Friday 29 May 2015

Không cần phải có lãi suất cơ bản (Bài đăng trên Đại biểu Nhân dân, 30/5/2015)

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=350445

Tại Kỳ họp thứ Chín, QH sẽ thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Một nội dung được quan tâm trong dự luật là: có cần quy định về lãi suất cơ bản để khống chế lãi suất cho vay trong quan hệ dân sự hay không?

Về lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, hiện đang có 2 luồng ý kiến tương phản nhau. Luồng ý kiến thứ nhất ủng hộ việc NHNN quy định lãi suất cơ bản để làm cơ sở quy định trần lãi suất cho vay trong quan hệ vay mượn dân sự. Điểm thay đổi của dự thảo Bộ Luật Dân sự (sửa đổi) - sẽ được QH cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín - so với Bộ luật Dân sự năm 2005 là trần lãi suất vay trong quan hệ dân sự được nâng từ mức 150% lên 200% lãi suất cơ bản.

Ngược lại, luồng ý kiến thứ hai cho rằng, việåc quy định lãi suất cơ bản là không cần thiết. Không chỉ vậy, lấy lãi suất cơ bản làm cơ sở để xác định trần lãi suất vay trong quan hệ dân sự là hoàn toàn không hợp lý. Về khái niệm, lãi suất cơ bản (base rate) theo thông lệ trên thế giới thường được hiểu là lãi suất chính thức (official bank rate) hay lãi suất ngân hàng trung ương (central bank base rate), do ngân hàng trung ương ban hành và thay đổi theo từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản thông thường chính là lãi suất mà ngân hàng trung ương của một số quốc gia áp dụng để tính lãi suất cho các khoản vay ngắn hạn qua đêm của ngân hàng trung ương đến các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính trong quốc gia đó.

Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản cũng được NHNN công bố, theo Luật Ngân hàng Nhà nước. Nhưng điều khác biệt giữa lãi suất cơ bản của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới là lãi suất cơ bản của Việt Nam chỉ để làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Không thấy Luật Ngân hàng Nhà nước đề cập gì đến chức năng của lãi suất cơ bản như một lãi suất mà NHNN áp dụng với các khoản vay ngắn hạn của mình cho các tổ chức tài chính tín dụng như trong trường hợp của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Ngoài ra, lãi suất cơ bản ở Việt Nam được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động của cung cầu vốn.

Như vậy, có thể thấy khái niệm, bản chất và chức năng của lãi suất cơ bản ở Việt Nam hoàn toàn khác với thông lệ chung trên thế giới. Do đó, có thể nói không quá rằng lãi suất cơ bản ở Việt Nam chỉ để phục vụ cho mục đích duy nhất là giúp cho hệ thống tòa án xác định một hành động cho vay dân sự nào đó có hiệu lực hay không, hoặc nặng hơn, có thuộc phạm vi tội danh cho vay lãi nặng hay không khi lãi suất cho vay thực tế vượt quá lãi suất cơ bản ở một mức nào đó.

Nếu xét đến chức năng của lãi suất cơ bản là để xác định xem hợp đồng dân sự cho vay có hiệu lực hay không, có thể thấy, kể cả khi nâng trần lãi suất cho vay từ 150% lên 200% của lãi suất cơ bản như trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) thì mức trần này là quá thấp. Lưu ý rằng nhiều công ty tài chính đã và đang cho vay tín chấp với lãi suất thực tế lên tới dăm bẩy chục phần trăm/năm, gấp nhiều lần lãi suất cơ bản NHNN cũng như lãi suất cho vay doanh nghiệp trung bình hiện nay. Hơn nữa, luôn có một bộ phận dân chúng có nhu cầu đi vay kể cả với lãi suất cao ngất ngưởng vì họ không thể tiếp cận được nguồn cho vay chính thống từ hệ thống ngân hàng. Nếu sửa đổi theo hướng chỉ nâng mức trần lên 200% lãi suất cơ bản thì nó sẽ bóp méo thị trường, hạn chế nhu cầu chính đáng và cơ hội được vay của nhiều người. Và dù có bị quy định trói buộc như vậy thì cả bên cho vay lẫn bên đi vay vẫn sẽ tìm cách “lách” được luật này không mấy khó khăn. Trong trường hợp này, rõ ràng trần lãi suất tuy có thiện ý là bảo vệ quyền lợi người đi vay nhưng thực tế lại trở thành vật cản với họ. Lưu ý thêm rằng, người đi vay thực ra cũng đã được gián tiếp bảo vệ nhờ điều khoản về tội cho vay lãi nặng trong Bộ luật Hình sự (nói thêm dưới đây), theo đó người cho vay không thể tính lãi suất cắt cổ nếu không muốn phạm phải tội cho vay lãi nặng.

Về tội danh cho vay lãi nặng, theo Điều 163 của Bộ luật Hình sự, hành vi cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên (và có tính chất chuyên bóc lột) được xác định là hành vi phạm tội cho vay lãi nặng.

Theo Điều 163 trên, nếu chỉ để có một cái ngưỡng/khung nhằm xác định tội danh cho vay lãi nặng thì hiển nhiên không cần phải có lãi suất cơ bản. Có thể chọn luôn một trong những lãi suất chính sách của NHNN như lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tối đa mà nếu lãi suất cho vay vượt trên mức đó thì sẽ bị coi là cho vay lãi nặng. Nếu cho rằng mức gấp 10 lần của các lãi suất chính sách hiện hành của NHNN là chưa đủ cao thì hoàn toàn có thể nâng số đó lên, chẳng hạn 15 lần. Làm như vậy sẽ vừa bảo đảm được tính linh hoạt của mức lãi suất làm cơ sở tính toán theo điều kiện thị trường mà không phải công bố thêm một chỉ tiêu lãi suất thừa, vừa bảo đảm được rằng khung giới hạn là đủ cao để hạn chế hành vi cho vay lãi nặng.

Tóm lại, qua phân tích ở trên có thể rút ra 2 điều. Thứ nhất, không cần phải có điều luật trong Bộ luật Dân sự để khống chế lãi suất cho vay trong quan hệ dân sự. Thứ hai, không cần phải có lãi suất cơ bản, thay vào đó có thể dùng một trong những lãi suất chính sách của NHNN để làm cơ sở xác định tội danh cho vay lãi nặng.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).