Wednesday 22 January 2014

Đôi điều về PPP ở Việt Nam (Bài đăng trên TBKTSG số ra ngày 23/1/2014, bản gốc)

Bài này tớ tưởng được đăng từ tháng trước nên đã post lên. Nhưng hóa ra là bị hoãn lại nên tớ phải rút xuống. Nay post lại.

------------------------------------
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) thì đến năm 2012, GDP trên đầu người ở Việt Nam là 1.596 USD, tăng 2,2 lần so với năm 2006 (dòng 8, bảng dưới đây). Còn nếu tính theo sức mua ngang giá (PPP), quy đổi ra USD giá hiện tại thì GDP đầu người sẽ là 3.635 USD vào năm 2012, chỉ tăng 1,5 lần so với năm 2006 (dòng 10). Vì cả 2 chỉ tiêu này đều được đo bằng USD danh nghĩa (giá hiện tại) hoặc USD theo PPP nên đều có thể dùng để so sánh mức thu nhập đầu người của Việt Nam với quốc tế.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao mức tăng GDP đầu người quy ra USD theo PPP lại nhỏ hơn nhiều so với GDP đầu người quy ra USD theo giá hiện tại (tương ứng là 1,5 lần so với 2,2 lần)?

Lý do cho chuyện này nằm ở tỷ giá VND/USD và chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ. Tỷ giá trong giai đoạn 2006-2012 tăng 1,3 lần (dòng 12). Trong cùng kỳ này, lạm phát đã tăng gấp đôi ở Việt Nam (dòng 13), so với mức tăng 1,1 lần ở Mỹ (dòng 14).
 Tỷ giá tuy có tăng nhưng tốc độ tăng khá chậm (1,3 lần) so với tốc độ tăng của GDP đầu người tính theo  VND giá hiện tại (2,8 lần, dòng 6), vì thế mức tăng GDP đầu người tính theo USD giá hiện tại trong thời kỳ 2006-12 tuy có nhỏ hơn mức tăng tính theo VND giá hiện tại nhưng vẫn ở mức lớn, 2,2 lần (dòng 8).

Bên cạnh đó, lạm phát cao ở Việt Nam và chênh lệch lạm phát lớn giữa Việt Nam và Mỹ làm cho VND lên giá thực so với USD, làm cho hàng hóa ở Việt Nam ngày càng trở nên đắt đỏ một cách tương đối so với Mỹ. Cùng một ổ bánh mì trước đây ở Việt Nam có giá là 15.000 VND, tương đương 1 USD (tỷ giá là 15.000 đồng/1 USD) thì nay cùng 1 ổ bánh này nhưng do lạm phát cao ở Việt Nam (so với Mỹ) trong khi tỷ giá thay đổi ít hơn làm người mua phải trả số tiền là 30.000 VND, tương đương 1,5 USD (tỷ giá là 19.500 VND/1 USD). Nói cách khác, tuy mức thu nhập danh nghĩa của người Việt Nam có tăng gấp đôi nếu tính theo VND (từ 15.000 lên 30.000), hoặc tăng gấp rưỡi nếu tính theo USD (từ 1 USD lên 1,5 USD), nhưng sức mua thực của 2 mức thu nhập này không thay đổi so với trước đây.
Trong khi đó, GDP đầu người tính bằng USD theo PPP (dòng 10) được tính dựa trên nguyên tắc quy đổi sức mua cho cùng một rổ hàng hóa như trong ví dụ đơn giản trên.  Vì thế,  tuy GDP đầu người của người Việt Nam tính theo USD danh nghĩa có tăng khá mạnh, nhưng khi điều chỉnh theo PPP thì lại trở nên nhỏ đi vì cùng số tiền USD đó nay chỉ mua được một lượng hàng hóa ít hơn so với trước đây. Điều này lý giải tại sao GDP đầu người quy ra USD giá hiện tại tăng 2,2 lần nhưng theo PPP chỉ tăng 1,5 lần trong giai đoạn 2006-12.
Nói cách khác, chính tỷ giá danh nghĩa tăng chậm (phá giá ít) và lạm phát tăng nhanh ở Việt Nam đã tạo ra ảo giác rằng thu nhập của người Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm qua.

1 comment:

  1. Comment của bác Mai, tớ post lại.
    -----------------------------
    Lai Tran Mai1 January 2014 00:44

    Độ này blog bác im ắng quá, dân tình cũng chán chém gió, tố khổ rồi à ?
    Ngày 1.1.2014, chúc mừng năm mới bác Ngọc, gia đình bác và tất cả bạn đọc của Blog này: khỏe, vui, an lành, may mắn, hạnh phúc và thành công trong suốt năm mới 2014.

    Bài viết chữ nhỏ quá không đọc được. Có câu cuối nói lạm phát và và tỷ giá cố định làm GDP đầu người theo USD, đúng quá chứ còn gì nữa. Nhưng khổ nỗi dân ta có sống bằng USD đâu. Dân đang sống bằng tiền việt, mua hàng theo giá tiền việt...

    Vừa thấy thủ tướng Dũng kêu gọi tiếp tục "quyết liệt tăng trưởng nhanh và bền vững", mình khai bút mấy hàng:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2014/01/buc-tranh-kinh-te-vi-mo-qua-cac-nam.html
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2014/01/thong-iep-au-nam-cua-thu-tuong.html

    Nhìn bức tranh kinh tế năm 2013 dưới đây, nếu số liệu đúng, đáng tin cậy, thì thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu cải thiện. Các cân đối vĩ mô đã bước đầu hội tụ về điểm cân bằng trung hạn, bền vững, hiệu quả. Nếu trong ba năm tới, kiên trì mục tiêu không tăng trưởng nhanh, lấy ổn định vĩ mô và phát triển hài hòa (xã hội, môi trường) làm trọng điểm, kiên quyết chống tham nhũng, cải cách mạnh mẽ bộ máy nhà nước theo hướng tận tâm phục vụ dân, thì sẽ có nền tảng để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng và từ năm 2017 có thể tính đến bước phát triển nhanh hơn.

    Nguyên tắc tối cần thiết đặt ra lúc này là: Phải kiên định nguyên tắc nhất định không chạy theo tăng trưởng nhanh, lấy ổn định (kinh tế và xã hội) làm trọng để thay đổi hoàn toàn cục diện "tăng trưởng nhanh - khủng hoảng lớn" kéo dài hàng chục năm qua. Nói ít, làm nhiều, cái gì có lợi cho dân, cho nước thì nhất định làm, cái hại nhất thiết phải bỏ. Luôn tâm khảm trong đầu: Phải kiên trì, không vội. Kiên trì, chính là thắng lợi!


    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).