Thursday 7 November 2013

Khi chính sách tiền tệ gánh chính sách tài khóa (Bài trên TBKTSG, số ngày 7/11/2013, bản gốc)

Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) vốn là 2 chính sách kinh tế vĩ mô độc lập và được chịu trách nhiệm bởi 2 cơ quan chủ quản khác biệt, Ngân hàng Trung ương (NHTW) và Bộ Tài chính.

Về chức năng, NHTW thông qua CSTT để điều chỉnh cung tiền để đạt được một mức lãi suất phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế và ổn định. Trong số những mục tiêu theo đuổi chính thống thường có mục tiêu ổn định giá cả và thất nghiệp thấp. Còn CSTK là việc Chính phủ sử dụng tiền thu về ngân sách (trong đó có thuế) để chi tiêu và thông qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế. 2 công cụ chính của CSTK là thay đổi mức độ và cấu thành của thuế và chi tiêu của Chính phủ vào các ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Sự độc lập của NHTW với Bộ Tài chính nói riêng và rộng hơn là với Chính phủ và cả giới chính trị nói chung là điều cần thiết để NHTW có thể theo đuổi chính sách có tác động tích cực lên tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn. Nếu không được độc lập với Chính phủ và giới chính trị nói chung thì NHTW dễ tạo ra những cơn trồi sụt của nền kinh tế trong ngắn hạn bắt đầu bằng CSTT nới lỏng quá mức thông qua áp lực của giới chính trị đặc biệt trước thời điểm bầu cử nhằm “ghi điểm” với cử tri.

Điều đáng nói ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước ( NHNN)  không có tư cách độc lập với Chính phủ. CSTT vì thế cũng bị sự chi phối các định hướng điều hành chung của Chính phủ. Bởi vậy, ở Việt Nam, CSTT nhiều lúc đã phải đảm đương cả vai trò của CSTK mỗi khi Chính phủ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn mà “không tiện” giải trình để xin Quốc hội cho nới lỏng trần thâm hụt, như đang chứng kiến hiện nay. Có điều, vì NHNN không phải giải trình và xin phép Quốc hội trong việc nới lỏng cung tiền ở từng thời điểm để tạo ra nguồn tiền tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ nên việc CSTT phải gánh vác vai trò của CSTK thường không bị chú ý, không được biết đến và tác động tiêu cực của nó lên nền kinh tế cũng vì thế mà thường được bỏ qua, lãng quên. Sự lỏng lẻo và dễ dãi trong việc “thò tay” vào túi NHNN để lấy tiền, ngược lại, càng như một động lực khuyến khích Chính phủ lạm dụng NHNN như một bầu sữa ngân sách không bao giờ cạn để bổ khuyết cho sự bất cập về kỷ luật tài chính của mình, đặc biệt khi bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều điểm không thuận.
Có thể liệt kê ra đây một số ví dụ về việc CSTT phải gánh vác vai trò của CSTK , hay đúng hơn là NHNN phải thay Bộ Tài chính tài trợ cho các khoản chi tiêu mà lẽ ra phải lấy từ ngân khố quốc gia để chi trả. Đó là, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, hàng loạt các hỗ trợ cho 5 lĩnh vực ưu tiên lẽ ra của chính sách tài khóa thì lại qua ngân hàng, dùng tiền của ngân hàng trung ương; tạm ứng cho ngân sách như để giải phóng mặt bằng quốc lộ 1, hay tạm ứng ngân sách đối ứng giải ngân vốn ODA, 30.000 tỷ đồng hỗ trợ vay mua nhà, rồi xử lý nợ xấu qua VAMC cũng có thể tới 100.000 tỷ đồng, hay một vài lĩnh vực khác “không thể nói ra”… đều qua Ngân hàng Nhà nước.

Riêng xử lý nợ xấu qua VAMC mà ông Nghĩa đề cập, không rõ chuyện “xử lý” này là như thế nào, nhưng nếu chi có tới 100 nghìn tỷ đồng thì có lẽ ông Nghĩa chưa tính đủ, vì lượng nợ xấu của Việt Nam hiện lên tới mấy lần con số này. Trong bối cảnh ngân sách đang thâm hụt mạnh, vượt trần cho phép, đương nhiên ngân sách chẳng thể gánh vác được khối nợ xấu lớn như vậy. Mà cho dù thâm hụt ngân sách có được phép tăng lên và Chính phủ có được phép phát hành thêm trái phiếu để tài trợ cho việc mua nợ xấu thì hành động này hoặc sẽ dẫn đến lãi suất tiền đồng tăng vọt do tiền đã bị hút vào trái phiếu, hoặc NHNN phải nới cung tiền, cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng thương mại để mua trái phiếu Chính phủ nhằm giữ lãi suất không tăng lên, dẫn đến tăng áp lực lạm phát do tăng cung tiền. Cả 2 kịch bản đều không phải là điều được mong muốn ở Việt Nam.
VAMC được ra đời với hình thức mua nợ độc đáo của nó là bằng trái phiếu đặc biệt, dùng để chiết khấu tại NHNN lấy tiền mặt được cho là một giải pháp sáng tạo của Việt Nam, khi ngân sách không phải trực tiếp chi trả cho việc mua nợ xấu. Và Thống đốc NHNN có thể đã đúng khi tuyên bố rằng: “Việc mua bán nợ của VAMC không sử dụng tiền của ngân sách”.

Tuy vậy, việc các ngân hàng thương mại mang trái phiếu đặc biệt của VAMC đến chiết khấu tại NHNN để lấy dù chỉ là 70% giá trị nợ xấu đã bán cho VAMC thì cũng vẫn có nghĩa là có nhiều trăm nghìn tỷ đồng vẫn sẽ phải được NHNN in ra và chảy vào nền kinh tế. Mà như vậy thì tác hại của nó lên kinh tế vĩ mô (cụ thể là lạm phát) cũng sẽ tương tự như việc phát hành trái phiếu Chính phủ để mua nợ xấu và được “hỗ trợ” bằng thanh khoản của, bằng cung tiền từ NHNN.
Như vậy, có thể thấy, việc thành lập VAMC và phát hành trái phiếu đặc biệt của nó nói riêng và nhiều khoản mục khác trong chi tiêu của Chính phủ được tài trợ bởi tiền từ NHNN nói chung là một hình thức lách luật của Chính phủ nhưng rốt cuộc hậu quả tiêu cực của hành động này lên nền kinh tế lại không thể tránh khỏi. Nếu làm nghiêm ngặt và thống kê đầy đủ thì thâm hụt ngân sách lẽ ra đã và sẽ phải ở mức lớn hơn như đã biết nhiều. Bởi vậy, những câu phát biểu kiểu như “ngân sách không tốn một đồng” chẳng hề có chút giá trị chút nào ngoài việc xoa dịu và đánh lạc hướng dư luận.

Và dẫu có muộn, cũng đã đến lúc hoạt động của NHNN phải được độc lập với Chính phủ, và hoạt động của nó phải chịu sự theo dõi sát sao của Quốc hội. Bằng không, sự tồn tại của NHNN cũng chỉ như là một cánh tay nối dài của Kho bạc Nhà nước.

8 comments:

  1. TBKTSG dám đăng cả những câu như thế này kia à:
    - là một hình thức lách luật của Chính phủ
    - những câu phát biểu kiểu như “ngân sách không tốn một đồng” chẳng hề có chút giá trị chút nào ngoài việc xoa dịu và đánh lạc hướng dư luận.
    - cũng đã đến lúc hoạt động của NHNN phải được độc lập với Chính phủ,

    Thực ra chuyện NHNN độc lập với CP hay không độc lập có quan trọng, nhưng không phải là quan trọng lắm, nhất là trong điều kiện của ta.

    Hiến pháp và luật tổ chức QH quy định rõ "QH quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia", nên dù NHNN làm theo CP mà không đúng QĐ của QH hoặc để lạm phát quá cao (so với chỉ tiêu kế hoạch đã được QH thông qua)... thì QH đều có thể bãi miễn Thống đốc NHNN bất kể TT có muốn hay không. Do đó nếu có một QH đủ mạnh, thực quyền thì Thống đốc vẫn sợ QH và NHNN thuộc CP cũng không sao.

    Đặc biệt ở ta còn một ông thứ 3 nữa to hơn cả hai ông QH và CP, và ông ấy mới là người quyết định. Thống đốc NHNN nhìn ông thứ 3 mà làm chứ không phải 2 ông đầu, nên chạy từ ông 1 sang ông 2 hay ngược lại cũng không có ý nghĩa.

    Đọc báo chuyện xử lý trường hợp án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang), ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cho biết: "Ngành tư pháp như Toà án và Viện kiểm sát tỉnh thì thẩm quyền kiểm tra, xử lý thuộc về Tỉnh uỷ tỉnh Bắc Giang". Tức là bên lập pháp hay hành pháp cũng chẳng có quyền xử lý đám xét xử oan sai này.

    Thêm mấy dòng cho rõ về CSTT: Trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng lấy mục tiêu kiểm soát lạm phát làm trọng tâm của CSTT. Chỉ khi LP còn trong phạm vi giới hạn an toàn (ví dụ 1,5-3% tại các nước công nghiệp) thì lãnh đạo tiền tệ mới dùng tiền để kích thích hay hạn chế tăng trưởng.

    Một tờ giấy trắng được đặt tên là trái phiếu đặc biệt của VAMC sẽ cho phép lấy hàng trăm tỷ đồng từ NHNN ra tiêu, thực chất là in tiền.

    CP phát hành trái phiếu, NHTM dùng tiền huy động để mua thì không phải là in tiền. Nếu NTTM dùng chứng từ có giá thế chấp để vay NHNN thì cũng không phải là in tiền, nhưng sẽ làm tăng tiền trong lưu thông, có nguy cơ gây lạm phát.

    Còn khi NHTM đang thua lỗ, giấy tờ có giá toàn ghi nợ xấu chẳng thể thu hồi... thì đem giấy đó đó đi thế chấp ở NHNN hay ngửa tay xin NHNN hỗ trợ... sẽ đều là dạng in tiền.

    Tất cả những trường hợp trên, các Ủy ban kinh tế, Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội đều có giám sát và biết hết. Nhưng biết thế nhưng...


    ReplyDelete
  2. Bác Mai nói trí lý, ông thứ 3 là ông to nhất đã thể hiện trong hiến pháp (mới) mà nhân dân phải phục tùng và bảo vệ....

    Vậy CNXH chỉ còn lại trong mơ thôi,...

    Thanks bác Mai với những góp ý làm rõ thêm nhiều vấn đề thuộc thâm cung, bí sử ở VN.

    ReplyDelete
  3. Đúng là như vậy. Và trong bài "Hay, dở đều do NHNN", tôi cũng nói rằng những lãnh đạo cấp trên của NHNN (tất nhiên gồm không giới hạn ở Chính phủ) sẽ là người chịu trách nhiệm chính đến ổn định kinh tế vĩ mô. Nếu họ còn theo đuổi tăng trưởng trong ngắn hạn thì còn bị sa vào bãi lầy chính sách. Nói chung, đây là chuyện hiển nhiên, nhưng nói mãi mà vẫn chưa có chuyển biến.

    Về mục tiêu của CSTT, có lẽ VN đã quen với mức lạm phát cao rồi nên mức 7-10% đã trở nên tiêu chuẩn mới, không như bác Mai lưu ý. Mức dưới 6% mà còn hình như bị đồng chí Nguyễn Sinh Hùng kêu trời là tệ quá (vì thấp quá!).

    Về những câu bác Mai trích dẫn trong bài, đây chỉ là bản gốc, không rõ TBKTSG có giữ lại những câu này không (tôi e là bị đục bỏ hoặc edit cho khác đi). Đồng chí nào có bản in thì check lại giùm tớ với.

    ReplyDelete
  4. Hôm nọ đọc báo có một ông ( cũng mác TS Kinh tế ) chém gió về lĩnh vực đầu tư, có nói đến " dòng bão của đồng tiền ". Anh Ngọc có thể giải thích cho tôi rõ cái này được không anh ? Phạm vi áp dụng của nó ? Tôi chả hiểu gì cả. Thanks

    ReplyDelete
  5. Ở trên tôi đã viết dòng cuối nhưng bỏ lửng, giờ viết thêm cho rõ:

    "Tất cả những trường hợp trên, các Ủy ban kinh tế, Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội đều có giám sát và biết hết. Nhưng biết thế nhưng... chờ ông thứ 3 cho ý kiến chỉ đạo".

    Tôi chưa bao giờ nghe đến cụm từ "dòng bão của đồng tiền". Chắc đấy là sáng tạo của ông TS; có khi lại được tung hô và đưa vào từ điển tiếng Việt.

    ReplyDelete
  6. Tớ đang đi công tác nên bỏ bễ cờ lóc với cờ leo, may vẫn còn kịp gửi đăng bài trên TBKTSG trước khi đi để có cái cập nhật cho các đồng chí bạn đọc kính yêu đọc cho đỡ buồn.

    Về câu hỏi của đồng chí quanlychatluong thì đúng là, như bác Mai nói, tớ chịu. Có lẽ ý nói đến dòng tiền chảy vào (ra) một nước nào đó lớn quá, như kiểu cơn bão so với trận gió thông thường. Nhưng dù gì thì nghe văn hoa mà... trật lấc về ngữ nghĩa vì không có cái gọi là "dòng bão", mà chỉ có cái gọi là "cơn bão", "trận bão" thôi.

    ReplyDelete
  7. http://m.vnexpress.net/kinhdoanh/ngan-hang/tang-quyen-va-nhiem-vu-cho-ngan-hang-nha-nuoc/2910956/p0

    Đồng chí Ngọc nói cái sửa liền, mạnh dữ.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).