Tuesday 16 February 2016

Đồng chí này liều mình phang tớ!

Hôm trước ngồi điểm báo tớ phát hiện ra có đồng chí với bút danh là Nhàn đàm, viết bài phang tớ ở đây.
http://motthegioi.vn/kinh-te/dau-tu-kinh-doanh/bon-hieu-lam-co-ban-ve-viec-thai-lan-thau-tom-cac-doanh-nghiep-viet-nam-288441.html

Tuy không trực tiếp nêu tên tớ nhưng nội dung là phang một bài viết của tớ đúng vào kỳ này năm trước trên CafeF, có nhan đề: Người Thái thâu tóm thương hiệu Việt – Cần được nhìn nhận cởi mở hơn!”. Tớ thấy đồng chí này vẫn còn rất non nớt trong việc phang thiên hạ nhưng có lẽ tự mình không biết vậy, nên tớ muốn vạch ra điều này cho đồng chí Nhàn đàm này thấy để lần sau có nhàn đàm ở đâu thì nhàn đàm nhưng nhớ chừa tớ ra.
1.       Đồng chí Nhàn đàm phang quan điểm 1 của tớ rằng: Việc các tập đoàn Thái Lan mua bán và sáp nhập các thương hiệu Việt Nam là chuyện bình thường” như sau:

Đúng là việc mua bán và sáp nhập các thương hiệu là chuyện bình thường và luôn diễn ra tại bất cứ nền kinh tế nào trên thế giới, kể cả ở Việt Nam khi mà các quy định trong các hiệp định thương mại lớn như TPP hay các FTA mà Việt Nam vừa ký kết đang tạo thuận lợi cho quá trình đó diễn ra. Nhưng nó không có nghĩa là mọi vụ mua bán và sáp nhập thương hiệu nào cũng đều được coi là điều bình thường. Việc các tập đoàn Thái Lan ồ ạt xâm nhập thị trường Việt Nam và tiến hành hàng loạt các thương vụ M&A lớn trên nhiều lĩnh vực hiện nay đã vượt quá quy mô thường thấy của các vụ M&A thông thường.
Thông thường, các thương vụ M&A luôn luôn diễn ra ở khắp mọi lĩnh vực, nhưng hiếm khi nào nó lại diễn ra đồng loạt và trên nhiều lĩnh vực như điều các tập đoàn Thái Lan đang làm ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, nó có thể gây ra những hậu quả lớn cho nền kinh tế Việt Nam và vượt ra ngoài những tác động của các thương vụ M&A đơn thuần vốn ít tác động tới nền kinh tế của nước sở tại. Đó là việc hàng loạt các lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ bị các ông chủ nước ngoài chi phối do đã nắm được phần lớn các doanh nghiệp lớn đầu ngành trong các lĩnh vực này. Đặc biệt là việc thâu tóm được một phần lớn hệ thống phân phối và bán lẻ gần đây với các thương vụ như Nguyễn Kim, Metro và sắp tới có thể là cả BigC, thì khả năng tác động sẽ còn lan rộng hơn nữa.

Tớ phang lại: Nói “quy mô thường thấy” là quy mô nào vậy, ở đâu? Đồng chí có biết rằng trên thế giới không hiếm những vụ M&A lên đến hàng tỷ, hàng chục tỷ USD không? Trung Quốc chẳng vừa mới mua lại một công ty dược gì gì đó hình như là của Thụy Sỹ gì gì đó lên tới hình như là hơn 40 tỷ USD gì gì đó sao? Không nhẽ Thụy Sỹ không lo sợ Trung Quốc chi phối ngành dược của họ à?

Nói “diễn ra đồng loạt và trên nhiều lĩnh vực” như ở Việt Nam cụ thể là có bao nhiêu bị thâu tóm, bao nhiêu doanh nghiệp Thái Lan đi thâu tóm?

Nếu lo sợ “hàng loạt các lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ bị các ông chủ nước ngoài chi phối” thì tốt nhất đóng cửa kín lại như Bắc Hàn đó, chẳng ngành nào bị doanh nghiệp nước ngoài chi phối sất, (nhưng vẫn cứ buộc phải mở he hé cửa, ít nhất là với Hàn Quốc và Trung Quốc chứ không thì cứ giữ lấy khư khư mấy cái rá thủng, theo kiểu “giấy rách giữ lấy lề” cho nó có tinh thần dân tộc nhé).

Thâu tóm hệ thống phân phối và bán lẻ quả là có đáng sợ, nhưng là cái giá phải chấp nhận vì Việt Nam đã cam kết mở cửa cho nước ngoài nhảy vào, và ngược lại, Việt Nam cũng nhảy sang các nước khác thâu tóm, thôn tính, bành trướng ở những lĩnh vực khác. Nếu Thái không thôn tính thì rồi cũng sẽ bị các nước khác thôn tính, nếu thôn tính được! Khác gì?

2.       Đồng chí Nhàn đàm phang quan điểm 2 của tớ rằng: Hiệu quả các vụ M&A của Thái Lan tại Việt Nam vẫn chưa chắc chắn và là một dấu hỏi” như sau:
Đúng là mức độ hiệu quả của các thương vụ M&A mà các tập đoàn Thái Lan vừa tiến hành tại Việt Nam là chưa chắc chắn về mức độ sinh lời, khi người Thái sẽ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ đến từ bên ngoài và cả các doanh nghiệp nội địa trong cùng ngành, chẳng hạn như ngành bán lẻ. Nhưng việc mua bán và sáp nhập các thương hiệu này cho phép người Thái nắm giữ những lợi thế lớn và khả năng sinh lời cao hơn mức nhiều người dự đoán.
Trên thực tế các doanh nghiệp nội địa mà Thái Lan thâu tóm đều là các doanh nghiệp thuộc diện lớn nhất trong lĩnh vực đó tại thị trường trong nước, chẳng hạn như hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim, nhựa Tiền Phong và Bình Minh, Prime Group. Các doanh nghiệp này đã có sẵn một hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm và phân khúc thị trường lớn được xây dựng trong nhiều năm qua, và giờ đây các tập đoàn Thái Lan có thể thừa hưởng chúng sau khi đã mua lại các thương hiệu này. Điều này tạo ra cho người Thái một lợi thế so với các tên tuổi lớn khác của quốc tế giờ đây mới bắt đầu đổ bộ vào thị trường Việt Nam và xây dựng mọi thứ từ con số 0. Dĩ nhiên, lợi thế này không đảm bảo 100% khả năng thành công cho người Thái, nhưng lợi thế thì vẫn là lợi thế, đặc biệt là khi đó là lợi thế lớn.

Tớ phang lại: Đúng là người Thái có thể có một lợi thế khi mua lại những siêu thị này (đương nhiên chỉ khi nào tính ra có lợi thì mới mua chứ?). Nhưng đó chỉ là tính toán trên lý thuyết. Ví dụ đơn giản nhất là lẽ ra giá của nó chỉ có 10 đồng, nhưng vì “máu” quá nên anh trả cho chủ nhân của nó 12 đồng để đánh bại những đối thủ khác, kiểu đấu giá một bức tranh làm từ thiện. Mua giá cao rồi thì có không ít ví dụ về lao đao, phá sản sau khi mua về. Cần ví dụ ư? Sahavirya Steel Industries (cũng là của Thái đấy nhé) phóng tay mua Teesside ở Anh để rồi bị chính doanh nghiệp này kéo chìm xuống trong đống nợ nần đến nỗi phải cùng nhau chủ nợ ra tòa án phá sản để cơ cấu lại các khoản nợ vì tiền vung ra là tiền đi vay ngân hàng trả mãi không hết trong lúc ngành thép đang lao dốc như hiện nay. Vậy thì điều gì ngăn cản khả năng này không xảy ra với các doanh nghiệp bị Thái mua lại các siêu thị ở Việt Nam?

3.       Đồng chí Nhàn đàm phang quan điểm 3 của tớ rằng: Các thương hiệu sau khi bị thâu tóm vẫn không có gì thay đổi, trừ chủ sở hữunhư sau:

Đúng là sau khi các thương hiệu nội địa này bị thâu tóm, thì các doanh nghiệp này vẫn hoạt động ở trong nước, vẫn sử dụng người lao động trong nước, vẫn sẽ nộp thuế cho nhà nước dựa trên doanh thu và thậm chí là vẫn giữ nguyên tên thương hiệu. Đúng là người Thái sẽ không thể “bê” các doanh nghiệp này về nước nhưng chắc chắn là họ sẽ “bê” nhiều thứ về nước sau khi thâu tóm được các thương hiệu này. Điển hình là lợi nhuận. Nếu các thương hiệu này vẫn do các doanh nghiệp nội địa làm chủ thì lợi nhuận vẫn ở lại Việt Nam và có thể được tái đầu tư phần lớn trong số đó. Nhưng khi các thương hiệu này đã nằm trong tay các ông chủ nước ngoài thì dĩ nhiên phần lớn lợi nhuận sẽ được các ông chủ này chuyển về nước. Có thể trong giai đoạn đầu, phần lớn lợi nhuận sẽ được các ông chủ ngoại này tái đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, hệ thống phân phối, để mở rộng thị trường; nhưng về lâu dài và mọi thứ đã đi vào ổn định thì chả có gì ngăn cản lợi nhuận sẽ được chuyển ra nước ngoài giống như các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đang làm trong thời gian qua.
Điều này trên thực tế đang gây ra những hệ quả lớn đối với cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. Đó là hiện tượng FDI hóa các doanh nghiệp nội địa. Như nhiều nhà phân tích đã chỉ ra, vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là quá phụ thuộc vào các DN FDI và sự thiếu kết nối giữa các DN trong nước với các DN FDI, nhưng khi mà mọi thứ còn chưa được cải thiện thì khá nhiều doanh nghiệp nội địa lớn lại đang gần như chuyển thành các DN FDI thực sự thông qua các vụ mua bán và sáp nhập thương hiệu. Về lâu dài nó có thể dẫn đến sự đảo lộn lớn trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, khi quy mô của khối FDI ngày càng tăng và chênh lệch lớn so với khối DN nội địa.
Tớ phang lại: Xem lại điểm 1. Nói thêm: (1) lợi nhuận là không chắc chắn sẽ tương xứng với vốn bỏ ra mua lại; (2) nếu có tương xứng hoặc cao hơn thì cũng là bình thường, giống như mọi doanh nghiệp FDI khác khi đã chấp nhận dấn thân (venture) ở nước ngoài thì sẽ (phải) được tưởng thưởng xứng đáng với sự dấn thân (liều mình) đó; (3) sự thâu tóm này hoàn toàn có thể là win-win, khi mà người Thái thì thu lợi nhuận từ hoạt động của các siêu thị này (nhưng phải nộp thuế thu nhập cho Việt Nam), còn những ông chủ cũ Việt Nam thì nhờ có tiền bán các siêu thị này (vốn hoạt động không mấy hiệu quả, ít lãi) mà đầu tư vào các lĩnh vực khác ra lãi nhiều hơn, rốt cuộc tạo ra tổng giá trị gia tăng cho Việt Nam còn lớn hơn cả khi chưa “bán mình”. Lập luận như đồng chí Nhàn đàm này thì có khác gì là Việt Nam nên giữ lại các DNNN đang ngắc ngoải chứ đừng bao giờ cổ phần hóa (bán mình) cho nhà đầu tư nước ngoài vì sẽ bị chi phối hết!

4.       Đồng chí Nhàn đàm phang quan điểm 4 của tớ rằng: “Các vụ thâu tóm này sẽ không dẫn đến nguy cơ hàng Thái Lan lấn lướt hàng hóa Việt Nam” như sau:
Đúng là khi các thương hiệu này thuộc quyền sở hữu của các ông chủ Thái Lan, thì hàng hóa sản xuất ra vẫn sẽ là “made in Vietnam” chứ không phải là “made in Thailand”, và nó chẳng liên quan gì đến việc hàng hóa Thái Lan vào thị trường Việt Nam bằng con đường nhập khẩu và lấn lướt hàng hóa Việt Nam cả. Thậm chí, hàng hóa sản xuất tại các thương hiệu do các ông chủ người Thái làm chủ này còn phải cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam từ chính Thái Lan nữa là khác. Nhưng, khi mà người Thái nắm giữ một phần lớn hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt Nam thì mọi thứ lại hoàn toàn khác.
Với việc nắm giữ một phần lớn hệ thống bán lẻ tại Việt Nam như Nguyễn Kim, Metro và có thể sắp tới là cả BigC thì việc hàng hóa Thái Lan lấn lướt hàng hóa Việt ngay tại thị trường Việt Nam là chuyện gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Người đại diện của BJC Thái Lan khi đàm phán mua lại hệ thống siêu thị Metro đã tuyên bố, nếu thương vụ thành công thì hàng hóa Thái Lan được bày bán sẽ chiếm 60%. Trong bối cảnh hàng hóa Việt Nam vẫn chiếm 80-90% lượng hàng hóa ở các siêu thị, thì điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam sẽ bị hàng Thái Lan đẩy bật ra khỏi hệ thống bán lẻ, và nó cũng chẳng khác gì việc hàng hóa Thái lấn lướt hàng hóa Việt là bao. Dĩ nhiên, điều này xuất phát chủ yếu từ vấn đề lợi nhuận trong kinh doanh, khi mà hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan có chất lượng tốt và giá thành cạnh tranh hơn so với hàng hóa sản xuất tại thị trường trong nước của Việt Nam, và sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các hệ thống bán lẻ.
Tớ phang lại: Nếu hàng Việt tồi và đắt như vậy thì hãy để những nhà sản xuất của nó đóng cửa hoặc buộc phải cải thiện sức cạnh tranh, chứ không nên giữ khư khư những siêu thị này chỉ để mục đích là buộc người tiêu dùng phải mua những thứ hàng tệ hại đó. Mà nếu quả thật là hàng Việt kém cỏi, hàng Thái ưu việt như vậy, có lợi nhuận cao như vậy thì điều gì ngăn cản các ông chủ cũ người Việt không chuyển sang bán hàng Thái? Đừng có giả nhời tớ rằng là vì hoặc là họ ngu dại, không biết tính toán bán cái gì có lợi nhất, hoặc họ rất yêu nước, rất yêu hàng Việt, rất yêu những ông chủ nhà máy (cả người Việt và người nước ngoài) ở Việt Nam nhé! Ngược lại, người tiêu dùng Việt Nam đâu có ngu ngốc gì mà cứ lao vào mấy cái siêu thị đó (giả sử vẫn thuộc về ông chủ Việt Nam và vẫn chủ yếu bán hàng Việt Nam) để mua mấy thứ đồ thứ cấp “made in Vietmam” với giá trên trời đó?

Vẫn chưa đủ à? Vậy thì hàng Trung Quốc đâu có cần hệ thống siêu thị chính thống để xâm nhập từng ngõ ngách, từng nhà ở Việt Nam đâu? Rồi Aeon của Nhật đó, nhưng bán hàng thương hiệu Nhật (và made in Nhật) thì ít mà bán hàng thương hiệu Tầu (và made in Tầu) thì nhiều, đâu có thấy ai phản đối?

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).