Friday 10 July 2015

Cơn địa chấn từ thị trường chứng khoán Trung Quốc (Bài đăng trên CafeF, 10/7/2015)

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/chung-khoan-trung-quoc-lao-doc-tac-dong-the-nao-den-kinh-te-toan-cau-20150709173724481.chn
Chỉ số giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến và Thượng Hải gần như rơi tự do, sụt mất 1/3 giá thị trường trong vòng 1 tháng qua và làm bốc hơi khoảng 3.000 tỷ USD giá trị vốn hóa, tuy nhiên mức giá hiện tại vẫn cao hơn 80% so với năm trước.
Điều lạ là các thị trường tài sản khác vẫn đang tăng trưởng ở mức ổn định, dù với tốc độ đã chậm lại so với trước đây. Thị trường bất động sản từ lâu đã rơi vào tình trạng ngủ đông thì nay đang ấm trở lại. Lãi suất ở mức thấp và ổn định chứng tỏ sức khỏe hệ thống ngân hàng chưa có biến động xấu.
Tuy nhiên, sự lao dốc trên thị trường chứng khoán đã diễn ra bất chấp động thái can thiệp đến mức thái quá của các cơ quan chức năng Trung Quốc nhằm cứu vãn thị trường. NHTW Trung Quốc tiếp tục hạ lãi suất tuần trước. Việc bán không bị khống chế. Các quỹ hưu trí cam kết mua thêm cổ phiếu. Chính phủ Trung Quốc thì cho ngừng các cuộc IPO nhằm hạn chế nguồn cung với hy vọng sẽ làm tăng giá của các cổ phiếu đã niêm yết. Các công ty môi giới thành lập quỹ để mua cổ phiếu với vốn được bơm từ NHTW. Trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng của nhà nước tìm cách khuấy động cho thị trường náo nhiệt trở lại.
Tại sao nhà nước lại can thiệp quyết liệt?
Nhiều người cho rằng hành động can thiệp quyết liệt của nhà nước vào thị trường chứng khoán vừa qua có thể là do đương cục Trung Quốc lo sợ về khả năng sụp đổ của nền kinh tế dẫn đến bất ổn xã hội. Lý do này khá thuyết phục nhưng không phải là lý do chính nếu biết rằng thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ đóng một vai trò khá khiêm tốn trong nền kinh tế nước này.
Giá trị cổ phiếu được đưa ra mua bán trên thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ tương đương 1/3 GDP Trung Quốc, thấp xa so với mức 100% ở các nước phát triển. Chỉ chưa đến 15% tài sản tài chính của các hộ gia đình được đầu tư vào thị trường chứng khoán nên dù giá cổ phiếu có tăng mạnh cũng không làm tăng mức chi tiêu hộ gia đình và ngược lại. Và tuy phần lớn vốn đầu tư vào chứng khoán là vốn ngân hàng nhưng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán chỉ chiếm 1,5% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc.
Một lý do khác có tính thuyết phục hơn nhiều, đó là yếu tố chính trị. Nhà nước Trung Quốc đã đặt quá nhiều điều tốt đẹp và kỳ vọng vào thị trường chứng khoán nước này. Khi thị trường đang trong thời kỳ tăng trưởng tốt thì trên các phương tiện thông tin đại chúng tràn ngập các tin bài ca ngợi sự tăng trưởng đó là nhờ các cuộc cải cách của lãnh đạo Đảng và chính phủ nhằm biến thị trường chứng khoán thành kênh cung ứng vốn quan trọng cho các doanh nghiệp chứ không phải là một sòng bạc lớn cho các con bạc khát nước. Khi thị trường đảo hướng rơi tự do, thị trường hoang mang rằng chẳng có chỗ dựa nào đủ mạnh để vực lại được giá. Và nỗ lực cứu vớt thị trường trong tuyệt vọng của các nhà lãnh đạo chỉ làm mọi việc thêm xấu đi. Thực tế này cho thấy dù có quyết tâm và ý chí chính trị mạnh mẽ đến đâu thì cũng không có lực lượng nào có thể thắng được thị trường, hoặc uốn nắn được thị trường theo ý đồ của mình.
Và những tác động
Tác động trước tiên của bất cứ một cuộc đổ vỡ trên thị trường chứng khoán là chi tiêu bị cắt giảm ở quốc gia đó do tài sản đầu tư bị bốc hơi về giá trị và chủ sở hữu các cổ phiếu thấy mình nghèo đi nhiều nên buộc phải “bóp miệng” lại. Tuy giá trị của thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ bằng 1/3 GDP và chưa đến 15% tài sản tài chính của hộ gia đình được đầu tư vào thị trường chứng khóan, nhưng với quy mô khổng lồ của nền kinh tế nước này và tỷ lệ tiết kiệm cao của dân chúng thì tác hại của việc chứng khoán lao dốc ở nước này là không hề nhỏ nếu quy ra tiền.
Tác động tiêu cực từ cắt giảm chi tiêu, và bởi thế làm tăng trưởng GDP chậm lại, không chỉ dừng lại ở phạm vi lãnh thổ Trung Quốc mà sẽ lan rộng ra toàn cầu thông qua kênh thương mại; xuất khẩu từ một nước nào đó như Việt Nam vào Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo nhu cầu nhập khẩu sụt giảm của Trung Quốc.
Chưa dừng ở đó, nhu cầu nhập khẩu sụt giảm của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho sự lao dốc của các loại hàng hóa cơ bản như kim loại, quặng sắt, ngũ cốc, dầu mỏ, than đá v.v… Những nước trực tiếp xuât khẩu những mặt hàng này vào Trung Quốc sẽ là nạn nhân nhãn tiền bị đẩy vào vòng suy thoái. Và sự suy thoái này đến lượt nó lại lây lan sang nhiều nước khác và lan ra toàn cầu theo những quan hệ ràng buộc chằng chịt về đầu tư và thương mại. Bối cảnh càng trở nên ảm đạm hơn khi châu Âu vẫn bất ổn với cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp còn Mỹ và Nhật vẫn còn đang trong quá trình phục hồi sau một giai đoạn dài trì trệ.
Tóm lại, nếu Trung Quốc không thành công trong việc vực dậy thị trường chứng khoán của mình thì không chỉ tăng trưởng của Trung Quốc mà còn cả toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nhưng trên hết, cho dù có can thiệp thành công thì sự thành công này chỉ là ngắn hạn và thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ phải trở lại mặt đất sau một thời gian dài tăng trưởng kiểu bong bóng bất chấp nền kinh tế đã giảm đà tăng trưởng. Điều này sẽ là một chỉ báo không mấy tốt đẹp cho nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).