Tuesday 5 August 2014

Học ngay từ đây này

Tớ để ý thấy trên TBKTSG mấy số gần đây có đăng bài giảng về kinh tế, trong đó có tỷ giá và thương mại, chẳng hạn như trong bài ở link sau:

http://www.thesaigontimes.vn/118454/vu-dieu-cua-ti-gia-hoi-doai.html/

Các đồng chí, nhất là những đồng chí vẫn còn lấn cấn chuyện phá giá với tác động tiêu cực thì nên đọc và chỉ cần đọc ngay những bài giảng như vậy là sẽ tìm được câu trả lời cho các vấn đề mà các đồng chí đã lôi ra để phang tớ.

118 comments:

  1. Khổ quá, thấy bác Ngọc và các bạn phang nhau mà thấy buồn cười. Một bên thì bảo cần phải phá giá, nhưng phải "thăm dò" từng bước (bác Ngọc). Một bên thì bảo, phải thận trọng vì có thể có nhiều hệ lụy, nhưng cũng không nên cứ neo giá mãi (nhiều bạn khác). Vậy mà cũng cãi nhau. Khác gì, hai đứa trẻ cãi nhau - một đứa bảo: "Bà ấy sinh ra tôi, nên là mẹ tôi", trong khi đứa kia cãi: "Không, bạn sai rồi; tôi được bà ấy sinh ra nên tôi là con của bà ấy". Haha. Cãi nhau văng miểng, thậm chí chửi bới nhau thậm tệ chỉ vì quan điểm ... giống nhau, nhưng cách diễn đạt khác nhau. Thôi xin các bác, cãi nhau vô cớ, lũ trẻ nó cười. Hihi...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Xin lỗi, đứa trẻ thứ nhất nói: "Tôi được bà ấy sinh ra nên tôi là con bà ấy". Đứa thứ hai cãi: "Không, bạn sai rồi. Bạn được bà ấy sinh ra nên bạn là con bà ấy". Vậy mà cũng cãi nhau hihi...

      Delete
    2. Xin lỗi, lại nhầm. Xin viết lại như sau:

      Đứa trẻ thứ nhất nói: "Tôi được bà ấy sinh ra nên bà ấy là mẹ tôi". Đứa thứ hai cãi: "Không, bạn sai rồi. Bạn được bà ấy sinh ra nên bạn là con bà ấy". Vậy mà hai đứa cứ cãi nhau hoài, hihi...

      Delete
    3. Đồng chí lạc quan nhỉ?
      Đoc lại cuộc phang đồng chí sẽ thấy quan điểm (ban đầu) đâu có giống nhau (và cả bây giờ nữa, vẫn có đồng chí chưa thông).
      Vả lại phang nhau hoa ra không chỉ ở chuyện tỷ giá, mà còn chuyện khác nữa, chẳng hạn tớ dốt, viết luẩn quẩn thế mà vẫn được lên báo.

      Delete
  2. "Hồng Kông và Malaysia là hai trong số các nước hoạt động theo cơ chế này". Ủa, bộ ở hai nước này ( và còn nhiều nước khác) không có ai thông minh để chỉ cho họ thấy làm vậy là "ngu" sao? Mà sao chúng nó vẫn giàu hơn ta nhỉ? Ai đó nên phang cho nó mấy bài vế cái tội "ngu" đó đi.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí đang nói đến cái gì vậy, và cho ai vậy?

      Delete
    2. Tui đang thắc mắc là mấy nước kiên trì giữ ổn định tỷ giá chắc toàn những thằng ngu và chưa ai dạy cho họ về lợi ích của phá giá?

      Delete
    3. Xem lại xem Malaysia có kiên trì ổn định tỷ giá không nhé. Về HK, hơi khác một chút vì họ cố tình đánh đổi những cái khác để ổn định (không cố đinh) tỷ giá.

      Delete
    4. Tỷ giá của HKD cũng biến động đáng kể đấy, tuy không thể so với VN được. Hỏi ngược lại, nếu 2 nước này giàu nhờ ổn định tỷ giá thì sao cả thế giới không bắt chước nhỉ? Hay cả thế giới ngu?

      Delete
    5. Mỗi nước đặc thù riêng với các thông số riêng (lạm phát, nhập khẩu, chính sách tài khóa, tiền tệ, thể chế chính trị, văn hóa, tâm lý người dân...) nên ko nước nào giống nước nào. Vì vậy cũng không có quy luật nào là chung, có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh, mọi nước, mọi giai đoạn. Việt Nam cũng đã phá giá rồi đấy chứ, từ 1USD = khoảng 10.000 VNĐ những năm 90, bây giờ hơn 21.000 rồi. Không có một chính sách (tỷ giá) tốt cho mọi quốc gia; và cùng là một quốc gia, chính sách cho từng giai đoạn cũng khác nhau. Có thể trong vài năm tới, khi tình hình ổn định hơn, tâm lý người dân quen hơn, NHNN sẽ thả nổi tỷ giá. Vì vậy, không thể nói phá giá sẽ tốt cho mọi quốc gia và cho mọi thời kỳ (kể cả khi lạm phát thực của nước đó tăng hơn nước có đồng ngoại tệ đang so sánh). Có người nói, giai đoạn này của VN, không nên phá giá. Điều đó không đồng nghĩa với việc cố định tỷ giá vĩnh viễn. Vì vậy, tuy có người sốt ruột, nhưng NHNN vẫn kiên trì muốn giữ ổn định (chứ ko phải cố định) tỷ giá trong chừng mực có thể thì cũng không hẳn là vì "dốt" như ai đó nghĩ.

      Delete
    6. Dốt vì cho rằng phá giá không có lợi cho xuất khẩu, vì cho rằng không có lý do gì để phá giá (mặc dù lạm phát ầm ầm)... Đến mức đó thì không chỉ là dốt nữa mà thành kẻ phá hoại.

      Delete
  3. Vậy có người bảo bạn hoặc là dốt, hoặc là có ý đồ xấu khi xui phá giá lúc này, bạn nghĩ sao? Bạn cứ khăng khăng phá giá có lợi cho XK (vậy sao không phá giá vài trăm phần trăm cho lợi?), nhưng giả sử NHNN cân nhắc các khía cạnh khác thì thấy cái lợi cho XK không bù được cho cái hại ở các khía cạnh này nên quyết định chưa phá giá (hoặc chỉ phá chút đỉnh) thì sao? Rõ ràng Mã Lai, HKG, và còn nhiều nước khác đều có lý do khi muốn ổn định tỷ giá trong một giai đoạn nào đó chứ đâu phải cứ thấy lạm phát là phá giá? Bạn cứ cố nhét chữ vào mồm NHNN là họ muốn cố định tỷ giá (và cho là họ dốt). NHNN chỉ nói chưa cần phá giá lúc này hay lúc khác (tức là có thời điểm) và đều đó ai cũng biết (bằng chứng là giá USD vẫn tăng đều từ trước đến giờ từ 9- 10K/1 USD đến 15K, 16K, ... đến giờ là trên 21K.). Tôi cho rằng tốc độ phá giá như vậy là OK. Nếu bạn không nhận là mình dốt, thì chỉ còn khả năng là bạn xúi dại với ý đồ nào đó. Nếu bạn search trên Google thì có hàng chục bài viết phân tích lợi ích của phá giá đối với XK, nhưng cũng có hàng trăm bài viết phân tích tác hại của phá giá đến nhiều mặt khác của nền kinh tế. Vì vậy, lợi, hại phải tùy theo hoàn cảnh, từng thời kỳ chứ không phải cứ phá giá là có lợi. Một bạn nào đó đã phân tích, nếu phá giá để cạnh tranh về gia thì XK VN chẳng bao giờ cạnh tranh nổi. Chúng ta không thể cạnh tranh về giá (bằng cách phá giá nội tệ) mà phải bằng con đường khác. Bạn chỉ phân tích về khía cạnh kinh tế vì bạn có kiến thức cơ bản (chỉ là cơ bản thôi) về kinh tế, mà rất kém hiểu biết về khía cạnh thị trường, marketing, quản lý sản xuất, năng lực lõi, quản trị chiến lược.. Vì vậy, bạn không nên tự huyễn hoặc, nghĩ mình siêu phàm, còn người khác thì dốt cả. Tôi có thể khẳng định bạn chỉ biết một mà không biết mười. Hãy hít một hơi thật dài rồi ngồi tra cứu lại về lợi ích/nguy hại của việc phá giá đi và chấm dứt việc chê bai người khác ngu, dốt!!!

    ReplyDelete
  4. Thế thì quay lại mà phang NHNN vì sao lại phá giá, vi sao lại thay đổi lập trường nhé. Và xem lại nội dung phang nhau xem đã thống nhát được cái gì, đừng lặp lại tranh luận từ đầu cho phí thời gian. Riêng chuyện không cạnh tranh được băng tỷ giá, xem lại comment cua tớ troing bài 'bàn tròn tỷ giá'. Chịu khó nghĩ kĩ vào rồi hãy phang nhau với tớ nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. NHNN vẫn phá giá đấy chứ! Nếu không phá thì sao có tỷ giá như hôm nay (tren 21K/ 1USD) trong khi truoc đây chỉ là 10K/1USD? NHNN thay đổi lập trường theo tình hình kinh tế xã hội (lúc nào cần phá thì phá và phá bao nhiêu thì phải tính theo tình hình) chứ ko phải vì nghe lời của bạn (nếu nghe lời bạn chắc là phá ngay, phá mạnh rồi). Bạn chỉ thấy cái lợi cho XK (cho mỗi XK nhưng cũng chưa chắc), trong khi không thấy hết các khía cạnh khác. Vì vậy, bạn không nên chê người khác dốt. Bạn không biết ở giai đoạn nào thì cái gì cần ưu tiên hơn cái gì. Bạn không phân tích định lượng được (ví dụ phá giá 5% thì XK tăng được bao nhiêu %, NK giảm bao nhiêu %, lạm phát tăng bao nhiêu,bao nhiêu DN khó khăn, thất nghiệp tăng bao nhiêu...). Bạn cũng không hiểu rằng cuộc chiến về gia chỉ dành cho những quốc gia có thế mạnh về giá (tức giá thành thấp nhờ năng suất lao động cao, SX có quy mô lớn, tự động hóa nhiề, quản lý SX giỏi, mặt hàng độc quyền..). VN có thể sánh được với các nước khác về những thứ đó không mà đòi lao vào cuộc chiến về giá? Nói chung, những cái đầu tài chính, kinh tế, nếu thiếu kiến thức về marketing, thị trường, quản trị SX, quản trị chiến lược, thiếu hiểu biết về văn hóa, xã hội, tâm lý, hành vi tiêu dùng...đều sẽ rất "cứng nhắc" và dễ dẫn đến những quyết định cứng nhắc. Cần nhìn vào bức tranh tổng thể của nền KT và cả yếu tố xã hội (big picture) hơn là cứ xoáy vào mỗi chuyện export.

      Delete
    2. Bạn chỉ phân tích định tính (phá giá tốt lắm) và cứ thế xúi người ta phá giá. Nếu muốn thuyết phục, bạn phải có những dẫn chứng mang tính định lượng!

      Delete
    3. Thế đã đọc bài giảng trên Tbktsg chưa? Bảo đốt hết sách đi và đừng xui phá giá nữa vì phải chứng minh bằng định lượng đã rồi mới được phá giá

      Delete
  5. Và đã bảo là xem lại tỷ giá của Mã va HK mà chưa xem à?

    ReplyDelete
  6. Hmmm, vẫn không chịu trả lời đúng vấn đề nhỉ. Tại sao trươc đó mới 1 vài ngay mà vẫn nói chắc như đinh đóng cột rằng sẽ không phá, vì chẳng có lý do gì để phá, vi pha giá không cần thiết má sau đó lại phá và tuyên bố rằng để hỗ trợ xk. Rồi chuyện cạnh tranh giá nữa, đã đọc comment của tớ chưa, kể cả gần đây nữa?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đó là cách trả lời của cơ quan quản lý. Họ không dại gì nói trước là sẽ phá giá vì như vậy càng gây bất an. Sơ đẳng vậy mà cũng ko hiểu?

      Delete
    2. Thế rốt cuộc vấn đề phang tớ là gì vậy? Nên hay không nên phá giá như vừa rồi?

      Delete
    3. Phá giá như vừa rồi chỉ là một động tác linh hoạt của NHNN khi xem xét tình hình KTXH ở nhiều góc độ và đã nằm trong dự tính chứ không phải là vì nghe bạn nói nhiều quá nên phá tí để xoa dịu. Phá như vừa rồi thực tế không có tác động gì đáng kể đến XK cả.

      Delete
    4. 1. Phang tớ cái gì vậy?
      2. Tớ nói Nhnn nghe tớ nên phá giá à?
      3. Tại sao nhnn phải phá giá?

      Delete
  7. Em thì em thấy nếu phá giá mạnh, tiền lương của em quy đổi ra USD tự nhiên thấp xuống (nên để dành, tích lũy cho học tập, du lịch nước ngoài sẽ mệt hơn). Còn những thứ hàng hóa nhập khẩu hoặc có nguồn gốc nguyên liệu NK thì tăng cao (những loại hàng hóa này ở vN nhiều lắm). Em chẳng thích phá giá tí nào. Và chắc hàng triệu người làm công ăn lương cũng vậy. Tự nhiên lương mình đang quy đổi ra 500 USD, phá giá xong còn có 490 USD huhu.

    ReplyDelete
  8. Bạn còn chưa chịu tìm hiểu cơ cấu xuất khẩu, cơ cấu nhập khẩu, chưa phần tích yếu tố nào làm XK thắng/thua mà cứ khăng khăng nói là tại giá và đòi phá giá.

    ReplyDelete
  9. Đọc lại bài giảng trên tbktsg và cả trả lời bên trên, cũng như trong blog này

    ReplyDelete
    Replies
    1. Và đồng chí đang lặp lại vấn đề suốt mấy hôm nay rồi đấy. Hãy đọc lại để xem đã tranh luận những gì và đã thống nhất được gì, như có đồng chí bảo rằng ai cũng biết rồi vì là kiến thức cơ bản rồi.

      Delete
    2. Bạn có phân tích định lượng nào đâu mà khoe?

      Delete
    3. Có cần phan tích định lượng không? Bài giảng sách giáo khoa và trên tbktsg là vô nghĩa à?

      Delete
  10. NHNN vẫn phá giá đấy chứ! Nếu không phá thì sao có tỷ giá như hôm nay (tren 21K/ 1USD) trong khi truoc đây chỉ là 10K/1USD? NHNN thay đổi lập trường theo tình hình kinh tế xã hội (lúc nào cần phá thì phá và phá bao nhiêu thì phải tính theo tình hình) chứ ko phải vì nghe lời của bạn (nếu nghe lời bạn chắc là phá ngay, phá mạnh rồi). Bạn chỉ thấy cái lợi cho XK (cho mỗi XK nhưng cũng chưa chắc), trong khi không thấy hết các khía cạnh khác. Vì vậy, bạn không nên chê người khác dốt. Bạn không biết ở giai đoạn nào thì cái gì cần ưu tiên hơn cái gì. Bạn không phân tích định lượng được (ví dụ phá giá 5% thì XK tăng được bao nhiêu %, NK giảm bao nhiêu %, lạm phát tăng bao nhiêu,bao nhiêu DN khó khăn, thất nghiệp tăng bao nhiêu...). Bạn cũng không hiểu rằng cuộc chiến về gia chỉ dành cho những quốc gia có thế mạnh về giá (tức giá thành thấp nhờ năng suất lao động cao, SX có quy mô lớn, tự động hóa nhiề, quản lý SX giỏi, mặt hàng độc quyền..). VN có thể sánh được với các nước khác về những thứ đó không mà đòi lao vào cuộc chiến về giá? Nói chung, những cái đầu tài chính, kinh tế, nếu thiếu kiến thức về marketing, thị trường, quản trị SX, quản trị chiến lược, thiếu hiểu biết về văn hóa, xã hội, tâm lý, hành vi tiêu dùng...đều sẽ rất "cứng nhắc" và dễ dẫn đến những quyết định cứng nhắc. Cần nhìn vào bức tranh tổng thể của nền KT và cả yếu tố xã hội (big picture) hơn là cứ xoáy vào mỗi chuyện export.

    Bạn nào comment ở trên chí lí thật!

    ReplyDelete
  11. Tớ thì chẳng mấy khi được báo chí xin phép đăng lại

    ReplyDelete
  12. Mấy ngày nay tôi theo dõi tranh cãi giữa bác Ngọc và nhân vật bí ẩn Anonymous nhưng vẫn chưa rút tỉa ra điều gì rành mạch. Có thể là do quan điểm, góc nhìn khác nhau của mỗi người đối với chính sách tỷ giá của NHNN. Phá giá hay không phá giá tiền đồng? Các chuyên gia, các nhà kinh tế vẫn bất đồng, chưa có tiếng nói chung. Nếu NHNN chọn mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng sau giai đoạn suy giảm thì lựa chọn phá giá là đúng đắn. Còn điều này có làm bất ổn vĩ mô hay không là chuyện khác và tất nhiên sẽ có giải pháp cho nó.

    Chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa lâu nay của NHNN đã khiến cho tiền đồng bị lên giá thực vì lạm phát của Việt Nam cao hơn hẳn Mỹ và một số nước có giao thương với Việt Nam. Dù mới đây, NHNN đã có động thái phá giá nhưng không đủ mạnh để chặn đà lên giá của tiền đồng so với đô la Mỹ. Nguyên nhân có thể là NHNN vẫn chưa thoát khỏi nổi ám ảnh lạm phát cao và lo ngại phá giá sẽ tác động tiêu cực đến DN nhập khẩu, đến công ăn việc làm của khu vực này.

    Tuy nhiên, phải nói cho rõ rằng, chính sách ổn định tỷ giá lâu nay đã làm suy yếu sức cạnh tranh của khu vực xuất khẩu, trong khi đó hàng nhập khẩu đã tràn ngập thị trường trong nước, cạnh tranh với DN nội và cả xuất khẩu. Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi lớn nhất của chính sách ổn định tỷ giá, hàng nhập từ nước này với mẫu mã đa dạng, giá rẻ, chất lượng trung bình thấp, lấy ví dụ như hàng may mặt, đã có mặt khắp cửa hàng, chợ, siêu thị, tới các vùng miền xa xôi. Tương tự, nguyên nhiên liệu của ngành công nghiệp chế biến cũng được nhập từ Trung Quốc vì lý do giá rẻ hơn hàng nội hoặc hàng nhập từ nước khác. Nói chung, nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc. Sự lệ thuộc này dẫn tới những sự lệ thuộc khác.

    Sự kiện giàn khoan HD 981 trên biển Đông một lần nữa gợi lên cuộc tranh luận về chính sách vĩ mô của Việt Nam, trong đó có chính sách tỷ giá, và làm thế nào để giảm những tổn thất khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc leo thang thêm nữa. Trong bối cảnh đó, nhiều đề xuất đã được đưa ra, gồm cả chính sách dài hạn như nâng cao năng xuất, cải cách pháp lý và chính sách ngắn hạn như phá giá tiền đồng. Thực tế, đợt phá giá vừa qua, chính NHNN đã lấy lý do là hỗ trợ xuất khẩu.
    Chắc có lẽ các nhà nghiên cứu vĩ mô của NHNN đã khuyến nghị lên lãnh đạo của họ rằng phá giá để nâng đỡ DN xuất khẩu, qua đó thúc đẩy trưởng kinh tế. Tôi không rõ các nhà nghiên cứu như thế có tiến hành các phân tích định lượng hay không vì họ không công khai nó, nhưng những bài viết của bác Ngọc mà theo tôi là người đã theo đuổi xuyên suốt chủ trương phá giá tiền đồng mạnh mẽ nhất. Tất nhiên, những bài viết này không dựa trên một cuộc nghiên cứu định lượng (như những nghiên cứu trước đây của bác hồi còn học ở Nhật), chúng gồm những phân tích dựa trên những suy luận lô-gíc, thuyết phục người đọc (gồm cả tôi).

    Còn phá giá có dẫn tới mất ổn định vĩ mô (lạm phát) hay không thì bác Ngọc đã có đề xuất của mình thông qua phát hành tín phiếu để hút bớt tiền đồng mà NHNN đã tung ra mua đô la. Trong trường hợp này, tôi thấy rằng NHNN đã không làm tốt cam kết của mình. Bằng chứng là một tuần sau khi phá giá, tỷ giá danh nghĩa đã giảm xuống, cho thấy NHNN còn lúng túng với các nghiệp vụ và công cụ có trong tay của mình.

    Bác Ngọc nói ai đó, tổ chức nào đó “ngu, dốt” thì cũng nói trên blog, rõ ràng những bài viết được đăng báo không có những từ chỉ trích cá nhân này. Sự tư tin vào lập luận và kiến thức của bác cũng cần thiết trong tranh luận, đối khi hơi kiêu hãnh cũng chẳng sao. Đó thuộc vệ cá tính con người. Quan trọng là yếu tố thông tin, kiến thức, thông điệp hay lý lẻ mà bác gửi gắm trong các bài viết.

    Nói thêm một tí, bác Anonymous vui lòng cho tôi biết nghiên cứu định lượng nào (về tỷ giá) đã đưa vào các kiến thức về marketing, thị trường, quản trị sản xuất, quản trị chiến lược, về văn hóa, xã hội, tâm lý, hành vi tiêu dùng … để bạn đọc tham khảo.

    Tôi không hoàn toàn tán thành mọi nhận định trong các bài viết của bác Ngọc, nhưng riêng chuyện tranh luận đúng sai giữa bác Ngọc và Anonymous, tôi thấy mình nên tham gia chút xíu trên đây.

    ĐNhân

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đồng chí Nhân cứ như đi guốc trong bụng tớ, và còn nói hay hơn tớ nhiều. Nên tớ mạo muội xui các đồng chí còn muốn phang tớ thì phang luôn đồng chí Nhân, để tớ rút êm, không tờ đau nhừ hết cả người, cố tí nữa khéo tắc tử. Tóm lại là bây giờ tớ lặn đây, các đồng chí thích phang thì cứ phang nhé.

      Đồng chí Nhân mở lượng hải hà cứu giúp tớ nhé, tớ cám ơn nhiều nhiều.

      Delete
    2. 1. Bạn Nhân vì tỷ giá cao nên hàng TQ tràn ngập thị trường là hoàn toàn sai. Hàng TQ tràn ngập VN vì nhiều lý do khác nhau chứ ko phải vì ổn định tỷ giá:
      -TQ có lợi thế về quy mô, đồng thời cũng rất giỏi trong quản trị SX nên sản xuất được những SP có giá thành quá rẻ và vì thế họ cạnh tranh với chúng ta về giá. Đó là thế mạnh của họ
      -Hàng TQ nhập lậu qua đường tiểu ngạch nhiều, chứ không phải chủ yếu qua chính ngạch
      - Nếu chúng ta xác định cạnh tranh với TQ bằng giá thì chỉ từ thua tới thua. Chúng ta phải cạnh tranh bằng chất lượng, bằng định vị SP khác biệt, bằng các hoạt động marketing, bằng năng lực lõi chứ không thể bằng giá (giá chỉ là thứ yếu).
      2. Bạn nói nghiên cứu của bạn Ngọc là logic. Tôi đâu có nói phá giá để hỗ trợ XK là phi logic. Nhưng nếu nói phá giá có thể gây ra lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô, gây khó khăn cho DN cũng là lô gic và cũng đã từng có thực tế chứng minh (chính vì vậy nên mới phải thận trọng). Lợi hại đều có cả, nên mới cần những phân tích định lượng và những dẫn chứng có con số để chứng minh lợi nhiều hơn hại hay hại nhiều hơn lợi. Nếu chỉ phán theo cảm tính (như tập thể dục có lợi cho sức khỏe) thì ai phán chả được. Vì ko chứng minh được nên không thể thuyết phục được. Và vì vậy, không thể chê người khác ngu dốt.
      3- "Kiêu hãnh" khác với kiêu căng, ngạo mạn và vĩ cuồng. Bạn ko thể dùng blog (kênh ngôn luận của mình) để chê người khác ngu dốt > Cần biết rằng những người theo trường phái thận trọng đều là những người có học vấn, có trải nghiệm, được đào tạo cả trong, ngoài nước. Họ khác quan điểm với mình ko có nghĩa là họ dốt. Hơn nữa, như tôi nói, bạn Ngọc chỉ biết một mà ko biết mười. Bạn có thể có kiến thức K tế, nhưng như thế chưa đủ, còn những kiến thức khác cũng cần phải học để nhìn thấy bức tranh tổng thể chứ không chỉ nhìn thấy một chi tiết duy nhất là xuất khẩu (chi tiết này ai cũng biết, không có gì lạ).


      Delete
    3. 4. Nếu có ai đó khiêm tốn, tự nhận mình là "ếch ngồi đáy giếng", thì không phải vì thế mà bạn Ngọc có quyền gọi họ là ếch với giọng điệu khinh miệt. Cũng như có người khiêm tốn xưng là "kẻ hèn này, xin được lắng nghe tiên sinh" thì không có nghĩa là bạn có quyền gọi người ấy là "thằng hèn". Đó là văn hóa sơ đẳng!
      5. Bạn nói hút tiền để kiểm soát lạm phát. Ai chẳng biết, nhưng hút tiền không phải là không có tác dụng tiêu cực. Nếu vậy, cứ hễ lạm phát thì dùng thuốc chữa duy nhất là hút tiền (dễ quá). vậy sao VN mình cứ lạm phát hoài?
      6. Ngay bạn Ngọc cũng nói :"Phá giá KHÔNG NHẤT THIẾT gây bất ổn kinh tế vĩ mô" Bạn nói "không nhất thiết" nghĩa là bạn thừa nhận "có thể" gây bất ổn. Nếu bạn tin chắc là không gây bất ổn, bạn phải nói là "CHẮC CHẮN" chứ sao lại là "không nhất thiết"?

      7. Tôi (và các chuyên gia khác cũng vậy) không ai nói phá giá hỗ trợ xuất khẩu là phi logic. Tôi chỉ nói, phá giá không phải là thần dược và không phải là ko có tác dụng phụ (side effect). Tôi bức xúc với kiểu ăn nói ngạo mạn (thậm chí hỗn láo) của bạn Ngọc và thấy rằng những lập luận của bạn còn sai nhiều chỗ mà tôi đã chỉ. Chưa kể bạn còn nhét chữ vào các văn bản, quy định của NHNN để có cớ chê bai, lăng mạ.

      Delete
    4. 8. Bài năng suất lao động gì đó của bạn Ngọc cũng là một ví dụ về những phân tích dễ dãi, kết luận dễ dãi, chê bai quá đà ( bạn bảo đất nước này thiếu những cái đầu làm ra tiền và biết cách tiêu tiền...). Bạn đang vơ đũa cả nắm và xem như đất nước này, dân tộc này đều thế cả? Chỉ có bạn là khôn ngoan? Những phân tích lẩn quẩn, bế tắc và mang nhiều vẻ cay cú, chỉ trích nhiều hơn là mang tính xây dựng. Nếu bạn biết là những cái đầu ấy quá kém cỏi thì bạn chỉ giùm cho vài chiêu để họ khôn ra chứ sao lại kết luận kiểu như "hết thuốc chữa"? Bài viết ngủ trưa, gmail... cũng là một dạng kết luận cẩu thả, dễ dãi và thiếu trác nhiệm với chính mình. Mới sống ở nước ngoài vài năm, bạn đã chê bai chuyện nv ngủ trưa, chuyện sử dụng gmail... Nói chung, bạn không hiểu gì về doanh nghiệp về động viên nhân viên, về quản trị theo mục tiêu (kết quả)... mà lúc nào cũng đưa ra những phán xét võ đoán, gắn liền với tích cách tự cao, tự phụ của bạn.

      Còn nhiều, rất nhiều những vấn đề tôi có thể viết về bạn Ngọc, nhưng có lẽ nhiêu đâu là tạm đủ. Tôi cũng oải quá rồi!

      Delete
    5. Tốt rồi, tớ mừng quá!

      Delete
    6. Chúc ngủ ngon nhé!

      Delete
    7. Ừ, cám ơn đồng chí, và cũng chúc đồng chí ngủ ngon nhé. Thỉnh thoảng vào ghé thăm tớ cho tớ vui nhé.

      Delete
    8. Tôi sẽ còn thăm và bình luận những bài viết của bạn dài dài. Hay thì khen, dở thì góp ý chứ không thần tượng cũng không ác cảm. Thật lòng mà nói, cách viết của bạn khá sắc, nhưng nếu đầu tư thêm chiều sâu và tránh những lập luận mang tính võ đoán thì sẽ tăng phần thuyết phục. Tôi nói ví dụ, bạn đi dường, thấy có người bị tai nạn nằm bất động, chung quanh có nhiều người, nhưng không ai bước đến đỡ người ấy dậy. Thế là bạn xông vào nâng người đó lên đồng thời mắng nhiếc xối xả những người chung quanh là vô cảm, là ác độc hoặc ngu, dốt. Hành động của bạn là có thiện chí (và hợp lôgic), nhưng rất tiếc có thể gây hậu quả nặng nề hơn cho người bị tai nạn vì người ấy đang bị chấn thương cổ, cần nằm cố định để chờ xe cứu thương. Vấn đề tỷ giá cũng vậy. Không nên chỉ nhìn vào khía cạnh xuất khẩu và la lối, chê bai những người mà theo suy nghĩ của bạn là không biết "phá giá sẽ hỗ trợ XK". Cần biết rằng cụm từ "hỗ trợ" (support) chỉ là một động từ, thể hiện một hành động "giúp đỡ", "tạo điều kiện", nhưng còn kết quả như thế nào lại là chuyện khác. Đôi khi sự giúp đỡ vội vàng hoặc là không có kết quả, hoặc là kết quả rất thấp, thậm chí có lúc còn gây hại cho người được giúp đỡ.

      Một lần nữa, tôi nhắc lại, tôi (và nhiều người khác) không ai nói hãy giữ cố định tỷ giá vĩnh viễn. Tất cả đều nói, hãy cẩn trọng, coi chừng tác dụng phụ. Chỉ khi nào tính toán và triệt tiêu/giảm thiểu các tác dụng phụ để chắc chắn rằng phá giá sẽ có lợi hơn (về mặt tổng thể) thì hãy tiến hành. Và khi tiến hành cần tính toán lộ trình, mức độ, thời điểm... Tôi cam đoan với bạn rằng thời điểm này phá giá mạnh sẽ có hại nhiều hơn lợi. Phá giá có lộ trình (đương nhiên NHNN không nên công bố trước lộ trình cũng không nên nói trước sẽ phá giá có lộ trình vì sẽ gây bất an vế mặt tâm lý) là giải pháp khôn ngoan, chứ không phải giữ nguyên tỷ giá cũng không phải phá mạnh cho cân bằng lạm phát. Các bước đi của NHNN vừa qua, tôi cho rằng khá chắc chắn (tuy có chậm). Chắc chắn thì phải chậm thôi, biết làm sao được. Khi nào "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" thì ta tăng tốc. Có gì đâu mà "dốt" với "ngu"?

      Delete
    9. Tớ thật là không muốn phang nhau với đồng chí nữa vì không muốn phí thời gian vô ích, vi đồng chí không chịu hiểu những cái tớ phang đồng chí và không chịu trả lời những câu hỏi tớ nêu. Còn nếu đồng chí muốn chứng minh tớ đúng như đồng chí đang muốn chứng minh thì tớ đồng ý luôn cho đồng chí sướng, thanh thản, nhẹ nhõm để ngủ cho ngon nhé. Tớ cũng đồng ý đồng chí là một chuyên gia trên cả giỏi vi giỏi hơn... tớ. Thế nhé, ok chưa?

      Delete
    10. Bạn đừng giẫy nẩy lên như trẻ con vậy. Bạn cứ hỏi từng câu, tôi sẽ trả lời từng câu cho bạn. Ngược lại, bạn cũng đã không chịu trả lời hàng chục câu hỏi của tôi và một số bạn khác đã comment (cứ xem chỗ nào có dấu hỏi thì sẽ biết câu hỏi).

      Delete
    11. Thế tóm lại đồng chí phang tớ về vấn đề gì? Tớ thấy loanh quanh thế nào mà đồng chí cũng đồng ý với tớ, đúng như đồng chí gì ở trên cùng trong entry này chỉ ra đấy.

      Delete
    12. Nêu ngắn thôi, đánh số thành từng vấn đề đê cho dễ trả lời

      Delete
    13. À, lưu ý đồng chí về cách dùng từ của đồng chí nhé

      Delete
    14. Phang số 1: Bạn nói phá giá hỗ trợ XK, và chỉ có vậy, rồi chê người khác ngu, dốt. Tôi nói, "hỗ trợ" là đúng, nhưng kết quả tốt thì chưa chắc. Chưa kể những tác động tiêu cực khác.
      Phang số 2: Bạn không phân tích những phản ứng phụ của phá giá mà chỉ nói mỗi viêc giảm cung tiền. Lập luận này đúng nhưng chưa đủ (vì còn nhiều yếu tố khác, và bản thân giảm cung tiền cũng gây hệ lụy). Bạn không có phân tích định lượng (ví dụ phá giá bao nhiêu% thì XK sẽ dự báo tăng bao nhiêu %, NK sẽ giảm bao nhiêu, những DN nào sẽ gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp có tăng lên, tâm lý người dân sẽ ra sao, nếu vì phá giá mà dân chúng ồ ạt mua USD thì sao...?.
      3. Bài năng suất lao động : phân tích lẩn quẩn, lập luận toàn ngụy biện. Bạn nói năng suất lao động thấp vì GDP thấp la 2no1i ngược. Đúng ra vì năng suất lao động thấp nên GDP mới thấp. Đó là điều sơ đẳng. Làm việc chậm chạp, thiếu cơ giới hóa, tự động hóa, sai chiến lược, lao vào SX những thứ mình kho6ngc ó thế mạnh, nên năng suất thap. Năng suất thấp nên GDP thấp chứ ko phải ngược lại.
      4. Bạn chê bai nhân viên ngủ trưa ở VP, trong khi ngử trưa là một ttrong những chính sách Wok-Life Balance (như một tác giả đã phân tích). nó giúp tái tạo sức lao động, nó phù hợp với thời tiết, khí hậu của VN. Bạn chê những người sử dụng Gmail... Bạn không biết là đanh giá NV thì phải chú trọng kết quả chứ không phải chú trọng thái độ, tinh thần (vốn là những thứ rất khó đo lường)...
      Tạm thời vậy đã nhé.

      Delete
    15. À quên, bạn còn nhét chữ vào văn bải NHNN. Khi họ đề nghị, kêu gọi thù bạn cho rằng NHNN đang chỉ đạo, ra lệnh và hoi ngượi lại ""rủi ro ai gánh?" Bạn cho răng NHNN là "cấp trên" của các NH cổ phần. Quan niệm này sai hoàn toàn!

      Delete
    16. 1. Xem lại tớ chê ngu là vì cái gì. Ngay trong entry này đã nói đến.
      2. Phản ứng phụ của phá giá là gì? Giữa phá giá và kkhông phá giá, chọn cái nào? Tại sao phải phân tích định lượng khi kiến thứ cơ bản là phải phá giá? Nếu phải phân tích định lượng trước khi phá giá thì kể ra xem co những trường hợp nào đã xảy ra trên thực tế?
      3. Nsld thấp vì đo bằng gdp, sai cái gì?
      4. Bài đó la goc nhìn từ nnước ngoài, nếu thích thì cứ giữ lấy những thói quen khac người thế nhé

      Delete
  13. 5. Khi Nhnn đã ra một công văn như vậy, đồng chí nghĩ là nhtm có thhẻ lam lơ à?hế thì cứb nghĩ nhu vậy nhé

    ReplyDelete
  14. Bây giờ đến lượt tôi hỏi:
    1- Tại thời điểm này, ngày hôm nay, theo ý bạn nên phá giá bao nhiêu? Và sau bao lâu nữa thì phá nữa và phá bao nhiêu để hết "ngu"?
    2- Một người lười biếng vận động nên có sức khỏe kém ( béo phì, huyết áp cao, tiểu đường - đo bằng các chỉ số cân nặng, đường huyết, thành phần đường ttrong máu). Khi hỏi vì sao anh để sức khỏe mình đến nông nổi này? Nếu người đó trả lời là tại vì tôi bị béo phì, huyết áp cao, tiểu đường... thì đúng hay sai?

    ReplyDelete
  15. Tra loi cau hoi to truoc da, cho dut diem

    ReplyDelete
  16. 1. một công văn gợi ý, đề nghị không thể mang tính áp đặt. Tương tự như Sở Kế hoạch và Đầu tư có thể kêu gọi các doanh nghiệp cố gắng tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu không có nghĩa là bắt phải xuất sang thị trường nào.
    2. Những dợt phá giá ở bất cứ đâu đều có tính toán lợi hại bằng định lượng dù không công bố (nên phá giá bao nhiêu, lộ trình thế nào, ước tính XK tăng bao nhiêu, ước tính lạm phát sẽ tăng bao nhiêu, ước tính bao nhiêu % doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, giải quyết những ảnh hưởng đó ra sao...). Không ở đâu, không nước nào páh giá mà không tính toán định lượng (dù là ước tính), tôi có thể khẳng định như vậy! Nếu ko tính toán định lượng thì tại sao không phá luôn vài chục thậm chí vài trăm phần trăm cho có lợi cho XK?
    3, Năng suat lao dong do bang GDP khong sai, tuong tu nhu suc khoe duoc do bang cac chi so duong huyet, huyet ap, tim mach, can nang, chieu cao.... Nhung khong the noi nguyen nhan nag suat lao dong thap la do GDP thap. Tuong tu, khong the noi nguyen nhan cua suc khoe kem la tai cac chi so do luong suc khoe khong tot. Cho nay ban nham lan te hai!

    4. Ban che nguoi ta ngu cung giong nhu ban la loi sao thay nguoi ta nga nam ngoai duong ma khong do nguoi ta len, ma chi dung nhin (da co vi du o tren).

    5. Neu la goc nhin nuoc ngoai ve chuyen ngu trua, thi nguoi khac cung co goc nhin cua minh, vi vay khong the che nguoi ta duoc. Neu nhu ban di den mot nuoc dao Hoi ma bao sao phu nu o day ngu the, khong chiu khoe hàng cho đẹp mà ứ che che chắn chắn hết.

    Bây giờ bạn tra loi tôi đi!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Từ từ đã, xong các vấn đè trên rồi mới đén vấn đề của đc.
      1. Tớ hỏi là các Nhtm có lờ công văn trên của Nhnn được không? Nếu lờ thì Nhnn cũng chịu à?
      2. Đồng chí đưa ra dẫn chứng về định lượng đi, đừng khẳng định trước khi đưa ra dãn chứng. Chuyệnnphá giá vài chục phần trăm mặc dù ngoài phạm vi tớ đề cập nhưng cũng đã từng xảy ra, muốn biết thì đồng chí tự tìm hiểu nhé (gợi ý: những nước bịn khủng hoảng)
      3. Nsld thấp vì gdp thấp, vì tiền lương thấp, nên giá trị một giờ lao động thấp. Lại lưu ý đồng chí cách dùng từ.
      4. Chê là ngu như tớ chỉ ra là đúng hay sai? Trả lời vào câu hỏi, đừng lái vấn đè đi.
      5. Tớ nói là thông cảm tại sao fptis lại làm thế, và muốn theo thông lệ quốc tế thì phải bỏ các thói quen đó. Còn nếu muốn giữ phong tục tập quán thì là chuyện khác, cứ việc nhé.

      Delete
    2. 1. Cai nao ngan hang co loi thi lam, cai nao thay rui ro cao thi bo, ko van de gi ca.
      2. Dinh luong la tinh toan xem nen pha gia bao nhieu la vua. Khi pha gia thi se anh huong bao nhieu % den XK, NK, lam phat.. To da noi la tat ca cac nuoc pha gia deu tinh toan dinh luong khi pha gia (chang le lai liet ke het?)
      3. Ban nham lan hoan toan giua cause and effect. Giai thich vay ma ko hieu nua thi chiu.
      4. Che ngu là sai vì ban khong thay het van de nen tuong nguoi ta ngu (vi du ban khong biet la nan nhan dang bi chan thuong o co nen cu xong vao nang nguoi ra day va che nguoi khac dung nhin la ngu. Vi du vay ma ko hieu thi chiu!)
      5. Thong le quoc te gi chuyen ngu trua? Chang le VN dung ăn phở nua de hoi nhap? Nam nu nen om hon nhau tren xe buyt cho van minh nhu Tay?
      Roi, tra loi di!

      Delete
    3. Đã trả lời tử tế đâu mà chuyển sang vđ khác?
      1. Rủi ro cao thì bỏ. Nhưng nếu Nhnn cho rằng không có rủi ro và đề nghị cho vay tín chấp (giống như đã từng chỉ đạo cho vay trước đây ấy) thì Nhtm có làm lơ được không?
      2. Không yêu cầu kể hết, chỉ cần vài trườngb hợp.
      3. Giải thích như tớ sai chỗ nào?
      4. Chê dốt vì la TS ma con sai từ kiến thức cơ bản ràng phá giá không có lợi, rằng không có lý do gì để phá gia (mặc dù vnd lên giá thực mạnh) thì là sai à? Kiến thức cơ bản chẳng hạn 3+3=6 mà còn sai thì gọi học sinh dó ngu là sai à?
      5. Không thấy tớ nói rằng ở nhiều nước không có ngủ trưa à? Và đã bảo là thấy mình hay thì cứ tiếp tục thó quen thế, phang cái gì ở đây?

      Delete
  17. Bạn cố ý "cù cưa" để né tránh trả lời thì thôi. Khỏi phải mất thời gian nữa. Bạn cứ lên báo đi, tớ sẽ phang tiếp cho mà coi (đương nhiên, nếu thấy vô lý). Bạn nói TS mà còn sai cơ bản. Có nhiều TS sai cơ bản theo kết luận của bạn. Suy ra, bạn có là TS, bạn cũng có thể sai cơ bản (ví dụ nhầm lẫn cause và effect). Vì vậy không thể trách người khác phang mình. Thôi nghỉ đi. Lúc nào rảnh thì tranh luận tiếp. Bạn cù cưa hoài, mất hết thời gian của tôi.

    ReplyDelete
  18. Hehe, thôi đến đây thì hạ màn, lột mặt nạ nhé. Tớ gặp rất nhiều người nhu đồng chí rồi, nên không lạ lẫm gì. Tớ đợi các bài phang như trên và các bài khác của đc trên báo chí. Nếu được, đc cho biết tên hoạc bút danh để tớ tiện theo dõi. Tks

    ReplyDelete
  19. Bạn cứ chờ bút danh 'Phang Tiên Sinh" nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thôi đc lượn đi cho tớ nhờ. Cuối cùng té ra cũng ấm a ấm ớ.

      Delete
  20. Haha. Just to challenge you to see how you react and to let everyone (including yourself) know your "real", not "nominal", level. You could not answer the questions and tried to distract audiences' attention by keeping throwing your questions back. Haha, now everybody knows who you are and what level you are on.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sao vẫn còn lảng vảng ở đây à? Không biết nhục, biết xấu hổ là gì à?


      Delete
    2. Ai nhục thì mọi người đều biết! Đuối lý trong tranh luận rồi chửi bới sao? Có giỏi thì tranh luận sòng phẳng, còn chửi bới như hàng cá, háng tôm thì đâu còn là trí thức? Đóng cửa blog này đi là vừa! Ai xấu hổ hơn ai?

      Delete
    3. Tớ bó tay với đồng chí. Thôi nhé.

      Delete
  21. Em pó tay hai bác, tranh luận dẫn đến tranh loạn.
    Mà em đã góp ý nhiều, các bác nên tranh luận cởi mở, manh tính xây dựng, đằng này phang nhau dữ quá, mất hết tình cảm. Buồn thật!

    Em mong bác nào mới tham gia nên hiểu tính cách bác Ngọc, nếu không hợp thì rút em, chú quăng lựu đạn vào nhau, anh em dính miểng hết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ cũng phải bó tay mà xin lỗi đồng chí và các đồng chí bạn đọc có thiện ý khác của blog này về chuyện không hay này. Nhưng đó là điều khó tránh khi có những đồng chí tranh luận với mục đích không tốt, như tớ nói, nhằm defame tớ.

      Nói chung là tớ chỉ cần nghe vài lời hoặc đọc vài dòng của đối phương là tớ có thể biết họ là như thế nào. Nên trong trường hợp này, tớ đã chủ trương là tránh đôi co, tranh luận với đồng chí giấu mặt này vì biết rằng chỉ phí thời gian vô ích và mua bực vào người, thậm chí là dẫn đến những hậu quả kiểu này. Tuy vậy, họ không hiểu và còn được đà tiến tới chơi tớ tới cùng với mục đích xấu, nên buộc tớ phải đáp lại. Mặc dù cũng đã kìm nén nhiều nhưng tớ cũng không tránh khỏi có những từ ngữ không hay, làm ảnh hưởng đến các đồng chí bạn đọc khác như đồng chí. Thôi thì biết làm thế nào, lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng vậy. Chỉ mong các đồng chí xấu tính như thế này đọc lời khuyên của đồng chí và cả của tớ nữa (rằng đừng có cố gang tranh luận với động cơ làm tớ bẽ mặt).

      Delete
    2. Đã phang nhau thì chấp nhận cuộc chơi đi bác Ngọc. Không ngại defame hay defeat gì nữa hết. Miễn là không những từ ngữ thô lỗ để choảng nhau là được. Khi mình đúng, họ sai thì đương nhiên họ vị defamed; còn khi họ đúng, mình sai thì đành chấp nhận mình bị defamed chút xíu vậy. Trình độ mình đến đâu, nhiều người biết mà lo gì. Tuy vậy, em cũng xin bác gì đó chịu khó tìm hiểu tính cách của "đối phưo7ng" để thấy đó là bình thường và tiếp tục cuộc chơi với một tâm thế khác - bình tĩnh hơn, điềm đạm hơn, trí tuệ hơn...Nói thật, từ hôm có bác nhảy vào, cũng thấy vui hơn.

      Delete
    3. Well noted! Tớ sẽ cố gắng phang theo tinh thần như vậy!

      Delete
  22. Các bác dùng "tôm cá" phang nhau ghê quá! Tuy vậy, em thấy diễn đàn này rất thú vị vì được nghe ý kiến nhiều chiều. Em cũng mạn phép mặc áo giáp và đội mũ bảo hiểm tham gia vài ý kiến, mong bác nào cao kiến thì chỉ giáo cho (kể cả bác Ngọc, bác anynomus bí ẩn nào đó và các bác khác nữa).
    Theo số liệu mà em có được (tạm gọi là phân tích ĐL như bác gì đó nói) thì tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu để phục vụ cho xuất khẩu chiếm đến 70% doanh thu xuất khẩu. Nghĩa là để xuất được 10 USD thì phải nhập khẩu nguyên vật liệu hết 7 USD. Chưa kể những mặt hàng nhập khẩu khác cho nhu cầu trọng yếu (như y tế, giáo dục, năng lượng, cơ sở hạ tầng...). Như vậy giả sử như mình có phá giá đến 3% thì XK cũng chỉ lợi ơn khoảng 30% của 3% đó thôi tức là chỉ lợi được 0,9%, (tức 9 phần ngàn), chưa kể những mặt hàng NK khác phục vụ nhu cầu thiết yếu trong nước. Sau khi biết là có lợi 0,9%, giả sử các nhà XK sử dụng 50% (một nửa) của con số 0,9% đó để làm phương tiện cạnh tranh nhằm tăng doanh số XK. Khi đó, các nhà XK sẽ hạ giá bán (bằng USD) xuống 0,45% (một nửa của 0,9%) để hy vọng sẽ có thêm hợp đồng XK. Liệu con số 0,45% (tức 4,5 phần ngàn) đó có đủ hấp dẫn để những khách hàng nước ngoài chuyển sang mua hàng của VN thay vì mua của nước khác không? Và liệu khi đó, các nước khác có chịu ngồi yên cho VN phá giá không? Như vậy phá giá có thực sự hỗ trợ cho XK không? Chưa kể những hệ lụy khác do phá giá mang lại. Đây tạm gọi là những phân tích ĐL như bác gì bí ẩn đó yêu cầu có được không bác? Mong các bác chỉ giáo chân tình, đừng "tôm, cá" nữa. Em tuy có mặc áo giáp nhưng vẫn sợ văng miểng lắm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kiểu ví dụ này tớ cũng đã đưa ra trước đây để phân tích ảnh hưởng tích cực của phá giá lên xuất khẩu. Đồng chí nói đúng rang nếu phá giá có 1% thì ảnh hưởng này là nhỏ. Nhưng như tớ đã nói, 1% không đủ thì phải phá thêm, trước hết nhằm KHÔI PHỤC lại (một phần) tính cạnh tranh ĐÃ MẤT bởi VND lên giá thực (chứ chưa cần nói đến tăng thêm tính cạnh tranh), khi hold other conditions unchanged.

      Có nghĩa là khi các điều kiện khác không thay đổi (chi phí sản xuất, chất lượng hàng hóa...), thì phá giá sẽ cải thiện/khôi phục được (phần nào) tính cạnh tranh so với đối thủ, và tất nhiên tỷ giá không phải là yếu tố quyết định chủ yếu để hàng xuất khẩu của VN được lựa chọn trong số những đối thủ khác.

      Chuyện các nước khác có ngồi yên hay không, như tớ đã nói, họ nhiều khi muốn phá giá cũng không được (chẳng hạn TQ không thể tự nhiên và công khai phá giá), và VN cũng không phải là đối thủ nguy hiểm của họ để phải châm ngòi cuộc chiến giá bằng phá giá. Chưa kể nếu tỷ giá của họ đã phản ánh đồng tiền bị undervalued rồi thì họ càng không có lý do gì để phá giá.

      Những hệ lụy khác do phá giá mang lại có thể có, nhưng cũng như tớ đã nói, khi đã bị dồn vào tình trạng phải lựa chọn giữa phá giá hay giữ ổn định tỷ giá thì phá giá là giải pháp bắt buộc, và ĐỠ XẤU hơn là giải pháp ổn định tỷ giá. Đây là điều mà các đồng chí phang tớ không hiểu, không nhận thức được nên cứ nhắm mắt mà phang, với lý do rằng phá giá sẽ mang đến hệ lụy xấu, nên tốt nhất là tránh phá giá.

      Đồng chí đã thỏa mãn với trả lời này chưa?

      Delete
    2. Em nghĩ, nên có thêm những phân tích định lượng nữa như bác già đó nói. Tức là tìm hiều thêm cơ cấu XK và cơ cấu NK của mình là gì? Bao nhiêu % là NK tiêu dùng và trong đó, bao nhiêu % là tiêu dùng thiết yếu. Theo em biết, tỷ lệ NK cho tiêu dùng xa xỉ chỉ khoảng 1% (không đáng kể), cón khoảng 9% là tiêu dùng thiết yếu. Ngoài ra, còn phải xem xét xem các đồng tiền của các nước cạnh tranh khác đang mạnh hay yếu cỡ nào. Họ có thể phá giá ở biên độ nào; họ có thể không cần phá giá nhưng tự hạ giá hàng XK để cạnh tranh vì margin họ lớn hơn v.v. Tóm lại, theo em cần có phân tích cạnh tranh (competitive analysys) cụ thể trước khi phá giá. Bác gì anynomus thấy sao?

      Delete
    3. 99% là tiêu dùng thiết yếu, ko phải 9%

      Delete
    4. Vấn đề là tớ chưa thấy có nghiên cứu định lượng như vậy (mặc dù trên thực tế có thể có, như đồng chí giấu mặt nói, và vì thế tớ mới đòi đồng chí ấy cung cấp dẫn chứng). Tớ nghĩ rằng đa phần, nếu không muốn nói là tất cả (đề phòng trường hợp đồng chí giấu mặt nêu ra được một vài ví dụ thực tế nào đó) các trường hợp phá giá đều định tính.

      Delete
    5. Bạn Minh Tuấn gì đó nói rất chuẩn. Đó chính là những phân tích có tính định lượng (dù không công bố) mà bất kỳ tổ chức nào chịu trách nhiệm về tỷ giá cũng phải làm trước khi đề xuất phá giá bao nhiêu, thời điểm nào, tác dụng phụ gì, ứng phó ra sao, kịch bản xấu nhất là gì, xử lý như thế nào, thay đổi kịch bản thế nào... Tất cả đều phải được minh chứng bằng số liệu (dù là ước tính) chứ không thể nói khơi khơi. Nói khơi khơi thì dễ quá, nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm nếu gây ra hậu quả? Ai dám ý duyệt phá giá nếu không có những con số thuyết minh, giải trình? Ai dám đi trình ký khi không có con số để thuyết minh, giải trình?

      Delete
    6. Đương nhiên nếu làm được như các đồng chí nói thì quá tốt, và đúng là cũng dễ trình ký một đề xuất phá giá X% vì kết quả tính toán cho thấy thế này, thế kia. Nhưng kinh nghiệm làm kinh tế lượng của tớ cho thấy hoặc là tính toán định lượng thế này cực kỳ phức tạp, khó khăn và/hoặc kết quả cực kỳ unreliable, vì mọi thứ tác động lẫn nhau tùm lum, chưa kể các biến số ngoại lai không kiểm soát được.

      Vì thế tớ mới tin rằng chẳng có một cái nghiên cứu định lượng nào làm nền móng cho một đợt phá giá trên thực tế, mặc dù tớ chưa search thử literature. Tuy vậy, như đã nói, vẫn có thể có một cái nghiên cứu định lượng nào đó mà tớ không biết. Mong các đồng chí biết thì chỉ tớ để tớ cũng là học hỏi thêm (thậm chí là phang lại nhóm tác giả nghiên cứu đó).

      Delete
  23. Chua biet pha gia loi, hai theo nao. Nhung co dieu chac chan la doi voi cac bac linh luong bang USD (hoac tinh theo USD) thi pha gia co loi ghe lam; con bac nao linh luong bang VNĐ thi bi thiet. Vi vay, da phan nhung nguoi linh luong USD se thich pha gia, con ai linh bang tieng Viet thi ko thich lam. Ko biet em suy nghi vay co dung ko cac bac?

    H. Kha

    ReplyDelete
    Replies
    1. Neu yeu nuoc thi khong tinh toan kieu do. Con neu yeu tien hon yeu nuoc thi co the nhu vay!

      Delete
  24. Chào các anh chị. Em không sợ bị chê dốt (vì biển học mênh mông mà) nên cũng muốn nhào vô tham gia chút. Em kinh hãi với những năm lạm phát quá rồi nên bây giờ bất cứ thứ gì có thể dẫn đến lphat em đều sợ hết. Em được biet, nhieu nuoc cũng tung xay ra lam phat vi pha gia dong tien. Ngay ca Anh quoc la nuoc phat trien cung tung bi lam phat khi lam yeu dong bang Anh. Em di hoc o My, cac thay cung phan tich rat ky la pha gia la con dao hai luoi. Chi cac nuoc xuat khau manh va it le thuoc vao nhap khau moi thuong pha gia. Nhung nuoc dang phat trien, nen sx yeu, san pham XK co chat luong thap, ham luong nhap khau nhieu, kinh te dang bat on thi khong nen pha gia vi rat nguy hiem. Neu can nhac giua 02 yeu to: xuat khau tang va lam phat tang thi nen chon phuong an an toan la kem che lam phat. Khi nao khong che duoc lam phat mot cach on dinh roi thi hay nghi den chuyen pha gia. Neu nguy co lam phat van con thi khong nen pha gia. Thu hai, neu mot nuoc khong co nhung mat hang dac biet co the manh de XK ma pha gia cac mat hang nay de canh tranh thi khong khac gi tu sat (kieu nhu doanh nghiep yeu ma canh tranh bang gia voi cac doanh nghiep khong lo vay). Neu cac thay noi dung thi hinh nhu lap luan cua bac Ngoc chua thuyet phuc lam? Em cung mong VN se on dinh them mot thoi gian nua roi hay tinh chuyen pha hay khong pha. Tha khong pha gia ma yen on lam an hon la pha gia roi cung chet het. Cac bac khac nghi sao?

    Le Binh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có khi nào bác Ngọc học ở Nhật - đất nước từ lâu không có lạm phát mà chỉ có giảm phát nên quá tự tin là sẽ ko có lạm phát khi phá giá không? Chẳng lẽ thầy ở Nhật dạy khác thầy ở Mỹ? Nghĩ cũng lạ, càng nghe nhiều ý kiến càng thấy rối, ko biết ai đúng nữa!

      Delete
    2. Em khong biet nua. Em cung roi qua huhu...

      Delete
    3. Gộp các comment trên để trả lời một thể (đề nghị các đồng chí không muốn nêu tên thì nêu bí danh, chẳng hạn Phang 1, Phang 2 hay gì đó, không rất khó cho tớ trả lời chính xác từng comment một).

      1. Le Binh: câu hỏi này là tốt, và trước đây lúc đi học tớ cũng từng băn khoăn tương tự (chẳng hạn nếu phá giá có nghĩa là bán rẻ tài nguyên, sản phẩm của mình làm ra à v.v...).

      Thực ra logic ở đây rất đơn giản.Vì là nền kinh tế đang phát triển, mong muốn tăng trưởng và công ăn việc làm nhanh (trong khi năng lực và nguồn lực xử lý khủng hoảng yếu kém) nên có xu hướng chạy theo nới lỏng tiền tệ quá mức, gây lạm phát, nền kinh tế tăng trưởng nóng. Với mong muốn ổn định tỷ giá để hấp thu vốn nước ngoài, cả FII, và cũng là để hạn chế tác động ngược lại của phá giá lên lạm phát vốn đang cao, nên các nước này càng có xu hướng bảo vệ tỷ giá đến cùng.

      Và hậu quả, như bài giảng trên TBKTSG đã nêu, là bản tệ lên giá thực quá lớn, làm tăng thêm các bất cân đối vĩ mô, làm nhà đầu tư/đầu cơ kỳ vọng và đánh cược phá giá. NHTW càng phải quyết tâm bảo vệ tỷ giá vì sợ dân chúng hoảng sợ. Tình trạng căng thẳng sẽ leo thang và đến lúc nào đó thì NHTW phải buông vì hết sạch dự trữ ngoại hối (các nước như Anh mà đồng chí nói cũng đã từng là nạn nhân của currency attack rồi đấy).

      Có nghĩa là kết cục và hậu quả cuối cùng là phải phá giá, và phá giá lại càng làm cho dân chúng hoảng sợ, càng làm cho ngoại tệ chạy ra nước ngoài nhiều, càng phải phá giá nhiều hơn nữa. thậm chí vài chục phần tram là chuyện thường.

      Bài học là đừng để lạm phát quá cao, trong khi lại neo tỷ giá. Trong trường hợp đó, phá giá sớm hay muộn là một tất yếu, và càng neo lâu thì càng phải phá nhiều. Lúc đó hậu quả đúng là xảy ra nhưng là home grown, phải chấp nhận. Không có lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục ổn định tỷ giá (để rồi rốt cuộc vẫn phải phá giá) và phá giá chủ động (mức độ tùy thuộc như tớ đã nói).

      2. Nhật bây giờ cũng phải theo đuổi chính sách đồng tiền yếu, đánh đổi lấy lạm phát rồi đấy. Các đồng chí cũng nên để ý điều mà tớ đã nói nhiều lần là phá giá (để đồng tiền yếu đi) là một lựa chọn phổ biến của đại bộ phận các nước trên thế giới (từ Mỹ đến EU, đến Nhật, Tầu ...) khi nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng chậm và thất nghiệp tăng cao (ví dụ như mấy năm gần đây). Phá giá không phải là con ngáo ộp và không phải là hiếm được sử dụng, kể cả những nước đã phát triển như Anh, Mỹ, EU, Nhật. Vấn đề là người ta chỉ lo sợ cuộc chiến tranh tiền tệ giữa các nước lớn nên phải kìm nhau, chứ không phải phá giá không có lợi nên không cần phá.

      Tớ học ở Nhật hay ở đâu cũng thế, vì đều đọc các giáo trình kinh tế vĩ mô của các tác giả chủ yếu là Mỹ. Còn thú thực là tớ chẳng học được cái gì từ giáo sư Nhật cả. Tất cả kiến thức của tớ (khéo gói gọn trong vài quyển sách phổ thông) đều là kiến thức tự học cả, chẳng ai dậy hết.

      Delete
    4. Quên không nói thêm là tớ cũng nói phá giá không nhất thiết gây bất ổn vĩ mô (lạm phát), có nghĩa là tớ cũng thừa nhận phá giá sẽ gây ra lạm phát nếu NHTW chủ trương, mong muốn thế (ví dụ, trường hợp Nhât, mong muốn có lạm phát để thoát khỏi thiểu phát).

      Ngược lại, nếu NHTW không muốn có lạm phát khi phá giá thì họ hoàn toàn có thể làm được thông qua chính sách tiền tệ (hút phần bản tệ đã tung ra để phá giá, như tớ đã viết).

      Tóm lại phá giá có gây ra lạm phát hay không là tùy thuộc vào lập trường và lựa chọn chính sách của NHTW.

      Delete
    5. Bác lấy ví dụ các nước Mỹ, EU, Nhật, Tầu... - đều là những nước có nền kinh tế mạnh và xuất khẩu rất mạnh mà bác, trong khi VN thì yếu quá (vừa bị lạm phát quật ngã), lại NK rất nhiều có nên ra gió lúc này không? Hay đợi khỏe khỏe một chút rồi hãy ra? Có gì ko phải, bác bỏ qua cho

      Le Binh

      Delete
    6. Đã phá giá thì đều tác động tốt lên xuất khẩu, bất kể nước đó là mạnh hay yếu, xuất khẩu có bao nhiêu phần trăm là hàm lượng đầu vào nhập khẩu. Đấy là lý thuyết nói thế, và thực tế cho thấy phá giá là một biện pháp chính được lựa chọn để cải thiện cán cân thương mại của nhiều nước.

      Delete
    7. Vẫn quên không bổ sung them về lập luận của nhiều đồng chí khác giống như đồng chí rằng hãy đợi cho khỏe một chút rồi hay phá giá, hay nói cách khác hay neo tỷ giá đi trước khi phá giá. Vấn đề là đã neo quá lâu rồi, trong khi lạm phát tăng ầm ầm nên kết quả, như đã nói, càng neo lâu, càng trì hoãn phá giá thì càng phải phá mạnh sau này. Vả lại, càng neo lâu thì càng ảnh hưởng đến xuất khẩu, càng ảnh hưởng đến tăng trưởng, nên tốt nhất là chọn một chế độ tỷ giá linh hoạt theo lạm phát, và đến lượt nó, lạm phát nên được kiềm giữ ở mức thấp, như chính sách lạm phát mục tiêu chẳng hạn.

      Delete
    8. Hiện tại mình đang kiem soat lam phat tot ma bac. Biet dau duoc den luc nao do VN bat dau giam phat (deflation). Khi do chung ta pha gia lai OK hon?

      Delete
    9. Đúng là áp lực lạm phát đã giảm đi, và tương ứng với đó là giảm áp lực phá giá đi, nhưng tính từ lần phá giá gần nhất cho đến nay thì VND có lẽ đã lên giá thực kha khá rồi (tớ ngại không tính, đoán chắc cũng đâu đó trên 10% rồi) nên phá giá một vài điểm phần trăm trong năm nay chẳng hạn cũng là điều nên làm.

      Delete
  25. Tôi đã theo dõi gần như tất cả các bài viết của anh Ngọc cũng như của các tác giả khác và những trao đổi vừa qua trên blog này và rất muốn tham gia một vài ý kiến. Tôi có thể quả quyết rằng lập luận phá giá hỗ trợ cho XK đối với VN tại thời điểm này, trong hoàn cảnh hôm nay sẽ không mang lại kết quả vì những lý do sau:

    1- Nếu phá giá quá mạnh 5 - 10% trở lên sẽ xảy ra hoảng loạn trong dân chúng. Nhiều doanh nghiệp NK sẽ chết đột tử, thất nghiệp sẽ tràn lan, dân chúng sẽ tranh nhau mua gom USD, lạm phát sẽ bùng phát - kinh tế sẽ khủng hoảng nghiêm trọng.

    2- Nếu phá giá ít hơn 5% (ví dụ 4%) thì không có tác dụng gì. Vì như bạn nào đã phân tích, tỷ lệ nhập khẩu trong nhóm hàng XK lên đến 70%, khi đó chỉ có 30% doanh thu xuất khẩu sẽ được lợi ích từ 4% phá giá, tương đương 1,2% (30% x 4% = 1,2%) hoặc ít hơn. Như vậy các nhà XK giỏi lắm cũng chỉ hạ giá được 1% để cạnh tranh. Con số này hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc giành giật khách hàng từ các nước khác vốn có thế mạnh hơn nhiều về giá cũng như về uy tín. Chưa kể họ sẵn sàng hạ giá để chiến đấu và mình lại trắng tay.

    3. Phá giá 4% sẽ kích thích CPI tăng với biên dộ cao hơn do tâm lý bất an, và lạm phát sẽ tăng (kể cả khi NHNN kiểm soát cung tiền), và nếu NHNN hút tiền về mạnh quá (để kiểm soát lạm phát) thì tình hình kinh tế sẽ còn tồi tệ hơn do tăng trưởng giảm sút, thất nghiệp lại tăng lên, cùng với nhiều hệ lụy khác.

    Thay vì lao vào chơi cuộc chơi tiền tệ và cạnh tranh bằng giá (vốn là thế yếu của nước nhỏ, doanh nghiệp nhỏ), chúng ta nên tập trung nỗ lực giúp các DN trong nước tìm kiếm thị trường mới, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện hữu để bán giá cao hơn (chứ ko phải rẻ hơn), tìm hướng đi khác biệt v.v... như bạn gì đó đã phân tích.

    Cuộc chiến về gia không bao giờ là lợi thế của doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu. Vì vậy nếu khơi mào cuộc chiến này, chúng ta chắc chắn sẽ thua.

    Có thể làm mất lòng anh Ngọc, nhưng quả thật, tôi thấy lập luận của anh thiếu cơ sở. Chỉ cần một phân tích định lượng nho nhỏ cũng sẽ thấy phá giá bây giờ rất bất lợi.

    Tôi nói những điều này là có cân nhắc, không ngại mất lòng, nhưng cũng không muốn gây căng thẳng với anh Ngọc chỉ vì quan điểm khác nhau.

    Các bạn nào từng ủng hộ anh Ngọc cũng vui lòng bỏ qua vì tôi không có ý khiêu khích. Anh bạn anynomus nào đó có the63 gây hiểu lầm cho anh Ngọc là muốn defame anh, nhưng với tôi, tôi không có ý dịnh làm vậy. Thành thật mà nói, anh Ngọc là người có kiến thức, lập luận sắc bén và rất có kỹ năng tranh luận. Xin lỗi vì đã làm phiền.

    QVinh

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ welcome những tranh luận có thiện ý và có đầu đũa, cân nhắc cẩn trọng trước sau như thế này.

      1. Tớ nói chung là không ủng hộ phá giá mạnh TRONG 1 LẦN. Có lẽ mức "manh" trong 1 lần của tớ là khoảng 3-5% (định tính thôi nhé). Nhưng tớ chủ trương là, ví dụ, VND đã lên giá thực tính từ lần phá giá gần nhất, là 10% thì phá làm vài đợt, mỗi đợt 1-2% (khoảng cách indefinite để thiên hạ không biết đâu mà đầu cơ, đón đầu), sao cho tổng các đợt phá giá VND mất giá gần với 10%, chẳng hạn 7-8%, và còn tùy vào phản ứng và diễn biến trên thực tế nữa (để điều chỉnh biên độ, tần suất phá).

      Như vậy, tớ nghĩ là giải quyết ổn thỏa ý 1 và 2 của đồng chí Vinh.

      3. Nếu đã phá giá từng bước nhỏ và làm nhiều bước, đi kèm với công khai chính sách vĩ mô, chẳng hạn thi hành chính sách lạm phát mục tiêu và điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo lạm phát, thì thị trường hoàn toàn được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý để chịu đựng những bước điều chỉnh tỷ giá mà không nhất thiết gây ra sốc. Vấn đề như tớ đã nói là cần tránh lừa thị trường, hoặc bị dồn vào bước đường cùng phải phá giá trong bị động, và phải phá mạnh. Đấy mới là rủi ro nguy hại cho tâm lý, hơn là phá giá chủ động và minh bạch.

      Cũng đã nói ở phần trả lời các đồng chí khác ở trên, khi các điều kiện khác không thay đổi (tính cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng, tiếp thị v.v...) thì bất kể sự phá giá nào, dù nhỏ, cũng đều mang lại lợi ích tương ứng cho nhà xuất khẩu VN, vì làm tăng thêm tính cạnh tranh về giá (giúp them room để giảm giá).

      Cũng giống như tớ đã lấy ví dụ về bệnh nhân tim mạch trong entry "Bàn tròn tỷ giá" trên TBKTSG, và cũng như đã nói ở trên, tỷ giá đương nhiên không phải là yếu tố quyết định tính cạnh tranh, nhưng nó sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh. Đồng chí Vinh tìm đọc lại entry đó để thấy rõ thêm về giải thích của tớ.

      Phân tích định lượng như tớ nói là không khả thi, không đáng tin, trong khi lý thuyết và thực tế đều cho thấy tác dung của phá giá (nhấn mạnh là không phải tự nhiên đùng đùng đi phá giá và phá giá mạnh) nên cứ thế mà mần thôi.

      Và cuối cùng, xin nhớ lại một điều rất quan trọng tớ nhắc đi nhắc lại rằng đã có gan để lạm phát cao và lại neo tỷ giá (đủ) lâu thì chỉ còn cách và phải có gan chấp nhận phá giá cũng như những hậu quả có thể có của nó. Chẳng có phép mầu nào có thể cứu giúp được, trừ khi đi xin viện trợ quốc tế để ổn định lại tỷ giá.

      Đồng chí Vinh thấy chưa ổn thì cứ phang lại tớ, không hề gì cả.

      Delete
    2. Như tôi đã phân tích, bất kỳ sự phá giá nào (dù là nhỏ) mà với mục đích là cạnh tranh về giá đều sẽ gây nên một cuộc chiến ko cân sức và phần thiệt hại chắc chắn sẽ về mình. Ví dụ như mình là nước nhỏ đâu dại gì đi khiêu chiến với nước lớn trước?. Vì vậy, tốt hơn hết phải nằm im (chờ thời). Khi mình mạnh lên một chút về chất lượng, về khác biệt, về cách tiếp thị, chào hàng..., lúc đó mới nên đụng đến giá (mà là tăng giá XK chứ không phải hạ giá đâu nhé). Tôi vẫn khẳng định không nên khơi mào cuộc chiến tiền tệ vào lúc này mà nên tập trung vào các giải pháp khác, trong đó có giải pháp giảm bớt tỉ lệ nhập khẩu bằng cách tự SX hàng trong nước... Khi nào mình không còn lệ thuộc nhiều vào NK nữa, lúc ấy có thể nghĩ đến phá giá trong chừng mực có tể như anh Ngọc phân tích.
      QVinh

      Delete
    3. Bổ dung thêm. có nhiều cách tăng doanh thu XK:
      1- Hạ giá bán để giành khách hàng (cách này nguy hiểm, ko nên áp dụng)
      2-Tăng chất lượng, tạo sự khác biệt và tăng giá bán
      3-Phát triển SP mới , thị trường mới, khách hàng mới.

      Cách 2 và 3 mới là cách khôn ngoan và hợp với VN. Cách 1 rất nguy hiểm!
      QVinh

      Delete
    4. Chuyện cạnh tranh về giá và cuộc chiến về giá thì tớ cũng nói rồi mà. Để tớ giải thích thêm một chút vậy. Đôi với VN bây giờ, ai là đối thủ chính? Có lẽ TQ thôi phải không? Nhưng TQ có coi VN là đối thủ nguy hiểm, và là nỗi đe dọa lớn không? Và TQ liệu có cần thiết, khơi khơi và công khai phá giá yuan được không?

      Tóm lại, VN là một đối thủ nhỏ trong thị trường xuất khẩu thế giới cũng như chỉ là một hạt cát trong nền kinh tế thế giới, và VN có lý do chính đáng để phá giá (vì VND lên giá thực mạnh), nên phá giá VND không có mấy khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ.

      Delete
    5. Giả sử cách 2 và 3 ta đã và đang cố gắng (hết mức) rồi, vậy thì thêm cả cách 1 càng tốt chứ sao? Tại sao lại tự tước đi công cụ nâng tính cạnh tranh? Có ai bắt ta chỉ được chọn 1 hoăc 2 trong 3 cách trên đâu? Tại sao không chọn và làm cả 3?

      Delete
    6. Thôi tạm vậy đi. Khi nào anh Ngọc có dịp về VN thông báo trước trên blog nhé. Biết đâu gặp nhau cà phê chuyện phím chơi?

      Delete
    7. Tớ vừa về VN tháng rồi, chắc sắp tới cũng sẽ về. Có gì đồng chí liên lạc email với tớ (nếu muốn gặp tớ, hehe).

      Delete
    8. Cách khá nguy hiểm, ko nên mạo hiểm. Hơn nữa, khi đã tập trung vào cách 1 thì phải mất nguồn lực để ứng phó với các tác dụng phụ nên sẽ phân tán, mất lực để dành cho cách 2,3.

      Delete
    9. Cách 1 khá nguy hiểm.

      Delete
    10. 1. Làm cẩn trọng và với những yếu tố như tớ phân tích thì nguy hiểm chỗ nào?
      2. Đằng nào mà chẳng phải phá giá? Vì có muốn cũng không neo giữ được tỷ giá cơ mà? Đợi cho đến lúc hết nhẵn dự trữ ngoại hối nữa chăng?

      Delete
  26. Quên đã lâu không nói, không khen ngay. Đó là, nếu tớ không nhớ nhầm, đồng chí Đỗ Thiên Anh Tuấn của Fulbirght, một trong những khuôn mặt ít ỏi ủng hộ phá giá, có lập luận rằng thay vì đi thương lượng đến vã cả bọt mép (đại ý là vậy) với nước ngoài để được giảm thuế đánh lên hàng xuất khẩu của VN vài điểm % thì VN chỉ cần phá giá tương tự như vậy là huề. Nói vậy là đủ để thấy vài điểm % quan trọng thế nào với nhà xuất khẩu của VN.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Và thêm một tác dụng nữa của phá giá không chỉ là giúp nhà xuất khẩu cắt giảm được giá để cạnh tranh, mà còn giúp nhà xuất khẩu thấy rằng ở mức giá xuất khẩu có sẵn và được chấp nhận bởi thị trường nhập khẩu, chẳng hạn 100 USD/cái thì nhà xuất khẩu VN hoàn toàn có thể bắt tay vào làm và xuất khẩu được mà vẫn có lại (nếu quy ra VND).

      Như vậy, phá giá còn làm tăng thêm thị trường, thêm mặt hàng, thêm thu nhập, thêm công ăn việc làm cho ngành hướng xuất khẩu. Và trong trường hợp này càng chẳng phải lo ngại đến chuyện chiến tranh giá cả gì gì hết.

      Delete
    2. Tôi nói thêm để anh và anh Tuấn gì đó hiểu. Đã dùng từ phá giá và ủng hộ phá giá (currency dumping), thì chắc chắn các anh đang ủng hộ phá giá vài chục, thậm chí vài trăm phần trăm cho "cân bằng với lạm phát ở Mỹ". Điều đó có nghĩa là, về mặt lý thuyết, các anh muốn một ổ bánh mì mua ở Mỹ giá 1USD thì nó phải được mua ở VN với giá tương đương 1 USD (thì mới cân bằng). Có nghĩa là một ổ bánh mì hiện nay giá 5.000 VNĐ là vì đồng Vn định giá cao quá. Các anh muốn định giá VNĐ thấp đi để khi mua một ổ bánh mì phải trả số tiền VNĐ tương đương 1USD. Khi đó sẽ không cần phá giá nữa và xuất khẩu VN sẽ cạnh tranh rất tốt? Đó mới là phá giá và đó mới đúng là mong muốn của những người ủng hộ phá giá với qan điểm "cân bằng lạm phát". Còn điều chỉnh 1-2% thì không gọi là phá giá và cũng chẳng xi-nhê gì, chẳng tác dụng gì trong việc cân bằng lạm phát hoặc hỗ trợ XK. Tôi có thể khẳng định ẩn ý đằng sau cụm từ "phá giá" mà anh Ngọc và một số ít ỏi các anh ủng hộ là "phá tới bến", phá nhanh cho đến khi nào "cân bằng lạm phát" thì thôi (cho đúng nghĩa với currency dumping). Ẩn ý hay ý định này là hết sức nguy hiểm và tôi có thể khẳng định, nếu NHNN nghe theo, sẽ đưa nền kinh tế VN vào thảm họa. Nếu các anh thực sự yêu nước, hãy thôi đi cách dùng từ phá giá và thôi đi cổ súy việc phá giá. Ngược lại, các anh nên ủng hộ những bước đi thận trọng trong việc "ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ" của NHNN. Tôi hoàn toàn ủng hộ các bước đi thận trọng này và kịch liệt phản đối cái gọi là "phá giá" theo ẩn ý làm cân giá cả tiêu dùng ở VN cho ngang bằng với ở Mỹ (nước có đồng USD). Như nhiều bạn có kiến thức về kinh doanh đã phân tích. Phá giá khi mình ko có thế mạnh về giá và tiềm lực tài chính mạnh là tự sát. Nói vậy má anh Ngọc vẫn tiếp tục cổ súy cho currency dumping thì có lẽ mình nên chấm dứt tranh luận ở đây vì sẽ không đi đến đâu.

      Tuấn

      Delete
    3. Vậy tớ cổ súy cho việc "điều chỉnh" tỷ giá, chẳng hạn "điều chỉnh" làm nhiều đợt, mỗi đợt vài điểm phần trăm để cho trong 1 hoặc 2 năm nay và tới tỷ giá danh nghĩa tăng khoảng 5-7% thì đồng chí có chịu không?

      Delete
    4. Theo quan điểm tôi, từ giờ đến cuối năm không cần điều chỉnh nữa. Sang năm sẽ nghe ngóng tình hình, nếu cần điều chỉnh 2-3% và năm sau nữa cũng vậy, cũng phải nghe ngóng tình hình và sãn sàng mọi giải pháp ứng phó. Song song với việc điều chỉnh tỷ giá, còn phải nhanh chóng đàm phán TPP, tìm kiếm thêm thị trường, nâng cao chất lượng SP, ptr sP mới, tự chủ SX trong nước để giảm tỷ lệ nhập khẩu... để tiến tới tiền đồng Vn tự động mạnh lên, kiềm soát tốt lạm phát, khi đó có thể không cần phải điều chỉnh nữa.

      Delete
    5. Đồng ý "điều chỉnh" up to 3%/năm là tốt rồi, còn hơn là không "điều chỉnh" hoặc "điều chỉnh" lấy lệ như bây giờ (thậm chí là thấp hơn cả lúc trước "điều chỉnh"). Và đây là theo quan điểm của đồng chí.

      Chứ còn theo quan điểm của tớ thì cần "điều chỉnh" thêm trong năm nay, chưa nói đến năm sau.

      Delete
    6. Xin lỗi. Khi đồng tiền Vn tự động mạnh lên nhiều thì lúc đó hãy cân nhắc điều chỉnh tỷ giá tiếp. Hiện nay đồng VN quá yếu, không ai tin tưởng vào nó nên chưa cần điều chỉnh nhiều e rằng làm cho nó càng yếu đi và dân chúng càng mất niềm tin hơn.

      Delete
    7. Đồng chí định nghĩa thế nào là "quá yếu"?

      Delete
    8. Nó không có giá trị trao đổi trên trường quốc tế. Lúc nào cũng sợ mất giá nữa, lạm phát cao. Cầm tiền VNĐ ra nước ngoài ko ai biết nó là cái gì. Gửi vào ngân hàng cũng lo vì lạm phát coi như âm...

      Delete
    9. 1. Hiện tại VND đang mạnh hơn mức lẽ ra nó cần phải có (đã lên giá thực mạnh), nên khái niệm "yếu" của đồng chí là không chính xác.

      2. Đồng chí đồng ý rằng "yếu" vì mất giá, lạm phát cao phải không? Vậy thì để nó không "yếu" thì phải điều trị từ gốc, tức là không để lạm phát cao đã, chứ không phải là không phá giá nữa (quên, "điều chỉnh").

      Delete
    10. 1- Anh có con số định lượng nào nói lên là VNĐ đang mạnh hơn ko, mạnh hơn với cái gì? So với thời điểm nào? Mạnh hơn bao nhiêu?

      2-Vì ko muốn để lạm phát trở lại nên lại phải thận trọng với việc điều chỉnh tỉ giá (nếu chưa có lạm phát thì khong phải sợ hãi dữ vậy, đằng này đã từng bị thương suýt chết nên bây giờ phải biết sợ...).
      Anyway, anh cũng đã đồng ý điều chỉnh tỷ giá có mức dộ theo một lội trình 2-3 năm thì không cần phải tranh luận nữa. Tôi thấy vậy là hợp lý (dù vậy, vẫn phải tiếp tục có những phân tích định lượng sâu hơn)

      Delete
    11. 1. Tính tỷ giá thực ra thì sẽ biết VND đang mạnh hơn giá (so với USD) cần phải có. Tớ đã nói là ngại chưa tính, nhưng nếu tính từ năm 2013 đến giờ chắc cũng phải lên giá thực khoảng 10% (cách tính thì đã có trong sách giáo khoa).

      2. Nếu không muốn lạm phát khi phá giá thì hoàn toàn có thể làm được (xem lại giải thích bên trên). Kể cả hiện nay mà đồng chí nói là chưa có lạm phát à?

      Delete
  27. @ anh Tuấn: năm 2011 NHNN đã phải điểm chỉnh tỷ giá khá mạnh tới 9% khi điều kiện vĩ mô trở nên bất lợi trong khi tỷ giá được ổn định quá lâu (tăng xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng), động thái này của NHNN là không yêu nước, và theo anh nó đã dẫn tới thảm họa cho nền kinh tế?
    @ Anonymous9 August 2014 20:39: Lấy ví dụ thế này giúp anh hiểu tỷ giá lên giá thực ra sao. Thịt bò vào năm n có giá 100.000đ/kg, năm tiếp theo giá 120.000đ/kg (tương ứng lạm phát của Việt Nam tăng 20%). Tỷ giá được cố định 20.000đ đổi 1 usd. Như vậy giá quy đổi năm n là 5 usd và năm n+1 là 6 usd. Vì Úc không trải qua lạm phát như ở Việt Nam, giả sử trong cả 2 năm, giá thịt bò được xuất sang Việt Nam giá không đổi 6 usd.

    Do đó, với chính sách tỷ giá cố định, năm n, thịt bò của bà con nông dân Việt Nam làm ra còn cạnh tranh được với thịt bò Úc, nhưng năm n+1 thì tình thế đã khác, giá thịt bò nhập từ Úc ngang ngữa với thịt bò trong nước (6 usd), lại có chất lượng hơn hẳn, nên thịt bò của nông dân Việt sẽ bị thua ngay sân nhà.

    Nói cách khác, tỷ giá danh nghĩa cố định (tiền đổi tiền giữa các nước) trong khi lạm phát tăng mạnh làm cho tỷ giá thực vủa Việt Nam tăng lên (sức mua hàng hóa giữa các nước). 1 kg thịt bò Việt Nam << 1 kg thịt bò Úc vào năm n, thì năm n+1, chúng đã có giá tương đương nhau. Người tiêu dùng Việt sẽ chọn bò Úc để nấu bữa tối cho gia đình vì bằng giá và chất lượng ngon hơn thịt bò Việt. Chính sách ổn định tỷ giá như trên có lợi cho bà con nông dân?

    Và thực tế hiện nay thịt bò Úc đã được nhập khẩu với số lượng rất lớn và có mặt đầy khắp siêu thị, đe dọa miếng cơm của nông dân nước mình, một phần lỗi do chính sách tỷ giá không?

    ĐNhân

    ReplyDelete
    Replies
    1. Đính chính:
      1, Lấy ví dụ thế này giúp anh hiểu VND lên giá thực ra sao
      2, Giá thịt bò được xuất sang Việt Nam giá không đổi 6 usd = 120.000đ (gồm thuế NK, phí vân tải ...) (giá tới tay người tiêu dùng).
      3, Giả sử tỷ giá được gần như cố định 20.000đ đổi 1 usd suốt 2 năm (vì tỷ giá được ổn định)

      ĐNhân

      Delete
    2. 1- Bối cảnh 2011 khác bối cảnh hiện nay. Và vì 2011 đã điều chỉnh nhiều nên hiện tại ko cần điều chỉnh nhiều nữa. Một bạn nào từng nói chúng ta không hề chủ trương cố định (fix) tỷ giá mà theo thời gian đều có điều chỉnh. Nhưng điều chỉnh theo kiểu "phá" giá là rất nguy hiểm. Vậy anh Nhân có hiểu vì sao NHNN từng điều chỉnh đến 9% mà bây giờ lại thận trọng không? Ắt hẳn NHNN đã rút ra bài học gì đó chứ không phải là "dốt" đâu.

      2- Quả thật nhờ tỷ giá đó mà người Việt có cơ hội dùng thịt bò giá vừa phải (chứ ko phải rẻ - giá 200K - 300 K/kg là xa xỉ rồi chứ rẻ gì. Nếu không, giá thịt bò VN còn lên giá phi mã nữa. Như vậy, tỷ giá ổn định phần nào kềm chế giá trong nước, góp phần kềm chế CPI. Quan trọng hơn, nó buộc nông dân trong nước phải tìm cách cải tiến chăn nuôi để hạ giá thành chứ không phải cứ bán giá trên trời và bắt dân chúng phải chịu. Anh Nhân thấy tác dụng của việc kiểm soát tỷ giá chưa? Nêu ko kiểm soát, nền SX trong nước đâu chịu động não để cạnh tranh? Và tôi, anh Nhân, anh Ngọc đâu có cơ hội dùng hàng giá rẻ với mức lương rẻ mạt trong nước (xin lỗi, các anh có thể lĩnh lương bằng USD ở nước ngoài nên không cảm thấy gì). Tôi cho rằng phá giá, đời sống đa số người dân sẽ khó khăn hơn nhiều vì thu nhập quá thấp.

      Delete
    3. Chen đồng chí Nhân một tí (đồng chí muốn bổ sung gì thì cứ thêm nhé).

      1. Có lẽ đồng chí Nhân ý chỉ muốn đáp lại comment của đồng chí nào đó rằng phá giá (hay "điều chỉnh" là từ được ưa chuộng và... đỡ nhạy cảm hơn) là không yêu nước, chứ không định bình luận phá (điều chỉnh) thì phải nhiều hay ít.

      2. Đây là một câu hỏi sóc, rất dễ lấy vote của người nghe, vì suy cho cùng ai cũng là người tiêu dùng cả.

      Nhưng có 2 điều tớ muốn nói ở đây
      2.1 Nếu không phá giá thì bò Việt sẽ còn tiếp tục ế, mặc dù nhà chăn nuôi đã cố hết sức (sự cố gắng chỉ có giới hạn), vì bò Úc vẫn rẻ hơn tương đối.

      Như vậy, nếu đồng chí là người tiêu dùng và sính hàng ngoại (nhập khẩu) thì đương nhiên nén tỷ giá để VND lên giá thực là điều có lợi cho đồng chí và đồng chí cổ vũ điều này. Nhưng nếu đứng từ góc độ policymaker đồng chí có được phép quên, được phép để cho bò Việt (rộng hơn là sản xuất nội địa) chết, hoặc càng ngày càng lép vế không? Nếu câu trả lời là không thì đồng chí hiểu tại sao người ta phải kêu gọi phá giá.

      2.2 Sử dụng tiếp ví dụ thịt bò. Phá giá sẽ tăng tính cạnh tranh của bò Việt, làm cho sản lượng và doanh số tăng lên, làm cho nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào nuôi bò Việt, cạnh tranh lẫn nhau càng tăng, quy mô và công nghệ càng được cải thiện, giá thành càng có điều kiện hạ. Nên về lâu về dài người tiêu dùng được hưởng lợi. Chuyện nhiều nhà đầu tư bắt đầu nhập giống bò Úc về để nuôi trong nước chính là một phần câu chuyện này.

      Tác dụng của phá giá, nói tổng quát là thay thế hàng nhập khẩu (import substitute), là điều mà mọi nền kinh tế đều mong muốn. Tớ nghĩ chắc đồng chí đã biết đến điều này nên không cần nhắc lại nữa.

      Delete
    4. Hoàn toàn ko phải sính hàng ngoại như anh Ngọc nói mà vì nhờ hàng ngoại rẻ nên hàng nội cũng sẽ rẻ theo. Nếu ko có hàng ngoại rẻ, thì hàng nội tha hồ tăng giá, tha hồ có chất lượng kém, ko cần cải tiến, không có áp lực gì cả. Đó cũng là lý do khi gia nhập WTO, TPP..., ngành SX trong nước mới được nâng cấp. Nếu cứ bảo hộ, nó sẽ càng trì trệ hơn.

      Đó mới chỉ là thịt bò, nếu mắc quá thì ko ăn nữa. Nhưng còn rất nhiều hàng NK để phục vụ nhu cầu thiết yếu (giáo dục, y tế, năng lượng, hạ tầng,..) nếu nó tăng giá cao quá, thì sẽ ảnh hưởng đến những ngành này.

      Tôi đã nói là về mặt lý thuyết, ko ai tranh cãi việc điều chỉnh tỷ giá để hỗ trợ XK, nhưng như tôi đã nói, trong thực tế, cũng có rất nhiều nước không hề "đam mê" chạy theo vô điều kiện giải pháp này mà họ luôn cân nhắc, tính toán và cũng có lúc kềm giữ tỷ giá trong một giai đoạn nào đó vì những mục tiêu khác. Và những nướcc này ko phải là không có người học những môn học Kinh tế Vĩ mô, KT Vi mô hay Tài chính - Tiền tệ (nghĩa là dốt) cả. Chính anh Ngọc cũng đã đồng ý việc điều chỉnh tỷ giá thận trọng trong bối cảnh hiện nay ở VN rồi mà, còn ttranh cãi gì nữa?

      Delete
    5. Sorry có thể tớ viết làm đồng chí hiểu nhầm. Ý tớ nói người tiêu dùng nào cũng thích được mua hàng rẻ, nhất là hàng ngoại (tất nhiên là trừ hàng Tầu), chứ không hẳn, không chỉ là đồng chí. Nhưng trách nhiệm của policymaker là phải bảo vệ thị trường ở một mức độ nào đó. Dễ thấy nhất là chuyện thương lượng các hiệp định thương mại, chẳng nhà thương lượng nào muốn mở cửa thị trường nội địa hết, mà chỉ mong đối tác mở toang cửa của họ ra, đúng không!

      Còn tất nhiên, nếu bảo hộ quá là điều kiêng kị. Nhưng ở đây mới chỉ nói đến tác động tích cực của phá giá lên sản xuất nội địa thôi đã, và đây mới chỉ là một trong những điều kiện cân, còn từ lúc phá giá cho đến lúc hàng nội địa có phát triển được hay không, có cạnh tranh được với hàng nhập hay không và giá có cao hay không là chuyện khác, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

      Chuyện các nước đam mê hay không đam mê phá giá, hình như tớ có đề cập qua, hay gián tiếp rồi mà. Tớ không ca ngợi phá giá là thần dược, nhưng cũng không cho rằng phá giá là ngáo ộp. LƯU Ý lại rằng phá giá thường xảy ra khi bản tệ lên giá thực quá mạnh, hoặc khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, trì trệ, cần được xốc lại từ xuất khẩu, hoặc khi cán cân thương mại thâm hụt quá lớn, quá lâu. Chiểu những điều kiện này thì đồng chí sẽ thấy nước nào cần phá giá và phá lúc nào.

      Có điều, cũng như tớ đã nói, không phải nước nào lúc nào muốn phá là phá được, vì còn phải sợ thằng hàng xóm cũng phá theo hoặc bị nó phản đối (ví dụ, Tầu mặc dù rất muốn phá, hay điều chỉnh, nhưng Mỹ luôn gằm ghè).

      Tớ đồng ý là phá giá phải có tần suất và biên độ mà, tranh cãi gì vấn đề này?









      Delete
  28. Tôi cũng chỉ phản đối Phá Giá (dumping currency) và cho rằng hành động cổ súy cho việc dumping VNĐ trong bối cảnh hiện nay không phải là hành động yêu nước, chứ không hề phản đối điều chỉnh giá với mức độ thận trọng và có cân đối với các mục tiêu khác. Như vậy, chúng ta gặp nhau ở điểm này rồi?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Phá giá theo khái niệm của tớ có lẽ khác xa với đồng chí, là devaluation, devalue và từ trước đến nay tớ chỉ muốn nói đến khái niệm này. Theo tớ, khái niệm dumping currency là một hành động tuyệt vọng, gần với, gắn với những hoàn cảnh như khủng hoảng, chiến tranh tiền tệ v.v... chứ không phải trong những hoàn cảnh kinh tế thông thường có thể kiểm soát được.

      Có lẽ xuất phát từ cách hiểu khác nhau mà đồng chí mới phang vậy. Chứ còn nếu hiểu như tớ hiểu thì đương nhiên là chẳng còn vấn đề gì nữa, nhỉ?

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).