Thursday 22 May 2014

TPP và dệt may - Sửa cho đồng chí Ngân một tí

Trong bài này, đồng chí Ngân phát biểu có nhiều điểm sai, nguy hiểm.

1. Đồng chí Ngân nói: "Ở đây liên quan đến nguồn nguyên vật liệu, tôi cho rằng lúc này Việt Nam phải chủ động nguồn nguyên vật liệu cho ngành dệt may. Muốn làm được như vậy thì phải đầu tư ưu đãi cho việc trồng nguyên vật liệu để người dân chuyển đổi cây trồng bông, sợi. Có như vậy mới hưởng được ưu đãi từ TPP. Về góc độ này Việt Nam đang có lợi thế.
Về vấn đề này tôi cũng sẽ có đề nghị với Quốc hội ra Nghị quyết về nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng."
 
Tớ bình luận: Chủ động nguồn nguyên liệu được thì tốt, mà không thì nhập khẩu nội khối TPP, chủ yếu từ Mỹ. Chủ động không có nghĩa là phải sản xuất bông với quy mô lớn (đáp ứng đủ nhu cầu cho dệt để xuất khẩu) cho bằng được. So với Mỹ thì tính cạnh tranh của bông Việt Nam là quá kém, chủ yếu vì điều kiện tự nhiên như diện tích, khí hậu, cơ giới hóa v.v... nên bông sản xuất tại Việt Nam sẽ vừa không đủ cho nhu cầu, vừa có giá thành cao, đằng nào cũng phải/nên nhập.
 
Mà đồng chí lưu ý cho rằng bông thì khác với sợi nhé. Bông thì có thể trồng được chứ sợi thì không và phải dùng tay hay máy để chế biến bông thành sợi (kéo, xe sợi). Nên đừng có nói là phải ưu đãi cho việc chuyển đổi (sang) trồng sợi, nghe buồn cười lắm.
 
Sai nữa là Việt Nam không cần phải sử dụng bông trồng trong nước mới được hưởng ưu đãi thuế quan TPP. Chính xác ra là Việt Nam chỉ cần sử dụng sợi được sản xuất trong nội bộ khối TPP là được. Còn nguyên liệu bông làm sợi thì có thể là từ Trung Quốc, từ ngoại khối TPP (nhưng chủ yếu vẫn là từ Mỹ). 
 
Còn sợi thì nhất thiết phải là từ nội khối, và thuộc thế mạnh của Mỹ. Đây cũng chính là một lý do mà Mỹ nhấn mạnh nguyên tắc yarn forward, và là cái giá xứng đáng phải trả để hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế trên thị trường Mỹ. Nếu Việt Nam ẵm trọn hết (nói dân dã là ăn cả vỏ lẫn hạt) thì Mỹ được cái lợi gì và tích cực vận động ký kết TPP để làm gì nữa?
 
Vì thế, đồng chí Ngân đừng có xui Quốc hội ra nghị quyết chuyển đổi cây trồng (bông và sợi) nữa nhé, tớ can đấy! Làm thế tớ e rằng vừa sai về khái niệm, nhầm lẫn về mục tiêu và, nếu thực thi, tình hình sẽ lại như kiểu chương trình mía đường, đánh bắt xa bờ v.v... Cái nguy hiểm của trí thức 1/2 mùa nằm ở chỗ này.
 
2. Đồng chí Ngân nói: "Trong nhóm TPP thì hàng Việt Nam có giá cạnh tranh nhất. Trong khi đó từ trước tới nay về giá thì các nước chỉ lo cạnh tranh với Trung Quốc.
Thế nhưng để đảm bảo mình được hưởng chế độ thuế quan thì nguyên vật liệu phải đảm bảo là ở trong nước. Còn hiện nay nguyên vật liệu của mình đang được nhập ở Trung Quốc về rồi gia công.
Cho nên để tránh sự lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc là việc cần thiết và cần có những bước đi dài hạn. Khi chúng ta giảm bớt sự lệ thuộc với Trung Quốc thì mới nâng được tính tự chủ và an ninh kinh tế của mình."
 
Tớ bình luận: Về chuyện hướng chế độ thuế quan với nguyên vật liệu trong nước thì sai như tớ nói ở trên.
Về chuyện lệ thuộc vào Trung Quốc, đương nhiên là đang lệ thuộc. Nhưng lệ thuộc ở đây chẳng ăn nhập gì với chuyện hưởng chế độ thuế quan TPP cả. Và xét trên nghĩa tự chủ, an ninh kinh tế, khi không lệ thuộc (vào bông của) Trung Quốc mà chuyển sang lệ thuộc (vào bông của) Mỹ thì tính/bản chất lệ thuộc nước ngoài không thay đổi. Có chăng là lệ thuộc vào Mỹ thì thấy nó ... văn minh (và đỡ sợ) hơn là vào Tầu, thế thôi.
 
 

4 comments:

  1. Bác không hổ là vạch lá, túm ngay được một đống sâu. Bác Ngân này cũng giỏi lắm, nhưng đôi khi không phải cái gì cũng chính xác 100%, có gì bác bỏ quá.

    Bác không những am hiểu về kinh tế (vi lẫn vĩ mô), mà còn phân tích về chính trị sắc sảo nữa. Em có muốn chạy theo bác cũng chẳng kịp.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe, đồng chí không cần chạy theo tớ làm gì. Tớ mà biết đồng chí, lại chẳng ước ao giá mà chạy kịp đồng chí về cái thế mạnh nào đó của đông chí (chẳng hạn như có sức quyến rũ chết người). Lúc đó có khi đánh đổi lấy cái "am hiểu" như của tớ thì đồng chí lại từ chối vội ấy chứ.

      Delete
  2. Bác quá khách sáo rồi, em có lẽ đẹp zai gần zống bác thôi! Hi, hi...

    ReplyDelete
  3. Hehe, thôi thì tớ với đồng chí cứ khen nhau thế này cho có khí thế vậy!

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).