Wednesday 25 June 2014

Cần một nhận thức chung đúng đắn về tỷ giá (Bài đăng trên TBKTSG, 26/6/2014, bản gốc)

Bài này xuất hiện trên TBKTSG dưới tiêu đề: "Tỷ giá- cần cái nhìn đa chiều", do báo đặt lại.
---------------------------------------------
http://www.thesaigontimes.vn/116699/Ty-gia---can-cai-nhin-da-chieu.html

Cuối cùng thì đồng Việt Nam cũng đã “bất ngờ” bị phá giá nhẹ (hay tỷ giá được “điều chỉnh”) sau bao nhiêu nỗ lực kêu gọi phá giá bất thành của một số ít người trước bức tường bảo thủ sai lầm của các nhà chức trách và đại bộ phận chuyên gia kiên quyết chống lại chuyện phá giá, dù là nhẹ.
Trước đó cho đến tận tuần mới đây, chưa nói gì đến ý kiến phản đối phá giá của nhiều chuyên gia, ngay chính các quan chức Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần tuyên bố một cách rất thống nhất rằng hoàn toàn không hoặc chưa thấy có lý do gì để phá giá vì “cung cầu ngoại tệ hết sức dồi dào”, không có gì biến động bất thường, vì tài khoản thanh toán đang thặng dư lớn, vì quỹ dự trữ ngoại hối đã và đang tăng mạnh, vì những áp lực phá giá nếu có chỉ là do tin đồn, do đầu cơ trục lợi...

Trên hết, họ cực lực phản đối ý kiến của một số ít người kiến nghị phá giá để kích thích xuất khẩu vì tỷ giá đã bất động quá lâu trong khi chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ lớn dẫn đến tiền đồng bị lên giá thực ở mức lớn, ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, tăng nhập siêu. Lưu ý rằng thực tế tiền đồng lên giá thực so với đô la Mỹ cũng chính là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc trả lời phỏng bấn Bloomberg hồi tháng 9/2013 tại New York khi ông cho biết Chính phủ có kế hoạch “hạ giá VND tối đa 2% vào cuối năm (2013)”.
Nhưng theo nhiều chuyên gia và quan chức NHNN, phá giá không làm tăng xuất khẩu, mà, ngược lại, thậm chí làm tăng nhập siêu vì hàm lượng đầu vào nhập khẩu của hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có tỷ trọng cao. Họ còn cho rằng phá giá sẽ làm cho lạm phát tăng lên. Hơn nữa, phá giá làm cho lòng tin vào tiền đồng suy giảm, gây bất ổn định vĩ mô.

Và rồi điều gì phải đến đã đến. Phá giá đã phải diễn ra như đã thấy. Điều đáng nói là lý do để phá giá lần này được chính NHNN đưa ra là để “hỗ trợ xuất khẩu”, điều mà mới đó chính họ còn ra sức phủ nhận. Chưa hết, để trấn an dư luận về lo ngại phá giá làm tăng lạm phát, điều mà chính họ cảnh báo trước đây, NHNN tuyên bố rằng phá giá không làm tăng lạm phát.
Còn riêng về chuyện lòng tin vào tiền đồng, NHNN dường như vớt vát rằng đợt phá giá này là nằm trong kế hoạch để cho tỷ giá biến động không quá 1-2% trong năm nay. Nhưng e rằng hành động phá giá diễn ra không lâu ngay sau những lời tuyên bố mạnh mẽ không phá giá của NHNN (vì “không có lý do gì để phá giá”) mới chính là cái làm sứt mẻ lòng tin của công chúng vào lập trường chính sách của NHNN nói chung, vào tiền đồng nói riêng. Minh chứng là đã có nhiều ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng bày tỏ sự ngạc nhiên, bất ngờ với đợt phá giá lần này khi họ bị thuyết phục bởi những biện hộ cứng rắn của NHNN cho việc không điều chỉnh tỷ giá trước đó.

Những diễn biến trên cho thấy đã có sự biến chuyển theo hướng tích cực trong nhận thức về tỷ giá của NHNN. Và dư luận dường như cũng đã có sự biến chuyển tương tự khi không còn nghe thấy mấy lời phàn nàn, phê phán chuyện phá giá của NHNN từ giới chuyên gia nữa, mà thay vào đó là sự tán đồng (đây không phải là điều bất ngờ), hoặc sự cố gắng giải thích hành động phá giá này theo hướng không “chệch” quá xa so với ý kiến phản đối của mình trước đây (cũng không phải là điều bất ngờ).
Nhưng vạch ra những mâu thuẫn trong lời nói và hành động, cũng như sự biến chuyển tích cực trên trong giới chuyên gia và chức trách không phải là mục đích chính của bài viết này. Thay vào đó, như tiêu đề của bài, đây là cơ sở để nó lên tiếng kêu gọi hình thành một nhận thức chung đúng đắn về tỷ giá ở Việt Nam để tránh những tranh luận không còn cần thiết từ nay về sau nữa, ví dụ phá giá có hay không làm tăng xuất khẩu, tăng nhập siêu (vì đã rõ ràng, từ lý thuyết đến thực tế), và cũng là để tránh những hành động chính sách sai lầm như kiên định mù quáng với chính sách kìm giữ tỷ giá bất chấp điều kiện vĩ mô bất lợi thế nào.

Nhận thức này cụ thể là, việc quyết định có phá giá hay không không chỉ dựa vào quan hệ cung cầu ngoại tệ có thiếu hụt, căng thẳng hay không, mà còn phải dựa vào những yếu tố khác, trong đó có việc tiền đồng có lên giá thực (ở mức lớn) so với đô la Mỹ làm ảnh hưởng bất lợi đến cán cân thương mại hay không.
Cũng từ nhận thức thống nhất nói trên, mỗi khi có biến động gây áp lực lên tỷ giá và khi NHNN phải lên tiếng với công chúng về lập trường và ý định của mình thì NHNN cần phải thay đổi cách giải thích và lập luận phiến diện truyền thống của mình như nêu ở trên. Mọi giải thích và lập luận từ nay trở về sau phải xuất phát từ góc nhìn đa chiều bao hàm các yếu tố về quan hệ cung cầu ngoại tệ, về tương quan lạm phát trong và ngoài nước, về sức ép của tỷ giá lên thâm hụt thương mại, về cơ sở để gây dựng và củng cố lòng tin vào tiền đồng... Chỉ có như vậy thì chính sách về tỷ giá của NHNN mới có tính thực tiễn và sức sống lâu dài hơn trong nền kinh tế.

3 comments:

  1. Có, tớ đã viết và gừi bài phang đi rồi. Đầu tiên là TBKTSG, nhưng họ ko muốn đăng vì sợ làm rối trí bạn đọc vì tớ đã có bài này rồi, thứ hai là vì họ nói đủ về tỷ giá rồi. Tớ phải gửi sang báo khác, họ đã nhận và hứa đăng sớm. Các đồng chí đón đọc ủng hộ nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quên tớ không kể rằng hôm trước tớ có nhận được email của một đồng chí chuyên gia kinh tế Nhật đang làm tại Sứ quán Nhật ở Hà Nội bảo tớ comment về việc NHNN đột ngột phá giá sau khi cam kết như đinh đóng cột rằng không phá giá, và bày tỏ lo ngại về tính nhất quán trong chính sách của NHNN. Thế là đủ biết người ngoài nhìn vào chính sách tỷ giá hiện tại của NHNN là không hề đáng tin tí nào cả, như tớ đã phân tích, trái ngược hẳn với tự sướng của NHNN rằng đã gây dựng được lòng tin vào VND.

      Tớ rất muốn chuyển cho đồng chí Bình, NHNN và đội ngũ ăn theo nói leo xem những email như vậy để cho các đồng chí ấy sáng mắt sáng lòng hơn, có tự sướng thì cũng phải sướng có cách hơn không là liệt luôn. Rất tiếc là tớ không được phép làm vậy vì những nguyên tắc ràng buộc của ngân hàng tớ.

      Delete
  2. Nói thật với bác, dân mình cũng chẳng mấy người tin những phát ngôn bất nhất của các cơ quan NN, trong đó có NHNN, bởi vì nói khác & làm khác khiến dân mất nhiều niền tin. Đôi khi cũng phải nhắm mắt, bịt tai cho qua chuyện.

    Lâu lâu bác phang một cái vào đội ngũ miệng có gang thép này thấy sướng thiệt, bác cứ phát huy cho anh em hưởng ké!

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).