tục QE đã gây sóng gió cho cả thế giới, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi. Mấy tháng liền cho đến trước ngày 18/9 khi FED chính thức công bố tiếp tục hay chấm dứt QE, ý kiến chung trên thị trường tài chính quốc tế là FED sẽ chấm dứt (hoặc giảm bớt quy mô) QE trong tháng 9 này. Nhận định này đã làm cho các dòng vốn đảo ngược, chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi, trở về các nước phát triển nơi mà lãi suất đã tăng, làm sụt giảm giá của các tài sản có tính rủi ro các nước có thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn như Ấn Độ, Indonesia, và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời làm suy yếu đồng tiền của họ.

Tuyên bố tiếp tục QE của FED đã có tác dụng giữ chân và/hoặc thu hút thêm các dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển này, dẫn đến sự hồi phục của giá chứng khoán và các loại tài sản khác, cũng như tỷ giá bản tệ. Ví dụ, với Ấn Độ, tỷ giá đồng rupee/USD đã suy yếu từ mức 53,8 vào ngày 1/5 xuống mức thấp kỷ lục 68,5 ngày 28/8, tức sụt tới 27% trong vòng 3 tháng, trước khi tăng mạnh trở lại, lên mức 62,2  vào ngày 19/9, một ngày sau khi FED ra quyết định giữ nguyên QE.

Vì FED không nói rõ khi nào sẽ chấm dứt QE, cũng như không rõ chỉ tiêu cụ thể để FED ra quyết định liên quan đến QE, nên dòng vốn đang đổ vào các nước đang phát triển và hậu thuẫn cho tỷ giá ở những nước này hầu như chỉ mang tính ngắn hạn, phản ánh rõ nét tính bất trắc của QE. Trên ý nghĩa này, điều quan trọng cho các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước phải dựa vào vốn nước ngoài để trang trải thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và kinh niên của mình, là phải có những biện pháp chính sách để tránh hay giảm thiểu tác động của việc tháo chạy của vốn nước ngoài khi FED tuyên bố dừng QE.

So với Ấn Độ, Việt Nam có một số tương đồng như tăng trưởng GDP đã tụt giảm mạnh trong mấy năm gần đây, trong khi thâm hụt vãng lai là vấn đề kinh niên và ở mức lớn trong suốt nhiều năm. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam ở mức trung bình là 3,5% GDP trong suốt khoảng thời gian từ 1980 cho đến 2012 (so với 1,4% của Ấn Độ trong cùng thời kỳ), và mới chỉ chuyển sang thặng dư bắt đầu từ năm 2011 (0,2% GDP) và vọt lên mức 7,4% GDP năm 2012. Việt Nam cũng có thâm hụt ngân sách kinh niên và đứng ở mức lớn (trung bình đứng ở mức 3,6% GDP từ 1980 đến 2012; so với mức khoảng 3% GDP của Ấn Độ).

Bởi vậy, có thể nói chắc chắn rằng Việt Nam cũng thuộc một trong những nước có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực do các nguồn vốn nước ngoài đảo chiều từ việc chấm dứt QE, tuy mức độ ảnh hưởng có thể nhỏ hơn hoặc đến chậm hơn do mức độ kém phát triển hơn của thị trường tài chính và sự có mặt của các biện pháp kiểm soát lưu chuyển vốn.

Ngoài tác động trực tiếp của việc đảo chiều các luồng vốn vào Việt Nam, việc chấm dứt QE sẽ lại một lần nữa châm ngòi cho sự bất trắc và chao đảo trên các thị trường tài chính quốc tế, có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và đà hồi phục kinh tế toàn cầu, và tức là của Việt Nam. Mức lãi suất chung sẽ tăng lên làm giảm các nguồn vốn vào Việt Nam, kể cả vốn FDI, hoặc làm cho chúng trở nên đắt đỏ hơn. Khi đó, những yếu kém mang tính cơ cấu của Việt Nam như thâm hụt vãng lai và thâm hụt ngân sách lớn nếu vẫn không được cải thiện thì chắc chắn sẽ càng làm khuyếch đại ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài lên tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Trong bối cảnh dễ bị tổn thương bởi khi QE xảy ra thực sự (chỉ còn là chuyện sớm hay muộn), Việt Nam cần phải (tiếp tục) thực thi nhiều biện pháp chính sách để đảm bảo các cân đối vĩ mô của mình, trong đó có cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thu chi của ngân sách.

Với tài khoản vãng lai, điều may mắn là Việt Nam đã bắt đầu đạt được thặng dư tài khoản vãng lai từ năm 2011, tạo ra cảm giác khá an tâm về tài khoản vãng lai của Việt Nam. Tuy nhiên, với tình trạng nhập siêu đang rình rập quay lại sau một thời gian ngắn đạt xuất siêu trong mấy quý vừa qua, khả năng quay trở lại trạng thái thâm hụt kinh niên của tài khoản vãng lai trong thời gian tới là điều khó có thể phủ nhận. Duy trì tỷ giá linh hoạt, thay vì ổn định trong biên độ hẹp như hiện tại, là một trong những điều cần làm để cải thiện cán cân thương mại.

Về thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài, đáng tiếc là, mặc dù với thâm hụt ngân sách lên tới 6,9% GDP năm 2012 (số liệu của ADB), vẫn có một số tiếng nói kiến nghị tiếp tục nới lỏng mức thâm hụt ngân sách để tăng tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng. Đương nhiên, đi đôi với việc này sẽ là sự gia tăng của, và phụ thuộc vào, nợ nước ngoài của Việt Nam. Việc kiến nghị nới lỏng này trong hoàn cảnh bình thường thì có thể hiểu và chấp nhận được. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bất trắc và rủi ro đang tăng lên của môi trường kinh tế toàn cầu có phần liên quan đến QE trong thời gian tới như đã nói ở trên, việc tiếp tục gia tăng thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài là điều bất cập. Thay vì tập trung vào kích thích tăng trưởng bất chấp những rủi ro đang rình rập, điều cần thiết là duy trì một môi trường vĩ mô ổn định để sẵn sàng đối phó những cơn sốc bên ngoài sẽ đến nay mai.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).