Sunday 13 April 2014

Về “quê” Nhật (Bài đăng trên TBKTSG Online, 14/4/2014)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/blog/113364/Ve-“que”-Nhat.html

TBKTSG Online) - Tưởng rằng sẽ khó có một ngày nào đó tôi sẽ quay trở lại Nhật trong tư cách của người đi du lịch, đúng hơn là về chơi thăm lại “quê”, nơi tôi đã sống, học và làm việc hơn chục năm có lẻ, với nhiều gắn bó thân thiết. Thế mà rốt cuộc nhân kỳ nghỉ xuân của cậu con trai, cả nhà lại quyết định đi nghỉ ở Nhật một cách khá vội vàng.

Điểm dừng đầu tiên là thành phố Fukuoka, sau chặng bay dài từ Singapore. Fukuoka là nơi có trường Đại học Kyushu mà tôi đã gắn bó đến 6 năm làm nghiên cứu sinh và giảng dạy.

Bước chân ra khỏi máy bay, ấn tượng ập đến là hình ảnh những nhân viên mặt đất đứng đợi ở cửa máy bay, từ nhân viên an ninh đến người quét dọn đều cúi người chào và cảm ơn hành khách. Trong đời, nhớ lại thì có lẽ chỉ có mỗi ở Nhật mới có chuyện này.

Tiếp theo đó là ấn tượng về sự sạch sẽ đến tinh khiết như trong bệnh việnh ở sảnh đến, ở những ô cửa kính trong suốt và khung cửa không một dấu ố, han gỉ, ở nhà vệ sinh lắp các bệ xí tự động xịt rửa hoàn toàn, không một vết nước loang trên sàn, một chút mùi “lạ” nào. Kỳ lạ là trong suốt những năm tháng tôi ở đó, những điều này tôi không mấy nhận ra, mà chỉ thấy được sau nhiều năm sống xa nước Nhật, đi nhiều nơi đây đó, đông tây đủ cả, kể cả “thiên đường” xanh sạch là Singapore mà tôi đang trú ngụ.
 
Có lẽ khi ở Nhật, người ta coi chuyện sạch sẽ là đương nhiên phải thế nên không mấy để ý, không thấy quý trọng. Nói lan man một chút về chuyện này, sự sạch sẽ tự thân đến từ ý thức của từng người Nhật, giữ vệ sinh cho cả người khác, chứ không chỉ cho bản thân mình. Bởi vậy, bạn sẽ ngạc nhiên là hầu như không thấy các thùng rác ở hầu hết mọi nơi công cộng và để vứt rác ở Nhật người ta phải mua các túi ny lon đựng rác giá vài chục xu mỗi cái và chỉ được vứt vào một số ngày cố định, tùy theo loại rác và địa điểm.
 
Đây là điều khác biệt lớn so với Singapore, nơi sự sạch sẽ đến từ hình phạt lơ lửng trên đầu nếu bị bắt quả tang làm bẩn môi trường, và người ta có xu hướng sẽ vất rác ở những nơi “khuất mắt trông coi”, là điều mà tôi không ít lần chứng kiến. Ngay như trong khu chung cư chúng tôi ở, buổi tối thường nghe tiếng vèo vèo của những túi rác được nhà nào đó trên đầu ném xuống dưới đến độ mà chính quyền phải dán thông báo rằng ném rác từ tầng cao xuống là một tội hình sự và họ sẽ theo dõi bằng camera, tuy không mấy tác dụng làm người ta sợ.

Điều khá ngạc nhiên nữa với người đã rời Nhật khá lâu như tôi là giá cả ở Nhật hầu như chẳng hề thay đổi trong cả chục năm qua. Những suất ăn trưa tại các nhà hàng cũng vẫn từng đó tiền. Giá bán tại các máy tự động nhan nhãn bên đường vẫn chỉ từng đó cho các loại đồ ăn thức uống hệt như hồi tôi còn ở đó. Từng thứ, từng thứ một dồn đến làm cho người ta có cảm giác như thời gian đã ngừng trôi ở Nhật trong suốt thời kỳ thiểu phát vừa qua.
Ra khỏi cửa nhà ga, đã thấy bà mẹ nuôi người Nhật đứng đón chờ ở đó với câu nói đại ý là con đã về đấy à, vốn dành cho những người thân sống trong cùng một mái nhà. Cảm xúc ùa về như ngày gia đình tôi từ biệt bà để rời khỏi Fukuoka tưởng như vĩnh viễn. Mọi thứ diễn ra cứ như một bộ phim quay chậm với những hình ảnh dường như mới xảy ra ngày hôm qua, gần gũi, thân quen đến nao lòng. Bà cũng chính là một lý do chính mà gia đình tôi quyết định gấp gáp trong chuyến đi này, khi được tin bà bị tái phát căn bệnh ung thư máu từ năm 2007, không lâu sau ngày chúng tôi rời Nhật.

Thỉnh thoảng qua những cuộc điện thoại giữa Singapore và Nhật, bà vẫn nửa đùa nửa thật nói là tại chúng tôi bỏ đi nên bà mới mắc bệnh. Gặp lại bà, tôi thở phào nhẹ nhõm vì trông thần thái của bà khá tốt, mặc dù mới trải qua một đợt điều trị dài, và tôi đã tưởng tượng đến một hình dạng tiều tụy hơn với sự gặp gỡ muộn màng không thể tha thứ. Thế mới biết sức sống mạnh mẽ của bản thân bà và chất lượng của nền y tế Nhật là thế nào.

Nhà bà mẹ nuôi nằm ở một huyện của tỉnh Fukuoka nên nhà cửa và đường sá thông thoáng hơn trong trung tâm thành phố, với mọi thứ bên đường, trên không và trong lòng đất đều trong sự ngăn nắp, tinh tươm tưởng như không thể hơn được, mặc dù nhiều tòa nhà, đường sá và công trình vẫn trong diện mạo cũ kỹ như trước.

Tuy nhiên, nếu để ý từ chiếc ô tô, từ các thiết bị trong nhà, ngoài đường, ở trên giá của các siêu thị sẽ thấy rằng sự tiện lợi của cuộc sống được các nhà sản xuất chế tạo của Nhật liên tục chăm sóc kỹ càng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Ví như cái nồi cơm điện, nếu ở Việt Nam hay Singapore, giỏi lắm thì cũng chỉ có chừng hơn chục mẫu được bày trên kệ ở mỗi cửa hàng điện máy, nhưng ở Nhật thì người ta sẽ hoa mắt vài chục chủng loại của nhiều hãng, với đủ loại hình dạng, với những công nghệ nào là mạ platinium, mạ titan, lòng nồi hình cầu hay hình trụ, mỏng hay dầy như cái nồi gang, có áp suất để nước sôi ở nhiệt độ cao. Nó nhiều đến độ có cảm tưởng người Nhật đã nghĩ ra, đã cải tiến tất cả những gì có thể nghĩ được, làm được. Đến hoa quả bày trong siêu thị, người ta cũng dán nhãn chỉ độ chín của chúng để người dùng biết mà xài.
 
Điều khá ngạc nhiên nữa với người đã rời Nhật khá lâu như tôi là giá cả ở Nhật hầu như chẳng hề thay đổi trong cả chục năm qua. Những suất ăn trưa tại các nhà hàng cũng vẫn từng đó tiền. Giá bán tại các máy tự động nhan nhãn bên đường vẫn chỉ từng đó cho các loại đồ ăn thức uống hệt như hồi tôi còn ở đó. Từng thứ, từng thứ một dồn đến làm cho người ta có cảm giác như thời gian đã ngừng trôi ở Nhật trong suốt thời kỳ thiểu phát vừa qua.

Tạm biệt gia đình bà mẹ nuôi sau một vài bữa cơm gia đình với những món ăn dân dã mang đậm phong cách làng quê nông nghiệp trước đây với cá và rau là món chính và thời gian đắm chìm trong làn khói hơi nước mờ ảo của những nhà tắm “onsen” (nhà tắm nước khoáng nóng), chúng tôi lên tầu nhanh đi Nagasaki, thành phố tôi đã ở 4 năm đầu tiên khi đến Nhật để học tiếng và lấy bằng thạc sĩ.

Lại những cuộc gặp gỡ được nối lại sau mười mấy năm với nhiều bạn bè Nhật, già có, trẻ có mà sự thay đổi nếu có thường chỉ thấy ở những sợi tóc đã bạc hơn chứ sự thân quen thì dường như vẫn thế. Tuy vậy, có những cuộc gặp để lại nhiều suy nghĩ day dứt với nước Nhật hơn. Tỷ như có người bạn đã lớn tuổi mà vẫn chưa lập gia đình, vì công việc bận rộn mà lương lại giảm đi so với trước, trong khi bố mẹ già và đổ bệnh, buộc phải quanh quẩn ở Nagasaki để chăm sóc. Câu chuyện của bạn là một câu chuyện thu nhỏ về nước Nhật hiện tại với nạn thiểu phát, dân số già hóa nhanh chóng.

Cũng có bạn gần xa về chuyện người Việt Nam đã đông lên gấp bội kể từ ngay tôi rời khỏi Nagasaki, đại đa số là những người sang học tiếng Nhật hoặc tại các trường dạy nghề. Những trường này thường “đem con bỏ chợ” với những lời hứa tốt đẹp về việc vừa học vừa làm giàu bên Nhật mà thực tế thì theo các bạn, đến ngay cả người Nhật bây giờ cũng khó kiếm được việc làm (bạn bảo các trường này sẽ nhận được tài trợ của Chính phủ Nhật tính trên mỗi đầu sinh viên này nên ra sức quảng cáo để nhận được càng nhiều người càng tốt).

Các bạn nhắn nhủ rằng sẽ khó mà học được cái gì nếu sang Nhật mà không có học bổng, để rồi suốt ngày chúi mũi vào kiếm việc và làm việc cực nhọc, để rồi sa vào các tệ nạn như báo chí đã đưa. Các bạn nói làm tôi chỉ biết cười buồn mà thấm thía cho thân phận của nhiều đồng bào mình.

Trên đường quay trở lại Fukuoka để chuẩn bị về Singapore, tôi lại phải chứng kiến những dòng người làm công ăn lương của Nhật trong đồng phục công sở lũ lượt đi lại ở sân ga và bến tàu mặc dù đã tối khuya. Chợt thấy mình may mắn không phải ở lại Nhật và sống trong cảnh làm việc chăm chỉ của đàn kiến thợ bất kể sớm hôm, không gặp mặt và nói chuyện với con đến cả mấy ngày trong tuần, tận tụy và gắn bó với cơ quan và đồng nghiệp còn hơn cả gia đình.

Vui buồn lẫn lộn. Ôi nước Nhật của tôi!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).