Friday 17 July 2015

Chứng khoán Trung Quốc lao dốc và ảnh hưởng đến VN (Bài đăng trên TBKTSG, 17/7/2015, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/132993/Chung-khoan-Trung-Quoc-lao-doc-va-anh-huong-den-VN.html

Sau khi đã mất 1/3 giá trị, chứng khoán Trung Quốc đã tăng giá trở lại trong 2 ngày liên tiếp cuối tuần trước nhờ những nỗ lực cứu vớt “quyết liệt” chưa từng có tiền lệ của nhà đương cục Trung Quốc. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải tăng 4,5% vào cuối ngày thứ 6 sau khi có lúc đã tăng tới 6,7% trong ngày. Tương tự, chỉ số chứng khoán Thẩm Quyến cũng tăng 4,6%.
Tuy vậy, sự phục hồi này mới chỉ là bước đầu và còn quá sớm để nói rằng chứng khoán Trung Quốc đã qua cơn nguy kịch và sẽ tiếp tục phục hồi và lấy lại những gì đã mất trong gần 1 tháng qua. Bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc thực tế đã tăng trưởng bùng nổ theo kiểu bong bóng trong 1 năm qua bất chấp nền tảng kinh tế - tăng trưởng kinh tế của nước này – đã suy yếu đi đáng kể gần đây, quanh quẩn 7%/năm so với thời hoàng kim 9%-10% trong cả 3 thập kỷ trước. Điều này cho thấy thành công của nhà đương cục Trung Quốc trong việc vực dậy thị trường chứng khoán nước này có chăng cũng chỉ là ngắn hạn, và sự điều chỉnh mạnh chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Điều đáng quan tâm hơn là nếu chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc hoặc, may mắn hơn, dừng lại ở mức hiện tại thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào.
Ảnh hưởng kinh tế trực tiếp
Người ta có thể hình dung trước tiên đến hậu quả thua lỗ, tổn thất nặng của những nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, hậu quả này có lẽ chỉ ở phạm vi rất hẹp. Điều này có thể suy ra từ danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư trên thế giới. Chẳng hạn, thống kê cho thấy quỹ Vanguard Total International Stock, một quỹ được ưa thích bởi các nhà đầu tư muốn vươn ra thị trường chứng khoán nước ngoài, chỉ có chưa đến 4% tài sản đầu tư vào các cổ phiếu Trung Quốc. Với sự đa dạng trong danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư, ít nhất vài loại cổ phiếu trên vài thị trường, thì rủi ro mất mát đến từ thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chỉ là một phần của con số 4% này với đa phần nhà đầu tư. Tương tự như vậy, với các nhà đầu tư Việt Nam, chắc rằng thiệt hại từ sự lao dốc của chứng khoán Trung Quốc cũng không khác biệt thế nhiều.
Một ảnh hưởng trực tiếp khác là sự chuyển đổi danh mục đầu tư của không chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn của các nhà đầu tư quốc tế khác hướng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi đã thấm bài học đau đớn từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, sẽ có một bộ phận nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư Việt Nam, tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn hơn và cũng có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể lọt vào tầm ngắm của họ, nhưng có bao nhiêu trong số này và sẽ phân bổ bao nhiêu vốn cho thị trường này lại là một chuyện khác, phụ thuộc trực tiếp vào tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam tương đối so với các thị trường khác trên thế giới. Tuy người viết không lạc quan lắm trước viễn cảnh này vì quan ngại sẽ xảy ra tâm lý co cụm, bảo toàn tài sản của nhiều nhà đầu tư sau khi vướng vào tình trạng “con chim bị tên nên sợ cành cong”, nhưng hãy cứ hy vọng một sự khởi sắc mới, hoặc ít ra thì cũng không bị nhiễm cơn bạo bệnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới!
Ảnh hưởng kinh tế gián tiếp
Như vậy thì các ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc lên nền kinh tế Việt Nam sẽ chủ yếu là gián tiếp. Ảnh hưởng gián tiếp đầu tiên là qua kênh thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi chứng khoán Trung Quốc tụt dốc thì giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán Trung Quốc bốc hơi mạnh, sẽ ngay trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu của nước này. Mức độ tiêu dùng, mua sắm, đầu tư vào bất động sản, mở rộng đầu tư vào các ngành và lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc sẽ sụt giảm khi lượng tài sản khả dụng của đa phần nhà đầu tư trở nên teo tóp. Tổng cầu của Trung Quốc suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này. Những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Ngược lại, với tổng cầu suy yếu trong khi năng lực sản xuất vẫn đã và đang tiếp tục dư thừa thì Trung Quốc một mặt sẽ tìm mọi cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu, mặt khác sẽ nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của họ sang các nước khác bằng nhiều chiêu trò, kể cả gian lận, và Việt Nam sẽ là một trong số những nạn nhân đầu tiên.
Chưa hết, tổng cầu suy yếu, tăng trưởng kinh tế giảm sút sẽ dẫn đến áp lực giảm giá đồng bản tệ của Trung Quốc (CNY, chủ yếu so với USD). Khi CNY giảm giá so với USD, nếu Việt Nam vẫn “quyết liệt” với chính sách neo tỷ giá VND vào USD như hiện nay thì hậu quả lên thương mại và nhập siêu của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất vào Việt Nam.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ hai sẽ là lên... chứng khoán Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực. Tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của những cổ phiếu của các doanh nghiệp trong các ngành này vì thế sẽ bị suy giảm tương ứng với tình trạng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của chúng. Kỳ vọng hiển nhiên sẽ là giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này sẽ đi xuống sau đó. Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối, kể cả những doanh nghiệp có nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có cơ hội khởi sắc hơn.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ ba sẽ rộng hơn nhưng cũng mông lung và khó lượng hóa hơn. Suy giảm tăng trưởng hay những biến động kinh tế lớn của Trung Quốc luôn là một nỗi quan ngại sâu sắc mang tính toàn cầu, đơn giản vì quy mô khủng của nền kinh tế nước này, đứng thứ 2 thế giới. Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Hy Lạp đe dọa tính ổn định của châu Âu, và phục hồi chưa chắc chắn của Mỹ và Nhật, sự lao đao của Trung Quốc, vốn từng là phao cứu sinh cho nền kinh tế khu vực và toàn cầu, sẽ làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới. Và khi tăng trưởng thế giới bị giảm sút thì Việt Nam cũng không thể đứng an toàn ngoài cuộc vì các ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy đến thông qua các kênh thương mại và đầu tư nước ngoài như đã từng chứng kiến mấy năm trước.
Và ảnh hưởng chính trị?
Cũng không phải là quá hoang đường khi kỳ vọng rằng nhà cầm quyền Trung Quốc khi đang phải nỗ lực thậm chí đến mức tuyệt vọng để vực nền kinh tế và trấn an dân chúng của họ qua cơn bĩ cực hiện nay sẽ có những hành động tiêu cực như kích động tính dân tộc cực đoan hay gây hấn (trở lại) với những nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Mục đích không ngoài chuyện đánh lạc hướng dư luận, làm dân chúng của họ bớt bận tâm đến các vấn đề kinh tế trong nước, “quên” phê phán giới chóp bu nước này, và đảm bảo sẽ không xảy ra bạo loạn xã hội do dân chúng đã bất bình với những vấn đề chính trị và kinh tế trong nước đến mức bộc phát. Bởi vậy, trên khía cạnh này, sẽ không có gì là ngạc nhiên nếu trong tuần này, tháng này, đột nhiên Trung Quốc, ví dụ, lại tái khởi động việc đưa giàn khoan nổi của họ đang cắm ở Vịnh Bắc Bộ đi sâu vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Những tình huống tương tự như vậy là không thể không xảy ra nên chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).