Saturday 21 February 2015

7 khúc mắc quanh việc quốc hữu hóa VNCB (Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, 14/2/2015, bản gốc)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=341620

(Mãi hôm nay tớ mới update bài này lên blog được, vì về đến VN tớ mới biết blog mình bị chặn thế nào đó mà không vào được từ notebook, mà chỉ vào được từ mobile device, chịu chẳng hiểu tại sao, vì tớ toàn nói chuyện phải quấy thế cơ mà?!

Bài này là để phang bài của đồng chí Luật sư Trương Thanh Đức trên CafeF, ở đây. CafeF từ chối đăng để giữ quan hệ nên tớ phải đăng ở báo khác, hơi trái luật chút :). Trong bài cũng có câu trả lời cho một đồng chí giấu mặt ất ơ nào đó hôm trước vặn vẹo tớ, đại loại nếu có ai sẵn sàng mua cổ phần VNCB với giá 10 VND thì sao?)


Sự kiện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần của Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng đã thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận và đặt ra một số vấn đề khúc mắc.


Khúc mắc đầu tiên là chuyện mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần này của NHNN có thể coi là quốc hữu hóa hay không. Có người viện dẫn các điều luật trong Hiến pháp năm 1992 và 2013 về việc pháp luật bảo hộ, không quốc hữu hóa tài sản hợp pháp của cá nhân và tổ chức để nói rằng không còn hình thức quốc hữu hóa trong chế độ hiện tại.
Đương nhiên, trên danh nghĩa, hành động mua lại bắt buộc của NHNN không được chính NHNN hay các cơ quan có thẩm quyền gọi là quốc hữu hóa (phải chăng là họ cũng đã tham khảo các điều luật trên trong Hiến pháp?). Nhưng trên thực tế, bất kể hành động nào của chính phủ dùng tiền công quỹ mua lại tài sản của một cá nhân hay tổ chức nào đó, để biến tài sản tư hữu đó thành công sản, thì về bản chất đều phải được hiểu là hành động quốc hữu hóa. Các hành động mua lại tương tự ở các nước tư bản khác, như Mỹ, nơi mà quyền tư hữu tài sản là bất khả xâm phạm và còn được bảo vệ chặt chẽ hơn nhiều so với Việt Nam, cũng đều được gọi là quốc hữu hóa (nationalization).


Trong trường hợp VNCB, rõ ràng NHNN đã tuyên bố mua lại cổ phần với giá 0 đồng, chứ không phải là chiếm đoạt như dưới thời cải cách ruộng đất (còn tại sao lại là 0 đồng mà không phải là một con số dương nào khác thì sẽ nói thêm ở dưới đây), nên hành động này cũng cần phải được hiểu đích danh là quốc hữu hóa, biến VNCB thành ngân hàng quốc doanh (do nhà nước làm chủ, và tự hoặc thuê người đại diện cho nhà nước điều hành kinh doanh).
Khúc mắc thứ hai là liệu việc mua bắt buộc này của NHNN có phải hình thức trưng thu tài sản không, và nếu là trưng thu thì phải mua theo giá thị trường (theo Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010), mà hiện tại thì chưa thấy cơ sở pháp lý nào khẳng định rằng, giá thị trường của cổ phần VNCB là bằng 0.

Đương nhiên, hình thức trên không phải là trưng thu, mà là quốc hữu hóa như đã nói ở trên (hoặc là “mua cổ phần bắt buộc” theo ngôn từ của NHNN hay của Quyết định 48/2013/QĐ-TTg) . Vì thế, vận dụng Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 để yêu cầu NHNN phải xác định/chứng minh “giá thị trường” của cổ phần VNCB bằng 0 đồng là không thích hợp.
Khúc mắc thứ ba, tại sao giá mua bắt buộc cổ phần của VNCB lại là 0 đồng mà không phải là một con số nào đó như 10 đồng, 10.000 đồng, hay 100.000 đồng? Và nhỡ có ai đó sẵn sàng mua cổ phần VNCB với giá 10.000 thì sao?

Tuy Quyết định 48 không có điều khoản nào đề cập đến chuyện xác định giá mua bắt buộc cổ phần mà NHNN phải trả cho các cổ đông hiện hữu của ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, nhưng Điều 5 của Quyết định này trao quyền cho Thống đốc NHNN quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng đó. Trường hợp sau khi có kết quả kiểm toán độc lập và Thống đốc NHNN quyết định rằng giá trị thực của vốn điều lệ của VNCB đã tụt giảm xuống 0 (không còn giá trị), kết hợp với tính chất “mua bắt buộc” thì việc NHNN mua cổ phần của VNCB với giá 0 đồng/cổ phần là hoàn toàn đúng luật và không có gì là bất công cho cổ đông hiện hữu của VNCB.
Còn nếu có ai đó sẵn sàng mua cổ phần VNCB với giá cao hơn thì, với quyết định mua bắt buộc của NHNN căn cứ Quyết định 48, các cổ đông VNCB cũng không được quyền bán cho họ, và chỉ có NHNN được mua với giá mà NHNN xác định là hợp lý (trong trường hợp của VNCB là 0 đồng/cổ phần). Cần luôn nhớ rằng trường hợp VNCB là trường hợp đã bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt nên nhất cử nhất động của ngân hàng đều phải được sự giám sát và đồng ý của NHNN, chứ không thể tự tung tự tác như những ngân hàng bình thường khác.

Khúc mắc thứ tư, căn cứ vào tuyên bố mua lại của NHNN thì dường như NHNN mua lại cổ phần từ ngân hàng VNCB. Có người viện dẫn Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 để lập luận rằng NHNN nếu muốn mua lại cổ phần của các cổ đông VNCB  (để loại bỏ họ với tư cách là cổ đông) thì  phải mua lại toàn bộ số cổ phần thuộc quyền sở hữu của tất cả cổ đông, chứ không thể mua từ ngân hàng.
Trên thực tế, NHNN chỉ tuyên bố “mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB”, chứ không nói là mua số cổ phần này từ ngân hàng VNCB. Hơn nữa, trong trường hợp này, hoàn toàn có thể công nhận/hiểu rằng NHNN đã mua toàn bộ số cổ phần trực tiếp từ các cổ đông; đơn giản vì cho dù họ không muốn bán với cái giá 0 đồng thì NHNN vẫn “mua bắt buộc” số cổ phần này từ tay họ với đúng cái giá đó, không hơn, không kém. Cần nhắc lại, điều quan trọng ở đây là VNCB rơi vào tình huống bị kiểm soát đặc biệt và vì thế phải vận dụng các điều luật liên quan, có trong Quyết định 48, chứ không phải là các điều luật cho một hoàn cảnh chung chung nào khác.    

Khúc mắc thứ năm, nhiều người cho rằng việc cổ đông bỗng chốc không còn nghĩa vụ và quyền lợi gì là điều rất không thoả đáng. Trên thực tế trong nước cũng như thế giới, đã từng có rất nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lỗ lớn quá mức vốn điều lệ, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng sau đó vẫn phục hồi trở lại.
Nhưng cần lưu ý lại rằng cổ đông VNCB đã không thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng bằng mức vốn pháp định. Như thế có nghĩa là VNCB (và/hoặc cổ đông của nó) không những đã vi phạm quy định căn bản để được phép tồn tại và hoạt động (vì giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu nhỏ hơn vốn pháp định) mà còn tự từ chối cơ hội để phục hồi trở lại (thông qua nghị quyết không góp thêm vốn). Trong bối cảnh này thì không thể nói được rằng việc các cổ đông VNCB “trắng tay” là không thỏa đáng.

Khúc mắc thứ sáu, có ý kiến cho rằng không có quy định nào của pháp luật cho phép chuyển đổi một công ty cổ phần thành công ty TNHH 1 thành viên (ý nói đến việc biến VNCB từ hình thức một công ty cổ phần thành công ty một chủ sở hữu duy nhất là NHNN).
Tuy nhiên, vì VNCB đã rơi vào tình trạng bị giám sát đặc biệt nên NHNN hành động căn cứ vào Quyết định 48 và vì thế hành động của NHNN hoàn toàn hợp pháp, đúng quy định của pháp luật.

Khúc mắc thứ bảy, có ý kiến tỏ rõ sự ngạc nhiên, tại sao một ngân hàng thương mại lại có thể chuyển đổi sang một hình thức khác để tiếp tục duy trì hoạt động với số vốn điều lệ bằng 0 hoặc là âm trong khi vốn thực có tối thiếu phải là 3.000 tỷ đồng?
Ở đây có một sự nhầm lẫn lớn. NHNN mua lại toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng, nhưng điều này không có nghĩa là vốn điều lệ của VNCB sau khi NHNN mua lại chỉ là 0 đồng. Cũng giống như những hành động mua lại tượng trưng một doanh nghiệp nào đó với cái giá 1 USD như báo chí đã nhiều lần đưa tin, chủ sở hữu mới còn phải/có nghĩa vụ bỏ ra nhiều tiền để bơm vốn cho doanh nghiệp hoạt động trở lại, để thanh toán nợ nần với chủ nợ hiện hữu v.v...; NHNN trong trường hợp này cũng sẽ phải tái cấp vốn cho VNCB để nó hoạt động lành mạnh trở lại. Tuy không rõ là NHNN đã và sẽ tái cấp vốn bao nhiêu cho VNCB nhưng hoàn toàn có thể giả định rằng mức này sẽ đủ lớn để VNCB đáp ứng được yêu cầu về vốn tối thiểu, vì bản thân NHNN là cơ quan chủ quản nên biết rõ cần phải có bao nhiêu vốn mới đảm bảo được hoạt động lành mạnh.

8 comments:

  1. Chúc mừng năm mới bác! Bác ăn tết cũng kỹ thật đó! Chưa thấy có bài khởi động.
    Dưới đầu là bài viết đầu năm của Thống đốc NHNN Bình trên báo Vietnamnet, bác đọc rồi cho anh em ý kiến nha!

    http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/222773/thong-doc---phai-nan-chinh-lai-thi-truong-tai-chinh-.html

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ đoán là đồng chí rất tán đồng bài phát biểu này của đ/c Bình phải không? Vậy thì tán đồng ở điểm nào, tại sao? Đ/c có phát hiện ra điều gì không ổn không? Tớ thì đã thấy rồi :))

      Delete
    2. Em chỉ thấy bóng dáng cơ quan quản lý nhà nước lại muốn nhảy vào thị trường can thiệp thô bạo thôi! Tái cấu trúc kiểu gì mà cứ lung tung, lang tang hết cả lên. Đánh trống bỏ dùi!

      Delete
    3. Tớ mừng là đồng chí có vẻ không tán đồng bài phát biểu này của đ/c Bình lắm (không biết có đúng không?), không như phản hồi ở những báo như VnEconomy hay Vietnamnet 99% là khen ngợi lên mây đ/c Bình.

      Nhìn chung, tớ thấy đ/c Bình giả nhời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, đến mức độ PV phải tự suy đoán rồi hỏi lại cho rõ mà câu trả lời vẫn không khá hơn. Hơn thế, những biện pháp, những điểm nhấn mà đ/c Bình nêu ra thì chính lại là những cái mà cơ quan chủ quản gồm NHNN và Bộ TC, UBCK phải làm, không làm được, nay lại nói khơi khơi cứ như là việc/lỗi của ai đó, của thằng dân đen nào đó chứ không phải của chính mình, thế mới hóm.

      Để cụ thể hơn, dễ hiểu hơn, lấy ví dụ về chuyện ngăn tiền ngân hàng đổ vào chứng khoán. Chẳng đã có thời hô hào quyết liệt cứu chứng khoán, vận động dân đầu tư vào chứng khoán (đương nhiên chỉ có vay tiền từ ngân hàng chứ lấy đâu ra lắm thế?) đấy sao? Nay lại nói cứ như thể tiền từ ngân hàng đổ vào chứng khoán là con hủi.

      Rồi nữa, ngân hàng là người cho vay, họ cũng phải biết, phải tính toán nên cho vay bao nhiêu vào chứng khoán, chứ có phải tự nhiên hứng lên là cho vay đâu. Muốn xiết chặt cho vay chứng khoán thì cứ dùng chính sách tiền tệ mà xiết, việc gì phải nhảy vào can thiệp cho vay ngân hàng như vậy?

      Đại loại thế. Tóm lại là một bài trả lời rất vô vị, vớ vẩn đến nỗi chẳng còn đọng lại gì mấy trong đầu tớ để mà nhớ được và mang lên blog này phang, nên tớ cũng chỉ nhớ láng máng những điểm chính như thế thôi.

      Delete
    4. Cảm ơn bác! Chỉ có bác mới hiểu bác Bình nhất mà. Bác hay nói NHNN nói một đằng làm một nẻo mà lị, sáng đúng, chiều sai, mai lại đúng!

      À, còn một vấn đề mới nữa, không biết bác có rảnh để "ngâm cứu" không!? Chả là sáng nay 28/2 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Nhưng em đọc đi đọc lại vấn chẳng hiểu cái định nghĩa thế nào là kinh tế thị trường định hướng XHCN theo cách tiếp cận mới mà các bác GS.TS nhà ta đưa ra. Em thấy vẫn luẩn quẩn thế nào í! Bác có bình thêm cho anh em "open mind" gì không?

      Delete
    5. Tớ đã có đọc lướt qua cái tiêu đề này ở một báo nào đó và lập tức bỏ luôn, khi đọc thấy câu đầu tiên rằng kinh tế nhà nước tiếp tục được xác định đóng vai trò chủ đạo.

      Nay đồng chí hỏi, tớ cất công chịu khó ngồi đọc cho hết thì thấy thế này:
      1. Không thấy định nghĩa về sự lãnh đạo của Đảng ở đâu, mặc dù có nêu cái này trong định nghĩa "mới" về KTTT định hướng XHCN. Suy ra rằng thì là người ta nêu ra cho đúng "định hướng", cho nó phải phép, chứ chẳng hiểu nó là cái gì sật, hoặc muốn hiểu thế nào thì hiểu.

      2. Vẫn luẩn quẩn như cũ, ngoài việc thêm mấy từ mới cho dài dòng văn tự thêm. Các vấn đề nổi cộm như nêu trong bài này của tớ (http://phan-minh-ngoc.blogspot.sg/2014/05/kinh-te-thi-truong-inh-huong-xa-hoi-chu.html) đã không được đề cập đến, làm rõ ra. Nhất là vấn đề thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN.

      3. Tớ đã từng được/bị phải học thế nào là Quan hệ sản xuất (hồi còn ngây thơ, ngu dại, học ở KTQD). Nhưng đến giờ thì tớ (vẫn) không thể hiểu thế nào là, và ý nghĩa, tầm quan trọng của QHSX. Hơn nữa, đã là "nền KTTT hiện đại, hội nhập" thì sao còn có khái niệm "QHSX (tiến bộ) phù hợp với trình độ phát triển của LLSX"? Nếu trình độ của LLSX không tiến bộ/chưa đủ phát triển thì QHSX cũng phải tương thích thế phải không? Nếu vậy thì làm sao mà còn gọi là "KTTT hiện đại, hội nhập" được nữa?

      Tóm lại là vẫn như con gà mắc tóc, và ngày càng mắc hơn (vì phải lai ghép thêm nhiều từ ngữ, khái niệm mà cứ tưởng là sẽ làm rõ thêm, mới thêm). Cái gốc đã sai thì có thêm râu thêm tóc vào vẫn chỉ là cái gốc sai đó. Đồng chí không hiểu được thì cũng tự an ủi vì chính tớ cũng chịu!

      Delete
    6. Bác nói thế thì em cũng Pó tay thôi! Cảm ơn các nhà lý luận chính trị VN vì tính siêu việt của khái niệm này!

      Delete
    7. Đồng chí này cũng thấy cái khái niệm đảng lãnh đạo nó kỳ kỳ thế nào đây này.

      http://www.thesaigontimes.vn/127167/Nhan-thuc-moi-ve-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-XHCN.html

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).