Thursday 25 September 2014

Lại nói thêm về năng suất lao động Việt Nam thấp

Đọc phát biểu của đại diện ILO, ở đây tạm gọi là đồng chí Tây, về lý do năng suất lao động (NSLD) của Việt Nam thấp kém, tớ lại thấy có mấy điều không ổn thế này.

1. Đồng chí Tây nói:
Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động). Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.

Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu).


Năng suất lao động là một thông số quan trọng làm cơ sở để xác định mức lương. Báo cáo mới đây của ILO/ADB về Cộng đồng ASEAN 2015 cho thấy những quốc gia có năng suất lao động cao thường có mức lương cao hơn.
Tớ bình luận: Vậy thì ILO dùng chỉ tiêu đo lường nào ở đây? Sao không nói rõ luôn là ILO dùng GDP/người, hay giá trị gia tăng/người, hay tiền lương/người? Báo cáo mình làm ra mà không biết, không nói rõ luôn ra được là mình dùng chỉ tiêu gì là cớ gì vậy?
Nếu là giá trị gia tăng/người hoặc tiền lương/người thì ILO moi ở đâu ra những số liệu này?

2. Đồng chí Tây viết:
Không, không thể đánh giá năng suất lao động thông qua trực quan như vậy. Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động tổng cũng không cho thấy được sự khác nhau về năng suất lao động giữa các ngành, nghề và đặc biệt là các nhóm doanh nghiệp.

Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng. Bởi vậy, nếu từ các thống kê năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là không đúng.


Tớ bình luận: Như tớ đã comment trong entry trước về NSLD rằng sử dụng thước đo NSLD kiểu này (GDP/người, tiền lương/người, hoặc giá trị gia tăng/người) là chẳng có ý nghĩa gì (tức vô dụng). Nay qua lời thừa nhận của ILO thì cũng thấy rằng chỉ tiêu NSLD của họ tính ra cũng chẳng dùng để so sánh được đúng nghĩa NSLD (sản lượng sản phẩm bình quân/người) giữa các quốc gia, thậm chí là giữa các ngành trong cùng một quốc gia, tức cũng có nghĩa là vô dung. Vậy thì ILO còn đưa ra những cái thứ vớ vẩn thế này để làm gì và Việt Nam sao phải phí công tranh luận chuyện vớ vẩn này làm gì (nói thêm dưới đây) nữa, như chuyện đồng chí GS Ohno Nhật dạo nào tự nhiên quăng ra cái chuyện bẫy thu nhập trung bình dọa Việt Nam vãi cả... ra.

Và cũng từ 2 phần trả lời trên của đồng chí Tây mới thấy lạ là tất cả mọi người, kể cả đồng chí Tây này, không hề (hay cố tình không?) nhận ra rằng NSLD đo bằng những thước đo ất ơ như thế thì đương nhiên sẽ cho những kết quả "khủng" như thế, và nguồn gốc của vấn đề là ở cái thước đo đấy chứ đâu phải ở những chuyện đao to búa lớn như nào là chuyển dịch kinh tế, gia nhập AEC, cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo v.v...

3. Góc nhìn của tớ
Khi tớ đọc những cái tin về những chuyện này, tớ hình dung ngay đâu là gốc rễ của vấn đề, như tớ đã nói ở trên. (Giả sử tớ đã nghĩ đúng nhé) tớ tưởng rằng trừ những người bình thường thì thôi không nói làm gì, những người khác, đặc biệt là các đồng chí giáo sư tiến sĩ ở Việt Nam sẽ nhanh chóng hiểu ra vấn đề như tớ (vì không có gì là khó hiểu, rắc rối, cao siêu cả).

Hóa ra không phải vậy! Đến ngay những giáo sư với tiến sĩ ở Việt Nam cũng sôi sục lên đi tìm lời giải, rồi thậm chí có đồng chí lại còn đi chất vấn Sam Sung để hỏi xem công nhân Việt Nam có năng lực không, có lười không v.v... Tóm lại là cả xã hội đã mất rất nhiều thời gian, công sức để "xử lý" một thông tin mà suy cho cùng là rất vớ vẩn, mang tên NSLD của ILO.

Và từ đây, tớ phải tự khen tớ một phát nữa rằng nhận xét của tớ về chuyện thiếu những cái đầu biết nghĩ ở Việt Nam là không sai một tẹo nào cả! Các đồng chí bạn đọc nào có tức tớ ở chỗ này thì lại phải suy nghĩ 2 lần trước khi phang tớ đấy nhé!

7 comments:

  1. Không chỉ là cái đầu biết nghĩ để nghĩ cho đúng mà quan trọng hơn là cái tâm cho sáng để làm đúng. Mình cũng đồng ý là cái định nghĩa NSLĐ ấy vớ vẩn quá. Khác gì nhốt chung một chuồng gồm có gà, vịt, chó, trâu, bò, voi, hà mã, thỏ, chim sẻ, kiến, mối...; rồi đem cân hết để biết tổng trọng lượng; sau đói chia đều cho số lượng con để tính trọng lượng bình quân mỗi con hehe...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nhiều khi đơn giản thế mà xỏ mũi được khối người, thế mới tài!

      Delete
  2. Bác ơi, có một chủ đề mới tại "Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu" với chủ đề “Tái cơ cấu: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản”. Bác đọc và cho ý kiến nha. Tnanks bác!

    http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tai-co-cau-kinh-te-dang-chech-nguyen-tac-thi-truong-3085703.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói chung là tớ đánh giá rất thấp những cái hội nghị, hội thảo với lại diễn đàn kiểu này, hàm lượng chất xám rất ít, nội dung sáo mòn, hươu vượn là nhiều. Nhưng tớ chắc cũng phải viết về nó ở một góc độ nào đó, để còn có bài mà. Thanks đồng chí đã nhắc nhở.

      Delete
  3. Hôm qua và hôm nay em đọc nội dung tổng hợp từ diễn đàn, quả như bác nói, chẳng mới chút nào, loanh quanh gà mỏ thóc cối xay, buồn thật bác à! Dẫu sao cũng chờ những phân tích sâu của bác để xem các cụ nhà ta tán ra sao...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tối qua tớ viết được một bài khá dài so với style của tớ (đâu như 2400 từ), phang khá thật lực các đồng chí diễn giả chính của diễn đàn. Đã gửi báo, không chắc có được đăng không, nếu không thì tớ post lên đây cho các đồng chí đọc chơi.

      Tớ nói ở comment trên trả lời đồng chí là khi tớ chưa đọc các bài phát biểu của diễn đàn. Nhưng đọc qua mấy bài (và là tài liệu để tớ viết bài phang tối qua), tớ thấy là nói như trên còn là rất nhẹ nhàng, lịch sự.

      Delete
  4. Hay quá, bác post lên cho anh em "ngâm cứu" một tí xem, chắc kỳ này bác phang thật mạnh tay chứ chẳng chơi! Thanks bác trước.

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).