Thursday 3 April 2014

Việt Nam chưa bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình! (Bài đăng trên TBKTSG Online, 29/3/2014)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/112639/Viet-Nam-chua-bi-roi-vao-bay-thu-nhap-trung-binh!.html

(TBKTSG Online) - Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa là đề tài thu hút sự chú ý của người đọc và nhiều ý kiến tranh luận trên TBKTSG Online. Tòa soạn xin giới thiệu ý kiến dưới đây của chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc để bạn đọc tham khảo.
>>> "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình" - (Nhận định của GS Kenichi Ohno
>>> Thất vọng! - (ý kiến phản biện của TS Lê Hồng Giang)

Mới đây, GS Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cho rằng: “Ngày nay, sau một vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ xa xôi, mà đã trở thành thực tế ở Việt Nam”. Có năm triệu chứng để kết luận như vậy, đó là: tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu hụt dịch chuyển cơ cấu, năng lực cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra.

Tuy vậy, qua những gì mà GS Ohno trình bày, có thể thấy nhận định trên chủ yếu là định tính, và, quan trọng hơn, chưa dựa vào những khái niệm được chấp nhận phổ biến và chuẩn mực so sánh nhằm đi đến kết luận. Trong bài này người viết sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề từ việc dùng một số khái niệm và so sánh quốc tế.

Trước tiên, hãy bắt đầu với khái niệm về bẫy thu nhập trung bình. Có một số khái niệm khác nhau đã được đưa ra, nhưng bản thân người viết thấy khái niệm trong một nghiên cứu của IMF là đầy đủ và ngắn gọn (xem: http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2013/wp1371.pdf).  Theo đó, bẫy thu nhập trung bình là hiện tượng các nền kinh tế vốn tăng trưởng nhanh nay đang bị “mắc kẹt” ở mức thu nhập trung bình và không thể dần dần tiệm cận được mức của nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao.

Theo khái niệm này, có thể hiểu rằng Việt Nam đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người của Việt Nam tăng chậm hơn mức trung bình của nhóm nước thu nhập cao trong một giai đoạn nào đó. Kiểu lý giải này là hợp lý vì khi tăng trưởng chậm hơn có nghĩa là khoảng cách tụt hậu của Việt Nam với các nước thuộc nhóm thu nhập cao không được rút ngắn mà thậm chí còn bị kéo dài ra. Từ đó, theo đúng khái niệm trên, Việt Nam không thể có cơ hội để bứt phá và lọt vào nhóm nước có thu nhập cao, kể cả trong dài hạn, và, do đó, có thể rút ra kết luận như của GS Ohno.

Tiếp theo, thử làm cuộc khảo sát mức thu nhập của Việt Nam trong tương quan với của các nước có thu nhập trung bình và cao. Sử dụng số liệu GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá cố định năm 2005 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho giai đoạn 2005-2012 (năm 2012 là năm cập nhật mới nhất của WB), ta có được bảng dưới đây so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau trong giai đoạn này.

 
Đv: USD (theo giá cốđịnh 2005)
 GDP trên đầu người
2005
2012
Tăng (%/năm)
Việt Nam
699
986
5,0
Nhómthunhậpthấp
329
423
3,6
Nhómthunhậptrungbình
1.932
2.731
5,1
Nhómthunhậptrungbìnhthấp
904
1.221
4,4
Nhómthunhậptrungbìnhcao
2.955
4.315
5,6
Nhómthunhậpcao
29.978
31.373
0,7
Thếgiới
7.138
7.732
1,1

Từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2005-2012 thực chất tăng trưởng GDP trên đầu người trung bình hàng năm của Việt Nam (5 %/năm) lớn hơn nhiều so với của nhóm thu nhập cao (0,7 %/năm). Kể cả có so sánh với các nhóm khác, như trong bảng, Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao, chỉ thua nhóm nước thu nhập trung bình cao ở mức 5,6 %/năm. Nhưng điều này là dễ hiểu và tất yếu vì nhờ sự có mặt của Trung Quốc trong nhóm thu nhập trung bình cao. Nếu gạt bỏ Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người khá ngoạn mục, hoàn toàn chưa đáng phải lo ngại ít nhất là về mặt tăng trưởng.

Như vậy, kết luận của GS Ohno nói trên là không xác đáng khi ta sử dụng các khái niệm và so sánh quốc tế. Nói cách khác, đứng về mặt tốc độ tăng trưởng (của GDP hoặc GDP trên đầu người) thì Việt Nam chưa có dấu hiệu đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như ông nhận định.

Tuy vậy, có hai điều cần thừa nhận trong bài này. Thứ nhất, tuy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao và đã lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình, nhưng thực tế là Việt Nam chỉ lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp (thậm chí ở thứ hạng cuối của nhóm này), và vẫn còn một khoảng cách lớn để vươn lên nhóm thu nhập trung bình cao, như trong bảng trên.

Điều cần thừa nhận thứ hai ở đây là, nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại được duy trì thì vẫn phải cần đến vài chục năm nữa Việt Nam mới có thể đuổi kịp và lọt vào được nhóm có thu nhập trung bình cao, chứ chưa dám nói đến nhóm có thu nhập cao.

Bởi thế, tuy có thể nói chắc chắn rằng Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng cứ với cái đà tăng trưởng này thì Việt Nam còn lâu mới thoát ly được ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình. (Lưu ý sự khác biệt giữa bẫy thu nhập trung bình và (nhóm nước) thu nhập trung bình).

9 comments:

  1. Mình tính thử và viết thành bài này:
    http://toithichdoc.blogspot.ch/2014/04/khi-nao-viet-nam-uoi-kip-my-ve-gdp-au.html

    ReplyDelete
  2. Tôi đang ở Nhật chơi nên mãi hôm nay mới có chút thời gian để xem lại các tính toán của bác Mai. Giả định của bác Mai như hiện tại là quá lạc quan (VN có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người 6% so với 2% của Mỹ và Thụy Sĩ). Cứ như bảng trên của tôi lấy từ WB thì trong 7 năm qua, tốc độ này của VN trung bình chỉ là 5%. Do vì không lấy số liệu của Mỹ và Thụy Sĩ trong bảng trên nên tôi dựa vào mức trung bình của nhóm thu nhập trung bình cao và nhóm thu nhập cao để tính toán tiếp.

    Đối với nhóm thu nhập cao, chênh lệch tăng trưởng thu nhập với VN là 5%-0,7%=4,3%. Để VN đạt mức GDP/đầu người 31.371$ như của nhóm thu nhập cao trong thời điểm hiện tại thì VN cần 83 năm nữa. Đối với Mỹ và Thụy Sĩ, giả định con số GDP/đầu người của bác là đúng thì tôi nghĩ cũng ngót nghét gần 100 năm nữa.

    Đối với nhóm thu nhập trung bình cao (4.315 hiện tại) thì VN bó tay, không đuổi kịp được, thậm chí còn bị bỏ lại đằng sau vì tốc độ tăng trưởng trung bình của VN chỉ là 5%, chậm hơn của nhóm này là 5,6%. Kể cả khi loại bỏ Trung Quốc ra khỏi nhóm này và giả thiết rằng nhóm nước còn lại tăng trưởng với tốc độ của nhóm trung bình thấp là 4,4% thì VN cần phải vài trăm năm nữa mới đuổi kịp nhóm thu nhập trung bình cao (bác cử thứ tính mà xem).

    Như vậy, kết luận của tôi như phần bác bôi vàng không có gì sai, thậm chí là còn quá lạc quan (VN cần vài chục năm mới đuổi kịp và lọt được vào nhóm nước trung bình cao, chứ chưa nói gì đến nhóm nước thu nhập cao). Lưu ý là trong bài trên tôi không nói VN phải mất bao năm mới đuổi kịp được nhóm thu nhập cao (hàng trăm năm như bác phang).

    Bác chỉ có thể phang được các đồng chí nào tính ra rằng VN phải mất 197 năm mới đuổi kịp Singapore, nhưng đơn giản vì tôi chưa tính đến Singapore, nên bác có thể đúng, mà cũng có thể vẫn sai nốt.

    ReplyDelete
  3. Bác ơi, báo tuổi trẻ ngày 15/4/2014 (báo giấy) vừa có bài viết về nhận định của GS.Ohno nói VN đang sập bẫy trung bình. Không hiểu GS này lấy định nghĩa ở đầu ra để nói, cái định nghĩa đó khác xa so với nguồn của bác lấy. Và Trung Ương Đảng VN cũng họp bàn các nội dung nhận định của GS này đối với kinh tế VN.

    Nếu bác có đọc thì có nhận xét mới gì không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực ra thì cái định nghĩa của đồng chí Ohno cũng không khác biệt lắm so với của tớ trích dẫn. Có điều là đồng chí Ohno lại không triển khai phân tích của mình từ cái định nghĩa đó (một cách sát sao).

      Nếu chiểu theo cái định nghĩa của đồng chí Ohno mà xét thì VN đâu có mắc kẹt tại mức thu nhập nhất định (tức là mức thu nhập hiện thời) đâu? VN vẫn đăng tăng trưởng khả quan, như tớ dẫn chứng, đấy chứ?

      Và chẳng có gì cho thấy VN "không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn" cả. Những điều đồng chí Ohno chứng minh chỉ cho thấy nền kinh tế của VN đang giảm tốc. Nhưng đây là điều đương nhiên trong bối cảnh cả thế giới đều bị như vậy, kể cả Trung Quốc. Không lẽ (cứ đòi hỏi) VN (phải) xuất sắc hàng đầu, phải là ngoại lệ của thế giới trong việc tăng trưởng hay sao? Về chuyện (giảm tốc) này, đồng chí TS Lê Hồng Giang cũng đã có bài trên TBKTSG rồi đó và tớ cũng thấy đúng đấy.

      Còn cái chuyện đồng chí Ohno này làm khuấy đảo cả VN thì tớ vừa buồn vừa không vì VN nó vốn thế (sợ tây/đông như sợ cọp, nói gì nghe răm rắp, tin sái cổ, không đủ trình độ vặn vẹo lại). Chỉ xót tiền dân tổ chức hội thảo tùm lum lên tới tận cả mấy đồng chí TƯ, và một lũ ăn theo nói leo, tán cứ như lên đồng tập thể ấy. Chán!

      Delete
    2. Quên, nói them là, cần lặp lại lưu ý của tớ rằng các bố tây/đông/ta này có lẽ vẫn cứ bị nhầm lẫn bởi chuyện VN đang nằm ở phía cuối của mức thu nhập trung bình thấp, cần phải mất rất nhiều năm nữa mới leo lên được mức thu nhập trung bình cao, chứ chưa nói đến mức thu nhập cao, để rồi từ đó nghĩ rằng VN "đã bị sập bẫy thu nhập trung bình". Tớ đã nhấn mạnh rằng đang ở mức thu nhập trung bình (thấp) thì khác với "sập bẫy thu nhập trung bình". Thật là nói như nước đổ lá khoai.

      Delete
    3. Tớ vừa đọc bài này, thấy ý kiến của đồng chí Kwa Kwa gì đó giống với phần comment trên của tớ phết đấy, chứng tỏ đồng chí Ohno sai bét (2 đánh 1 chẳng chột cũng què mà, hehe)

      http://vtv.vn/kinh-te/viet-nam-da-roi-vao-bay-thu-nhap-trung-binh/112115.vtv

      Delete
  4. Cảm ơn bác với những phân tích trên. Không biết mấy cụ ngồi trên có hiểu không nữa. Em cũng giống bác, vừa buồn, vừa không. Có lẽ phải tập ngồi thiền thôi, chứ em chả thích ngồi đồng đâu!

    ReplyDelete
  5. Đồng chí Lại Trần Mai bình luận điểm này rất chính xác (tớ không nghĩ ra, không để ý), càng chứng tỏ kết luận của đồng chí Ohno là vớ vẩn (một mặt thì khẳng định đã rơi vào bẫy, mặt khác lại nhận định rằng đó là xu hướng, và nếu VN không thay đổi thì VN sẽ rơi vào bẫy.

    Lại Trần Mai: "Thời báo KTSG đăng tin này nhưng không đưa tin cách thức GS Nhật bảo vệ quan điểm của mình. Do đó không biết vị GS này dựa theo cái gì để nói. Nhưng theo cách nói trong bài này thì tôi nghĩ GS không có cơ sở để chứng minh. Ông nói "bẫy thu nhập trung bình là xu hướng chứ không phải là thời điểm nào" và "chừng nào tư duy chưa thay đổi thì Việt Nam sẽ rơi vào bẫy” càng khẳng định VN chưa rơi vào bẫy. Quả thực VN vẫn đang tăng trưởng nhanh hơn trung bình của thế giới, của khối các đang phát triển, của nhóm các nước trong khu vực... và với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người khoảng 5% thì chưa thể bị coi là rơi vào bẫy. Tôi đồng ý với TS Thiên là nếu cứ với cách làm hiện nay thì chúng ta sẽ đi vào bẫy; cái này gọi là "mới ngoi lên khỏi mặt nước đã kiệt sức". Còn TS Cung lo ngại ta tụt hậu với TQ hiện nay và Nhật Bản xưa kia là đúng nhưng đây là 2 nước với 2 giai đoạn phát triển thành công nhất thế giới, trong lịch sử không ở đâu có, nên so sánh với họ có vẻ như VN với hơi cao; nó cũng không cho phép kết luận VN đang rơi vào bẫy."

    http://toithichdoc.blogspot.sg/2014/04/gs-nhat-van-khang-inh-vn-roi-vao-bay.html

    ReplyDelete
  6. Bac Mai binh luan hay qua: Viet Nam "mới ngoi lên khỏi mặt nước đã kiệt sức".

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).