Saturday 19 April 2014

Rút đăng cai ASIAD 18 – Chỉ đơn giản thế thôi sao? (Bài đăng trên TBKTSG Online, 19/4/2014)

http://www.thesaigontimes.vn/113733/Rut-dang-cai-ASIAD-18-%E2%80%93-Chi-don-gian-the-thoi-sao?.html

(TBKTSG Online) - Thủ tướng đã quyết định Việt Nam rút đăng cai ASIAD 18 và sẽ xin đăng cai tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất châu lục này vào một thời điểm khác. Dư luận thở phào vì Việt Nam đã không phải đối mặt với những khoản kinh phí khổng lồ tổ chức sự kiện trong bối cảnh “thiếu trước hụt sau”, mà quan trọng hơn là lợi ích kinh tế xã hội thu được từ sự kiện này không có gì là đảm bảo xứng với số tiền bỏ ra. Câu chuyện như vậy được cho là đã khép lại phù hợp với ý nguyện của số đông, dù có thể Việt Nam sẽ phải chịu nộp phạt cho hành động này.

Nhưng từ góc độ của người dân nộp thuế, câu chuyện trên và cùng với rất nhiều câu chuyện khác liên quan đến trách nhiệm của những người sử dụng tiền thuế của dân không nên và không thể để cho kết thúc một cách nhẹ nhàng, êm xuôi như vậy được.

Lật lại vụ đăng cai ASIAD 18. Điều có thể khẳng định được ngay là việc quyết định xin đăng cai của Việt Nam không thể chỉ là quyết định của Ủy ban Olympic Việt Nam, thậm chí là của Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch. Đơn giản là vì một mình Ủy ban này hay Bộ này không thể có thẩm quyền tổ chức sự kiện và thu xếp đủ tài chính cần thiết cho sự kiện này (nếu được chọn đăng cai), nếu không có sự “bật đèn xanh” hay một sự đồng ý về nguyên tắc từ cấp có thẩm quyền cao hơn. Cấp cao hơn này là ai thì dư luận không được rõ nhưng chắc cũng đoán ra được.

Nay lý do xin rút đăng cai ASIAD 18 đã được công bố, với những khó khăn và rủi ro nghe ra cũng là điều hợp lý. Nhưng điều đáng nói là tại sao những người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đăng cai ASIAD 18 lại “không nghĩ ra”, không lường trước những khó khăn, rủi ro liên quan đến việc đăng cai này? Có hai khả năng liên quan xảy ra ở đây.

Thứ nhất là những người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đăng cai tin vào con số 150 triệu đô la Mỹ, là con số kinh phí dự trù cần thiết cho việc đăng cai do cấp dưới trình lên, và được coi là con số đầu tư trong khả năng và có thể chấp nhận được. Nếu đúng vậy thì có thể coi đây là một sự “ngây thơ” không thể tha thứ được đối với người lãnh đạo liên đới. Như dư luận đã chỉ ra, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm tòi trên internet (hoặc giao cho cấp dưới tìm hiểu, nếu mình “bận bịu” quá) là đủ để người ta biết tổ chức một sự kiện tầm cỡ khu vực như vậy tốn kém và là gánh nặng cho nhiều nước đăng cai trước đây như thế nào. Và bản thân những nhà lãnh đạo như vậy với kinh nghiệm thực tiễn của mình cũng thừa biết các dự án đầu tư công ở Việt Nam thông thường sẽ “đội” chi phí lên như thế nào, bất chấp các đánh giá khả thi và dự toán ban đầu có “chặt chẽ” đến đâu. Nếu không làm được như vậy thì những người lãnh đạo này cần phải chịu trách nhiệm trước những người dân nộp thuế vì đã vô trách nhiệm, đã không đủ năng lực để điều hành lĩnh vực của mình.

Bây giờ, việc chính thức công bố rút đăng cai là gián tiếp thừa nhận rằng kinh phí dự trù cho sự kiện này không thể chỉ là 150 triệu đô la, mà còn có thể hơn thế nhiều, rất nhiều, quá sức kham nổi của Việt Nam nên mới phải “muối mặt” xin rút, để lại không những hậu quả về khoản tiền nộp phạt (có thể có) mà còn là sự sứt mẻ thêm về uy tín của Việt Nam với tư cách là một quốc gia. Bởi vậy, việc đăng cai rồi xin rút ra như vậy không thể được coi như là một việc thích thì làm, không thì thôi, mà phải quy trách nhiệm cho những người liên đới. Với cấp xây dựng kinh phí dự toán, cần phải quy trách nhiệm về năng lực dự toán yếu kém, hoặc nặng hơn là sự cố tình gian dối (đưa ra mức thấp hơn) để được thông qua. Đối với cấp thẩm quyền phê duyệt cuối cùng, sai sót này không thể chỉ coi là trách nhiệm chính trị hay trách nhiệm tập thể, thậm chí là trách nhiệm của... toàn dân là xong.

Khả năng thứ hai xảy ra là những người có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đăng cai thừa biết và lường trước mọi chuyện (ví dụ, con số kinh phí 150 triệu đô la là quá thấp), nhưng vẫn cố tình ký phê duyệt chủ trương đăng cai sự kiện. Nếu vậy thì rõ ràng những người này không nên và không thể ngồi yên ổn ở cái ghế hiện tại vì những lý do hiển nhiên.

Tóm lại, dù có là khả năng nào trong hai khả năng trên chăng nữa thì cần phải công khai trách nhiệm và xử lý kỷ luật với những cấp và người có liên quan đến việc xin rút đăng cai ASIAD 18, chứ không thể để vụ việc trôi qua một cách nhẹ hều như vậy được.

Nhìn rộng ra, vụ việc này cũng chỉ là một trong vô số những vụ việc liên quan đến các quyết định và dự án chi tiêu công của nhà nước sử dụng tiền thuế của dân một cách hết sức lãng phí và vô trách nhiệm, để rồi “hòa cả làng”, không một ai chịu trách nhiệm (thậm chí là quy cho toàn dân chịu trách nhiệm), khi hậu quả đổ vỡ, thua lỗ nổ ra. Do đó, nếu muốn thực hiện được những việc lớn trong nền kinh tế như cải cách, tái cơ cấu, tăng hiệu quả nền kinh tế vân vân và vân vân thì hãy bắt đầu từ những vấn đề “nhỏ nhặt” như thế này đã!

5 comments:

  1. Bác Ngọc nói hay đấy! Nhưng rốt cuộc đâu cũng vào đấy thôi, "Thành tích cá nhân, lỗi thì tập thể", theo em nghĩ trước sau gì cũng "huề cả làng" thôi. Có chăng thì bị kiểm điểm hoặc khiển trách tập thể, chẳng có ai bị cắt chức đâu mà bác mơ.
    VN kiểu nó thế! (bác vẫn hay chửi đổng thế mà!)

    ReplyDelete
  2. Hic hic, đồng chí nói ghê thiệt. Tớ có biết chửi đổng là gì đâu, chỉ biết chửi (bậy) thật thôi!

    ReplyDelete
  3. Mọi chuyện đại sự ở Việt Nam khoảng 20 chục năm nay cứ như trò đùa. Cấp dưới thích là đề xuất, là chấp bút trình. Cấp trên được trình cái gì cũng ký, ký cái gì sai cái đấy, sau thấy sai lại sửa, tốn kém, lãng phí mặc kệ, đã có dân oằn lưng ra đóng thuế, có tài nguyên đem bán và có tiền vay nước ngoài để thanh toán. Hỏi trách nhiệm của ai thì dĩ nhiên là của cả tập thể; và cũng dĩ nhiên là không thể kỷ luật cả tập thể. Chưa kể sai các bác thuyết minh cũng thành đúng, ví dụ như đường Trường Chinh, một con đường quan trọng như thế, kể cả nếu mất thêm gần 200 tỷ đồng như UBND Hà Nội thông báo, thì cũng phải bỏ ra để làm cho thẳng. Nghĩ cái ghi đông xe đạp này sẽ chình ình ra đó hàng trăm năm nữa, thấy buồn cho văn hóa của tầng lớp lãnh đạo thời nay.

    ReplyDelete
  4. À, lại thêm cái vụ hot của ngành giáo dục kìa! Thật mỉa mai, cấp dưới vừa mới trình quốc hội đề án đổi mới giáo dục sơ sơ 34.000 nghìn tỉ, nay ông bộ trưởng GD đi công tác nước ngoài về phát biểu ngược lại là không biết gì hết, và không có con số nào giống con số trên.
    Thật nực cười!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thì Việt Nam nó thế mà! (không phải chửi đổng đâu nhé!)

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).