Tuesday 17 March 2015

Thấy gì từ việc tư nhân hào hứng mua sân bay, cảng biển (Bài đăng trên Vnexpress, 17/3/2015)

(Bài này đã bị edit lại khá nhiều, từ tiêu đề đến nội dung. Nên các đồng chí đọc đoạn nào, ý nào mà hay thì là của biên tập báo đã thêm vào, đoạn nào dở thì là của tớ)

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/thay-gi-tu-viec-tu-nhan-hao-hung-mua-san-bay-cang-bien-3157217.html

Từ năm 2014, Việt Nam có một số động thái mới liên quan đến cổ phần hóa, tư nhân hóa quyền sở hữu và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải như cảng biển, sân bay và đường cao tốc. Năm nay, xu hướng huy động vốn tư nhân vào việc xây dựng, khai thác và quản lý hạ tầng giao thông vận tải tiếp tục được kỳ vọng sẽ có bước chuyển biến mạnh hơn khi Nghị định 15 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) ra đời ngày 14/2/2015.
Nghị định này thay thế cho các quy định hiện hành, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất và rõ ràng cho đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải, trước đây chủ yếu thuộc độc quyền Nhà nước.
 
Trong số những thương vụ tư nhân hóa cơ sở hạ tầng giao thông mới đây, đáng chú ý là sự tham gia của các nhà đầu tư ngoài ngành. Không quá ngạc nhiên khi Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacifice Airlines sốt sắng đề nghị mua lại hay nhận quyền khai thác sân bay và nhà ga ở Nội Bài, Phú Quốc và Đà Nẵng, bởi khi không còn độc quyền nhà nước quản lý, họ không thể để chuyện kinh doanh của mình phải lụy một ông tư nhân nào. Thú vị nằm ở chỗ 2 tập đoàn tư nhân ngoài ngành như Vingroup hay T&T cũng tỏ ra quyết liệt không kém khi đề nghị mua lại cả sân bay và cảng biển.
cang-hai-phong.jpg
Cảng Hải Phòng đang được nhà đầu tư tư nhân để mắt đến.
 
Vingroup và T&T hiện đều chưa phải là những nhà vận hành cảng biển hay sân bay chuyên nghiệp, cũng chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn bó mật thiết với việc sở hữu và vận hành, khai thác những dịch vụ này. Do vậy, một câu hỏi đặt ra là động lực nào để hai ông lớn này sở hữu các cơ sở hạ tầng giao thông, như với trường hợp Vietnam Airlines hay Vietjet Air muốn mua Nội Bài hay Phú Quốc.
 
Với Vingroup, có ngoại lệ do họ tiếp quản cảng Nha Trang từ tay Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khi chuyển giao về cho địa phương theo yêu cầu của Chính phủ. Nhưng việc này mới diễn ra từ nửa sau năm 2014, nên cần thời gian để chứng minh hiệu quả hoạt động của tập đoàn này trong lĩnh vực cảng biển.
 
Điểm chung của hai doanh nghiệp này và có thể có chút liên quan đến việc mua lại các cảng biển và sân bay có lẽ chỉ là chuyện họ là những đại gia trong lĩnh vực bất động sản. Điều này có thể tạo nên ý kiến liên tưởng đến khả năng mua cảng rồi chuyển đổi công năng thành dự án bất động sản như Tân Cảng. Tuy nhiên, trong trường hợp này có lẽ không hẳn như vậy.
 
Trong đề xuất của Vingroup gửi Bộ Giao thông vận tải về chủ trương đầu tư, tập đoàn này bày tỏ mong muốn điều hành, quản lý và khai thác Cảng Sài Gòn và Hải Phòng. Song song với đó, họ cũng cho biết sẽ áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trong việc quản lý và vận hành hai cảng này nhằm nâng cao công suất bốc dỡ, cải thiện hiệu quả kinh doanh,làm đầu mối vận chuyển hàng hóa và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu. Hay như ở T&T, đơn vị này khi đặt vấn đề mua cảng hàng muốn thay thế Nhà nước làm cổ đông chi phối cảng Quảng Ninh đã cam kết phát triển kinh doanh cảng theo đúng định hướng của cơ quan quản lý và không chuyển nhượng cho đối tác khác trong 5 năm.
 
Đối với nhà đầu tư nước ngoài, một trường hợp hay được nhắc đến trong việc mua cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman (VOI), một liên doanh giữa quỹ dự trữ quốc gia Oman và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). VOI đã đặt vấn đề mua 100% cảng Hải Phòng và cho biết lý do là ngoài năng lực tài chính dồi dào, họ còn nhiều quan hệ mật thiết với nhiều cảng và hãng tàu thế giới, có kinh nghiệm thiết kế đến vận hành khai thác cảng.
 
Qua tuyên bố của Vingroup và VOI như trên, có thể thấy các nhà đầu tư tiềm năng này đã nhìn ra những “điểm nghẽn” làm hạn chế khả năng sinh lời của những công trình hạ tầng khi thuộc sở hữu Nhà nước 100%. Đó là sự thiếu vốn để tái đầu tư, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất và phần mềm, yếu kém về quản trị và điều hành doanh nghiệp, cũng như yếu kém về marketing, kết nối và khai thác thị trường.
 
Nói cách khác, những nhà đầu tư tiềm năng này có thể coi là những nhà đầu tư tài chính đơn thuần để phân biệt với những nhà đầu tư vì nhu cầu phát sinh từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiện tại, như Vietnam Airlines. Họ để mắt đến cảng biển và sân bay vì tự tin rằng nếu dùng tiềm lực tài chính mạnh của mình để thay đổi cách quản lý, hoạt động thì các công trình chắc chắn sẽ ăn nên làm ra.
 
Như vậy, có thể khẳng định rằng một bộ phận lớn nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước để mắt đến các công trình hạ tầng cơ sở giao thông của Việt Nam chủ yếu vì họ nhìn thấy tiềm năng phát triển, sau khi rót thêm vốn, trang bị mô hình quản lý hiện đại…, nhờ đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Khi đó, không những thu lợi nhuận đều đều từ hoạt động của các công trình này mà họ còn có khả năng thu lời lớn hơn khi bán lại phần vốn trong các dự án sau một thời gian nhất định, do giá trị công trình đã tăng lên nhờ tình hình kinh doanh thuận lợi hơn. Do vậy, có thể nói rằng khả năng sinh lợi là yếu tố chính thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư ngoài ngành vào các dự án cơ sở hạ tầng.
 
Cũng từ nhận định trên, điều rút ra cho quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước, các công trình hạ tầng giao thông vận tải hiện nay là không nhất thiết phải yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước tìm đối tác chiến lược là các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước cùng ngành nghề, như là một yêu cầu chính trong việc lựa chọn đối tác. Điều quan trọng cần xem xét là liệu những đối tác tiềm năng này sẽ mang đến những gì, sẽ làm được gì và như thế nào để cải thiện được chất lượng và hiệu quả hoạt động của các công trình cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trong tương lai.

3 comments:

  1. Hi Anh Ngọc,
    Em đọc bài báo hôm nọ trên VN Express mà không nghĩ ra là của người quen :).
    Các tập đoàn tư nhân của VN giờ như con bạch tuộc thò cái vòi của nó vào những mảng kinh doanh béo bở bấy lâu nay do nhà nước XHCN nắm giữ. Tuy nhiên, cũng có cái lợi cho nền kinh tế bởi nó sẽ làm được nhiều điều mà các ông CS không làm được.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Úi, em không nghĩ ra vì anh "lấn sân" sang lĩnh vực báo chí nói chung và lĩnh vực hạ tầng, xây dựng nói riêng phải không? Anh phải thử làm nhiều nghề để phòng lúc hữu sự (luôn có khả năng xảy ra bất cứ lúc nào)!

      Delete
  2. Hihi,
    Anh sắp trở thành người đương thời rồi đấy!

    ReplyDelete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).