Friday 20 March 2015

Xây tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới – những câu hỏi bỏ ngỏ (Bài gửi báo nhưng không được đăng)

Tòa báo chuyển đến tôi cái tin Việt Nam đang định xây tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới, hỏi tôi nghĩ thế nào. Thực ra, tôi đã nhìn thấy cái tiêu đề này trên vài báo cách đây ít hôm, nhưng đã bỏ qua, không đọc đến nội dung, vì tôi rất “dị ứng” với những cái tin đại loại như vậy của và/hoặc liên quan đến Việt Nam.

Nay, sau khi đọc nghiêm túc cái tin này để có câu trả lời nghiêm túc cho báo và bạn đọc, và trong chừng mực thông tin liên quan rất hạn chế như hiện nay, tôi thấy việc nghiên cứu khả thi của dự án rất có vấn đề, và bởi thế hiệu quả và tính cấp thiết của việc xây cái tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới là câu hỏi lớn còn bỏ ngỏ.

Theo lời của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh thì: "Khi nói chuyện về việc xây dựng tháp truyền hình, Thủ tướng nói tháp truyền hình sẽ phải cao nhất khu vực. Tôi đã hỏi Thủ tướng là cao nhất khu vực Đông Nam Á hay châu Á? Đông Nam Á thì đương nhiên sẽ là cao nhất rồi. Thủ tướng nói: Cao nhất châu Á”.

Đọc đến trích dẫn trên, tôi khá sốc vì thấy chuyện quyết định xây một công trình tầm cỡ như vậy lại diễn ra một cách hết sức dễ dãi, đúng hơn là mang đậm nét ý chí của một cá nhân. Chuyện này làm tôi liên tưởng đến câu chuyện được nghe về nhà độc tài Stalin cầm bút và thước kẻ xổ luôn một đường thẳng dài trên bản đồ để trả lời cho thuộc cấp về hướng tuyến của một đường cao tốc định xây, làm cho sau này một tòa nhà chính phủ bị vạt lẹm đi một góc do bị con đường chém qua.

Qua đoạn trích trên cũng có thể hình dung thêm rằng cái cơ quan chủ trương xây dựng tháp truyền hình mới, Truyền hình Việt Nam, ngay từ đầu đã không có một ý tưởng rõ ràng cái tháp họ muốn xây nó sẽ phải thế nào, mục đích (chính) xây để làm gì, và đáp ứng những công năng gì. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy cái phần người ta muốn thể hiện – showoff – qua cái tháp cao hàng đầu thế  giới này là nhiều hơn, được chú trọng hơn cái phần công năng chính của nó – dùng để phát sóng truyền hình.

Cũng cần phải chú ý đến chi tiết về độ cao của tháp, dự định sẽ là 636m, hơn cả tháp cao nhất châu Á hiện nay là Sky Tree ở Tokyo - Nhật Bản (634m) và tháp truyền hình Quảng Châu - Trung Quốc (600m). Chi tiết này càng củng cố nhận định rằng người ta cố tình xây tháp này cao hơn chỉ có 2m so với tháp Sky Tree có lẽ chỉ cốt để được mang danh là tháp cao nhất Châu Á. Chi tiết này cũng đồng thời cho thấy với những người chủ trương xây tháp này, độ cao của tháp phải là bao nhiêu thì mới là tối ưu, mới có hiệu quả xét về mặt công năng v.v... thực ra chẳng có nghĩa lý gì, miễn là, và cứ phải là cao hơn cái tháp cao nhất Châu Á hiện nay!

Nhưng đọc đến đoạn tiếp theo: “Đây được đánh giá là dự án tầm cỡ quốc tế, có tính chất đặc thù nên cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật”, thì tôi lờ mờ nhận ra rằng không phải vô tình người ta có ý định xây một cái tháp cao nhất Châu Á, hàng đầu thế giới. Phải chăng mục đích là để dễ bề, có lý do chính đáng biến dự án xây dựng này thành dự án tầm cỡ quốc tế, và nhờ đó có tính đặc thù nên sẽ được hưởng cơ chế đặc biệt thuộc quyền Thủ tướng, với những ưu đãi cao nhất? Nếu đúng vậy thì một câu hỏi nhạy cảm khác và,tất nhiên, bỏ ngỏ dành cho phần mục đích thực sự của việc xây tháp này.

Cuối cùng, theo Chính phủ, đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam, đem lại những ảnh hưởng to lớn với du lịch, đầu tư và xã hội, cũng như là điểm nhấn về kiến trúc cho Hà Nội.

Nhưng cứ theo những phân tích bên trên thì thật khó mà nói rằng những người chủ trương xây dựng dự án nhận thức được hay tính được ra rõ ràng dự án này sẽ đem lại những ảnh hưởng to lớn như thế nào và cụ thể là gì với du lịch, đầu tư và xã hội.

Tóm lại, với tôi, dự án này là sản phẩm của sự duy ý chí (hay vì một động cơ tế nhị nào đó) nhiều hơn là một dự án kinh tế xã hội có hiệu quả, được thai nghén và tính toán, hoạch định cẩn trọng.

7 comments:

  1. Bác còn nhớ vụ đòi xây Đại học đẳng cấp thế giới không? :))
    Chưa nói không biết những cái "nhất thế giới" này có làm nổi hay không, làm xong có tồn tại được hay không, vấn đề là làm để làm gì?
    Nguyên tắc đơn giản nhất: cái gì đúng đắn, cái gì phù hợp thì làm vậy mà ít người hiểu quá.


    ReplyDelete
    Replies
    1. À vì đây là tháp truyền hình 3D mà! Phải khác với những tháp thông thường chứ?

      Delete
    2. Sao không tự làm hẳn cái 4D nhỉ - cho nó độc hẳn luôn!

      Delete
    3. Không liên quan nhưng vụ chặt cây (Thế Thảo), bác có bình luận gì không? :)

      Delete
    4. Tớ mà nhúng mũi vào các vấn đề này thì tẩu hỏa nhập ma mất!

      Delete
    5. ^^ hôm qua bác Trương Thanh Đức cũng có phát biểu tương tự: cả triệu người lên tiếng rồi, khỏi cần mình!

      Delete
    6. Tớ mắc bệnh nghề nghiệp nên chỉ viết cái gì thuộc comparative advantage. Những đề tài kiểu này viết tất nhiên là được, nhưng nhiều người khác cũng viết được vì không cần phải có kiến thức gì hết, chỉ cần biết đặt câu hỏi vặn vẹo là được. Nên thôi, không viết, trừ khi được đặt bài kiểu này.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).