Friday 13 May 2016

Thống khổ chuyện thuế (Bài đăng trên TBKTSG, ngày 13/5/2016, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/146252/Ke-kho-chuyen-thue.html

Mặc dù gần đây ở Việt Nam đã chứng kiến ngành thuế có những cải tiến về thủ tục, rút ngắn thời gian, nhưng nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh và cá nhân vẫn bức xúc vì bịhành đủ kiểu bởi ngành thuế, đặc biệt là vào mùa quyết toán thuế. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà việc nộp thuế ở Việt Nam vẫn được liệt vào dạng yếu kém trên thế giới, như được thể hiện qua chỉ số nộp thuế thuộc nhóm gần đội sổ, ở mức 168 trên 189 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2014, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB).
Nói cho ngay, khai nộp thuế và làm việc với thanh tra thuế là nỗi thống khổ và cực kỳ xì-trét không chỉ đúng với người dân và doanh nghiệp Việt Nam mà còn đúng với ngay cả nhiều nước phát triển. Chẳng hạn, Mỹ, nước được WB đánh giá có chỉ số nộp thuế tương đối khá (xếp hạng 53), nhưng không ít người dân và doanh nghiệp cũng đang khốn khổ và lao đao với ngành thuế của nước này. Việc nộp thuế ở Mỹ phức tạp đến mức mà cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld hồi tháng 4/2014 phải gửi một “tâm thư” tới Cơ quan thuế vụ Mỹ, IRS, để nói rằng ông hoàn toàn không chắc rằng ông đã khai đúng thuế hay chưa. Trong thư này có những đoạn nhấn mạnh “cười ra nước mắt” như, ông nói điều này dù ông là người đã tốt nghiệp đại học, đã rất cố gắng để khai cho đúng, rằng cũng như những năm qua ông đã phải tốn nhiều tiền hơn số mà ông muốn chi ra để thuê một công ty kế toán lành nghề giúp vợ chồng ông khai thuế nhưng ông biết rõ rằng ông không biết rõ liệu bản khai thuế của mình đã đúng hay chưa, và rằng vợ ông, cũng là một người tốt nghiệp đại học, cũng biết rõ rằng bà không biết rõ liệu bản khai thuế chung của ông bà đã đúng hay chưa.
Ngoài chuyện khai thuế lằng nhằng, phức tạp, người dân và doanh nghiệp Mỹ còn phàn nàn đủ chuyện về bộ máy thuế vụ nước này, từ chuyện cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn người dân khai thuế mà còn sai, đến chuyện cán bộ thuế người thì thô lỗ, hùng hổ, đối xử với người nộp thuế như với tội phạm, người thì quan liêu, không đếm xỉa những nguyên nhân khách quan, thực tế được phản ánh trong bản khai thuế của người dân, người thì dọa nạt rồi “gà” cho người nộp thuế cách làm để tư lợi cho mình.
Có điều, hầu như không thấy có phàn nàn nào về chuyện do những thay đổi (bất ngờ) trong quy định và thủ tục khai và nộp thuế ở Mỹ nên người dân và doanh nghiệp gặp khó, bị “hành” và bị phạt hay bị thiệt hại oan uổng. Trong khi đó, đây là một trong những điều bị phàn nàn thường xuyên ở Việt Nam.
Từ những chi tiết trên, điều đầu tiên có thể rút ra là một trong việc mà ngành thuế Việt Nam có thể làm được và làm ngay để làm cho việc nộp thuế đỡ trở thành nỗi thống khổ ở Việt Nam là hạn chế tần suất thay đổi quy định và thủ tục khai nộp thuế. Tất nhiên là những người trong ngành thuế ở Việt Nam sẽ đưa ra nhiều lý do khách quan để biện hộ cho việc thay đổi “đặng chẳng đừng” này, nhưng họ phải nên thừa nhận rằng ở nhiều nước, rất nhiều chính sách thuế đã không hề thay đổi trong nhiều năm. Trường hợp bắt buộc phải thay đổi thì phải công khai hóa, phổ biến, tuyên truyền, và giải đáp rộng rãi tối đa những thay đổi này trên mọi kênh truyền thông, tránh để những tình trạng đáng tiếc xảy ra, ví dụ như người dân khi đến làm thủ tục thuế thì cán bộ thuế mới chìa văn bản quy định mới ra.
Điều thứ hai có thể rút ra là tuy không thể cầu toàn, hy vọng và yêu cầu 100% cán bộ thuế ở Việt Nam có phẩm chất và tinh thần làm việc đúng đắn, bất vụ lợi, vì ngay ở Mỹ và nhiều nước phát triển khác cũng vẫn còn tồn tại những cán bộ không như vậy, nhưng cũng phải nên cùng nhau thừa nhận rằng tỷ lệ cán bộ “biến chất” như vậy ở nhiều nước không phải là nhiều, đặc biệt so với Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt này là sự nghiêm minh của pháp luật với những hành vi sai trái của bất cứ ai, kể cả là công vụ viên.
Hơn nữa, cơ quan thuế vụ và doanh nghiệp, người dân ở vào vị thế bình đẳng với nhau nên doanh nghiệp và người dân sẵn sàng kiện cơ quan thuế vụ ra tòa nếu họ thấy có những hành vi sai trái gây tổn hại cho họ. Khả năng bị kiện cáo vì thế là yếu tố quan trọng để ngành thuế vụ nói chung và cán bộ thuế nói riêng cố gắng “giữ mình”, hành động đúng đắn trong khuôn khổ luật định cho phép. Ở đây không có chuyện cơ quan thuế vụ, cán bộ thuế vụ tự cho mình là kẻ mạnh, bề trên, ban ơn, nên nói gì, làm gì thì người dân và doanh nghiệp chỉ có tuân theo, chỉ có chịu đựng như ở Việt Nam. Tiếc rằng tâm lý cố hữu “thấp cổ bé họng”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào” để yên ổn làm ăn của người Việt, trong một xã hội mà tinh thần thượng tôn pháp luật vẫn còn là điểu xa xỉ, đã tự mình làm hại mình khi những vụ việc gây thiệt hại hiển nhiên cho họ như chuyện hoàn thuế chậm mà dường như chưa hề có ai đứng ra kiện ngành thuế đòi bồi thường. Trước viễn cảnh an toàn như vậy thì ngành thuế cần gì phải phấn đấu với nỗ lực cải thiện chất lượng phục vụ nữa?
Nói đi thì cũng phải nói lại. Sự yếu kém, thiếu hiểu biết, sơ suất của nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam là mảnh đất mầu mỡ nuôi dưỡng và phát triển sự hư hỏng, tha hóa của nhiều cán bộ thuế ở mọi cấp. Lấy ví dụ, trong thanh tra thuế, là việc mà cá nhân và doanh nghiệp sợ nhất, điều thường xuyên xảy ra là các cá nhân và doanh nghiệp không chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, cũng như thiếu hiểu biết cặn kẽ các quy trình, quy định và văn bản thuế liên quan khi làm việc với cán bộ thanh tra thuế nên dễ bị vặn vẹo, truy bức để rồi bị áp đặt, bị phạt trong nỗi ấm ức tức tưởi. Nhưng cũng phải nói thêm rằng đây cũng không phải là đặc điểm riêng có của doanh nghiệp Việt Nam, mà ngay cả ở Mỹ cũng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp gặp phải tình trạng này. Điều khác biệt là khi nhận được thông báo về thanh tra thuế, nhiều cá nhân và doanh nghiệp ở Mỹ đã chủ động thuê tư vấn kế toán và thuế để hoàn thiện mọi khía cạnh nhằm đương đầu với thanh tra. Tất nhiên vấn đề “tiền đâu” sẽ được đặt ra với nhiều cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam, nên giải pháp tốt nhất, “đôi bên cùng có lợi” là bắt tay với thanh tra thuế. Đó là chưa kể bên bị thanh tra chủ động bắt tay với thanh tra trên tinh thần trục lợi để khai miễn, giảm thuế.
Thế nên, để khắc phục tình trạng bắt tay với thanh tra thuế gây thiệt hại cho ngân sách như thế này thì chỉ còn cách là tái thanh tra, thanh tra chéo, kiểm toán độc lập với hy vọng là lôi ra ánh sáng và xử lý nặng cả hai bên nhằm tạo ra những vụ việc điểm để làm chùn bước khi cả hai bên có ý định bắt tay nhau.
Cuối cùng, có những chuyện đang gây ra bức xúc lớn với doanh nghiệp và hộ kinh doanh như chuyện khoán thuế đồng thời vẫn tính thuế trên hóa đơn phát hành… theo cách nhìn “ngoại đạo” của người viết có thể được giải quyết một cách căn bản dựa trên cách làm ở nước ngoài. Cụ thể, ở nước ngoài có lẽ chỉ có những cá nhân, hộ kinh doanh cực nhỏ, trong một số khu vực, địa điểm đặc thù như chợ hoặc nơi bán đồ ăn kiểu đường phố mới được khoán thuế, mới không phải dùng máy tính tiền đồng thời in xuất hóa đơn cho khách hàng (và như vậy trở thành một công cụ kế toán lưu lại mọi giao dịch để có thể kiểm tra và xác nhận được). Còn lại thì hầu như tại mọi địa điểm kinh doanh hàng hóa và dịch vụ đều bắt buộc phải dùng đến công cụ này nên sẽ không khó gì cho cơ quan thuế nắm được doanh thu của cửa hàng, và nên cũng sẽ không có chuyện như ở Việt Nam là đến tiệm kinh doanh vàng cũng được khoán thuế với mức thuế được cò kè, mặc cả giữa cán bộ thuế và chủ tiệm một cách chủ quan, dễ trục lợi. Có thể vì lý do nào đó mà Việt Nam vẫn không áp dụng đại trà hệ thống máy này, nhưng đây phải là mục tiêu thực hiện trong trong tương lai để giảm thiểu nỗi thống khổ liên quan đến thuế.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).