Monday 28 September 2015

Hạt giống đỏ?

Cụm từ “Giám đốc Sở 30 tuổi” ở Quảng Nam tự nhiên đã trở thành cụm danh từ riêng chẳng lẫn vào đâu và với ai được vì tính độc nhất vô nhị và giật gân của nó. Trường hợp anh thanh niên Lê Phước Hoài Bảo 30 tuổi trở thành Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Nam này xứng đáng được ghi vào “kỷ lục guinnes Việt Nam” với những cái “độc” và “nhất” như: Lần đầu tiên một người được bổ nhiệm vào chức danh của một sở ở độ tuổi trẻ như vậy; lần đầu tiên có một người đã đi du học tự túc rồi nhưng sau một năm xoay sở thế nào đó mà lại được hưởng chế độ chi trả học phí từ ngân sách của tỉnh đến cả tỷ đồng (là trường hợp đầu tiên và chưa có trường hợp thứ hai), mặc dù trước khi đi anh này chẳng phải là công chức, đang công tác và thuộc biên chế ở đơn vị nào của tỉnh; lần đầu tiên có một người sau khi tốt nghiệp, chẳng cần đợi thời gian thử thách để chứng tỏ tài năng và kinh nghiệm (cũng như chưa thấy có báo cáo chính thức thanh niên này có tài năng và đức độ đặc biệt gì) đã lần lượt được bổ nhiệm và thăng tiến rất nhanh trong một thời gian ngắn cũng có thể nói là kỷ lục (có lẽ chưa đầy 3 năm, từ 2002 đến 9/2015) qua những vị trí đều rất đáng ngưỡng mộ (và khao khát) như Phó rồi Trưởng phòng xúc tiến đầu tư Ban quản lý Khu Kinh tế mở Chu lai (từ 2012 đến 2/2014), Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Thăng Bình (2/2014), Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam (4/2014), và chỉ mới sau chưa đầy nửa năm đã chính thức trở thành Giám đốc sở này (9/2015).

Chuyện những thanh niên trẻ tuổi đang từ vị trí vô danh bỗng một ngày “vùng dậy sáng lòa” đã dần trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” vì ở Việt Nam nó là thế. Chuyện về anh Giám đốc Sở 30 tuổi này thì cũng vậy, có lùm xùm một thời gian ngắn rồi chắc cũng sẽ lại xẹp êm. Điều mà ta cần nói đến là việc lớn hơn, hà cớ gì nhà nước lại phải trả tiền để nuôi ăn học và “quy hoạch” một số đối tượng nào đó?
Đã có một thời gian dài trước đây nhà nước đã tuyển chọn con em một số đối tượng và thành phần được ưu tiên trong xã hội để gửi đi đào tạo cả trong và ngoài nước, chủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, bên cạnh một ít sự tuyển chọn công bằng và công khai hơn qua thi tuyển, qua thành tích học tập. Sự tuyển chọn mang tính “con em” như thế này, từng có lúc được ví là những “hạt giống đỏ”, ở một giác độ nào đó có thể hiểu được và thông cảm được, vì cha anh của họ là những thành phần có công trạng hoặc có vị trí trong xã hội, ở cái thời mà lý lịch chứ không phải năng lực mới là yếu tố quyết định con đường hoạn lộ của mỗi cá nhân. Do những “hạt giống đỏ” mới chỉ là hạt giống nên cần phải gieo trồng vun xới, tưới tắm từ nhỏ nên tất nhiên là nhà nước phải bỏ tiền ra để nuôi ăn học những đối tượng này.
Ngoài những đối tượng hạt giống đỏ trên, còn có một hiện thực nữa là nhiều cán bộ biên chế nhà nước, nhất là đối tượng thuộc dạng “quy hoạch” (tất nhiên, cũng thường là những người có lý lịch “đẹp”) nhưng trình độ học vấn và chuyên môn chả đâu vào đâu nên cần phải được nâng cấp để đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp và trình độ để làm sếp trong tương lai. Trong trường hợp này, nhà nước cũng phải bỏ tiền ra để nuôi họ ăn học vài năm nhằm “chuẩn hóa cán bộ”, với tâm lý là không thế thì lấy đâu ra người (giỏi) để làm việc.
Nhưng rồi cùng với sự đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đổi mới tư duy và cung cách điều hành xã hội, ngành “làm quan” cũng dần dà được cởi mở hơn cho những đối tượng bên ngoài xã hội được tham gia mà không cần, không được đóng cửa tuyển dụng “con em” hoặc người đang công tác trong ngành như trước nữa. Và quả thật là hiện nay ngày càng có nhiều đợt tuyển công chức, cán bộ công khai mà không ít trong số đó cũng khá là công bằng và cởi mở. Đồng thời, thực tế cũng cho thấy, bất cứ lúc nào, chỉ cần nhà nước thông báo tuyển dụng bất cứ vị trí nào, trình độ nào, kinh nghiệm nào, độ tuổi nào, lĩnh vực nào và ngành nghề nào thì sẽ có hàng trăm hàng nghìn hồ sơ dự tuyển, và trong đó chắc chắn có không ít người xuất sắc đáp ứng tất cả mọi tiêu chuẩn tuyển chọn đặt ra để nhà nước tha hồ mà lựa chọn những người giỏi và phù hợp.
Trở lại trường hợp anh Bảo ở trên. Có thể thấy anh Bảo là người không có tài cán gì đặc biệt, hơn người. Cho dù anh đủ năng lực đi học Thạc sĩ ở Mỹ (cứ cho là cái trường anh theo học không phải là là cái lò bán bằng), thì việc này cũng trở thành quá bình thường ở Việt Nam trong thời đại này. Anh cũng không phải là thần đồng hay người đoạt các giải cao trong các cuộc thi học sinh, sinh viên giỏi để được đặc cách hay tưởng thưởng một xuất học bổng du học nước ngoài từ ngân sách nhà nước. Trong quá trình học 1 năm ở Mỹ cũng chưa thấy có báo cáo nào cho biết anh có thành tích đặc biệt gì đó đến nỗi tỉnh Quảng Nam phải quyết định “truy cấp” học phí cho anh suốt 2 năm học Thạc sĩ. Vậy thì cái việc tỉnh Quảng Nam tài trợ chi phí ăn học cho anh Bảo là không thể hiểu nổi trong bối cảnh hiện nay, trừ phi người ta coi anh Bảo là “hạt giống đỏ” như thời trước đây.
Sau đó, trong quá trình công tác ngắn ngủi sau tốt nghiệp về Việt Nam, cũng chưa thấy anh Bảo có công trạng hay thành tích đặc biệt lưu danh gì để mà phải tưởng thưởng đặc cách phong chức. Công việc và vị trí của anh đã từng kinh qua cũng không phải là công việc thuộc loại quá hiếm và quá khó đến nỗi chỉ có một số rất ít người, đặc biệt là chỉ có anh, mới có thể đảm nhiệm tốt được. Thay vì anh Bảo, nếu  muốn, tỉnh Quảng Nam chắc chắn có thể lựa chọn trong đội ngũ cán bộ hiện tại hoặc tuyển ngang từ bên ngoài những người có bằng cấp, trình độ và năng lực bằng và hơn anh Bảo nhiều để đảm nhiệm những vị trí mà anh Bảo đã và đang đảm nhiệm. (Nếu không phải vậy thì lẽ nào những vị trí mà anh Bảo bỏ lại sau lưng lại đang bị bỏ trống vì không ai đủ năng lực đảm nhận?) Vậy thì cái việc anh Bảo được cất nhắc và thăng tiến vù vù như vậy cũng là không thể hiểu nổi trong bối cảnh hiện nay, trừ phi người ta lại coi anh Bảo là “hạt giống đỏ”, là đối tượng được “quy hoạch” từ trong trứng như thời trước đây.
Tóm lại, về nguyên tắc, rõ ràng là nhà nước hiện nay không cần và không nên “quy hoạch” và trả tiền cho một người bình thường đi học để về đảm nhiệm những công việc và vị trí mà nhiều người khác trong xã hội hoàn toàn có thể đảm nhiệm tốt được, cho dù đó là một vị trí lãnh đạo nào đó, vì luôn có thể tìm được người thích hợp cho mọi vị trí trong bộ máy nhà nước thông qua tranh cử và thi tuyển. Nhưng các nguyên tắc này sẽ bị “xếp xó” nếu tình trạng “hạt giống đỏ” vẫn tồn tại và phát triển.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).