Sunday 23 November 2014

Xin đừng nói tại suy thoái! (Bài đăng trên TBKTSG Online, 23/11)

 
(TBKTSG Online) Lạm phát tháng 11 có khả năng rơi xuống âm (tại thời điểm viết bài này, mới chỉ có Hà Nội và TPHCM công bố CPI ở mức âm), nhấn mạnh thêm chiều hướng đi xuống của lạm phát tháng 10.
 
Theo như thông lệ lặp đi lặp lại ít nhất trong cả năm nay, chắc chắn sẽ có nhiều người, nhiều tổ chức sẽ lặp lại luận điểm của mình khi cho rằng lạm phát (và/hoặc lạm phát lõi) thấp thế này là thể hiện sức khỏe của nền kinh tế yếu, hay nói đúng hơn, theo cách dùng từ của họ là “tổng cầu yếu”, để rồi từ đó kêu gọi chính phủ có những hành động “quyết liệt” hơn, cực đoan hơn, từ nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để hạ thêm lãi suất, đến phát hành thêm trái phiếu chính phủ để đẩy mạnh chi tiêu và đầu tư công, nhằm khôi phục và đẩy mạnh “tổng cầu”.
 
Như đã phản biện lại luồng quan điểm này đôi lần, tác giả chỉ ra rằng tổng cầu yếu có thể sẽ biểu hiện ra ở mức lạm phát thấp, nhưng ngược lại, lạm phát thấp có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, chứ không chỉ có mỗi nguyên nhân là do “tổng cầu yếu” như những người và tổ chức trên lý luận.  Nói cách khác, tổng cầu thấp có thể biểu hiện ra ở lạm phát thấp nhưng điều ngược lại thì không nhất thiết đúng.
 
Để cho dễ hiểu về mối quan hệ nhân quả này, có thể ví tổng cầu yếu như bệnh nhiễm virus Ebola và lạm phát như cơn sốt nóng. Khi bệnh nhân mắc Ebola thì thường sẽ bị sốt. Nhưng không thể vì thế mà cứ hễ có bệnh nhân nào bị sốt thì đều cho rằng bệnh nhân đó đã nhiễm Ebola để rồi chữa chạy bệnh, ví dụ, viêm phổi theo phác đồ điều trị Ebola!
 
Trở lại chuyện lạm phát thấp và âm như gần đây. Một trong những yếu tố hiển nhiên và then chốt đằng sau lạm phát giảm nhiệt chính là 10 lần giảm giá xăng dầu liên tục và cấp tập trong những tháng qua. Ví dụ, CPI của Hà Nội tháng 11 giảm 0,3% so với tháng 10 là do chỉ số giá cả của nhóm giao thông giảm tới 2,93% so với tháng trước, và là nhóm hàng có mức giá giảm mạnh nhất. Các nhóm hàng hóa khác như ăn uống, chất đốt, điện nước ... có liên quan đến giá xăng dầu thì cũng đều giảm đáng kể. 
 
Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng sẽ rất khiên cưỡng khi cứ cố gắng quy cho chuyện lạm phát thấp (âm) này là do “tổng cầu yếu”. Và có thể hình dung được sẽ là nguy hiểm và rủi ro thế nào nếu trong bối cảnh lạm phát thấp chủ yếu vì giá xăng dầu hạ chứ không phải vì “tổng cầu yếu” thế này mà chính phủ lại nghe theo lời khuyến nghị của những người và tổ chức trên để rồi tiến hành những biện pháp nào đó (chủ yếu là thông qua biện pháp chính sách tiền tệ, tài khóa) chỉ cốt để cho lạm phát tăng cao hơn trong những tháng sau.
 
Tóm lại, việc giá xăng dầu hạ thấp như gần đây không chỉ là một điều tốt lành cho toàn bộ nền kinh tế  mà còn giúp thấy rõ bản chất của một hiện tượng mà bấy lâu nay vẫn cứ được/bị hiểu sai để rồi có những hành động sai.
 
-------------------------------------
Bổ sung ngày 24/11: Tớ nói cấm có sai. Hôm nay đã có ít nhất 4 bài lặp lại luận điệu "tổng cầu yếu" như các bài này:
 
 
 
 
 
Và có thêm một cái ngớ ngẩn chung giống nhau là coi chỉ tiêu lạm phát của Quốc hội (5-6% gì đó) là một con số thần kỳ, phải bằng mức đó mới là tốt, tối ưu, còn thấp hơn mức đó thì là nguy hiểm.
 
Hết ý!

5 comments:

  1. Rất thích các bài viết của bác Ngọc :)

    Không liên quan tý nào nhưng em đang muốn tìm đọc các bài viết/sách/tài liệu về tài sản bảo đảm trong cấp tín dụng của nước ngoài (Đã google chán chê nhưng chưa tìm ra tài liệu nào hay cả). Nếu bác biết thì giới thiệu em với ạ, xin cám ơn nhiều.

    ReplyDelete
  2. Tớ có tìm thì cũng chỉ tìm qua google thôi. Nhưng tớ nghĩ là tài liệu liên quan đến collateral thì chắc vô khối. Không biết đồng chí đã thử tìm tài liệu bằng tiếng Anh với keyword "collateral" hay "mortgage" chưa? Nếu chỉ tìm tài liệu bằng tiếng Việt thì chắc sẽ ít kết quả hơn và có thể không đúng ý muốn.

    Nhân tiện, đồng chí cụ thể là tìm hiểu vấn đề gì về tài sản bảo đảm? Ví dụ, nếu chỉ là định nghĩa, loại hình thì chắc sẽ có vô khối. Còn nếu muốn biết sâu hơn về, chẳng hạn, cách thức định giá, cách tính giá trị khoản vay dựa trên giá trị tài sản bảo đảm v.v... thì sẽ có ít thông tin hơn, và câu trả lời sẽ ít nhất quán hơn.

    ReplyDelete
  3. Em đã search "collateral", "ratio", "theory", "requirement", "management" và một số từ liên quan ạ. Đúng là em muốn biết phần sâu hơn, nhất là về cách thức tính giá trị khoản vay dựa trên giá trị TSBĐ và chiều ngược lại: khách hàng xếp hạng như thế nào thì cần được bảo đảm bởi bao nhiêu % TSBĐ, khách hàng nào thì được cho vay không cần TSBĐ. Hiện nay phần lớn các NH ở VN đều "tính" các tỷ lệ trên theo kiểu bốc thuốc (gọi sang choảnh thì là expert-based). Bên cạnh đó em cũng muốn biết về cách thức quản lý danh mục TSBĐ của 1 hệ thống Ngân hàng nước ngoài nó trông thế nào, cách thức nhập, xử lý, khai thác thông tin về TSBĐ trên core banking... Em muốn biết đường hướng về mặt lý thuyết, còn các mô hình định lượng thì em không đủ kiến thức để hiểu, chỉ đọc phần giải thích ý nghĩa thôi (em học trong nước, và học dốt, huhuhu... ). Rất cám ơn bác đã reply. Nếu bác tìm được cái gì thì chỉ em với nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ nghĩ là nếu đồng chí muốn tìm một công thức chung thì sẽ không có. Mỗi ngân hàng sẽ có một tiêu chuẩn, tiêu chí riêng, có thể hoặc không thể để lộ ra ngoài. Nhìn chung, cái mà đồng chí sẽ và chắc chắn tìm được là những nguyên tắc chung, thuộc về khái niệm và mang tính chất guideline là nhiều hơn.

      Chẳng hạn, tớ mới thử search cụm từ "asset based lending valuation customer rating" thì ra được một đống tài liệu ở link sau:

      https://www.google.com/search?sourceid=navclient&aq=&oq=asset+based+lending+valuation+customer+rating&hl=en-GB&ie=UTF-8&rlz=1T4GGHP_en-GBSG594SG597&q=asset+based+lending+valuation+customer+rating&gs_l=hp....0.0.1.191329...........0.SCVjGDD4QhI

      mà mới chỉ đọc qua 1, 2 cái thì tớ đã thấy có liên quan đến cái đồng chí đang tìm, chẳng hạn như cái này:

      http://www.occ.gov/publications/publications-by-type/comptrollers-handbook/pub-ch-asset-based-lending.pdf

      Tóm lại là đồng chí phải chịu khó google hơn nữa, thay đổi và kết hợp nhiều từ, theo từng nội dung muốn tìm (ngay một nhát thì chắc khó tìm được tất cả các nội dung liên quan cần tìm). Có gì khó hiểu thì đồng chí mang lên đây thảo luận chung cho vui.

      Delete
    2. Cám ơn bác rất nhiều! Em vật vã cả tháng từ vòng gửi xe đạp (google search) mà mãi không ra cái gì, trong khi bác chỉ cần liếc qua là xong :) Em sẽ đọc, có gì khó hiểu sẽ nhờ bác tiếp ạ. Hihi.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).