Thursday 26 May 2016

Trả lời bạn đọc (tiếp)

Đồng chí bạn đọc hồm trước tiếp tục comment, và tớ tiếp tục trả lời như dưới đây.

Đồng chí bạn đọc viết: Trong phần comment trước, em muốn nêu ý kiến rằng thật ra SBV cũng chưa thực hiện chính sách cụ thể gì để nới lỏng tiền tệ và do vậy, việc lãi suất chưa giảm cũng không phải do các NHTM chiếm dụng vốn funding cho các khoản nợ xấu đang tồn đọng.
Về việc
SBV đã thực sự thực hiện biện pháp nới lỏng tiền tệ hay chưa: hoàn toàn đồng ý với anh răng việc SBV mua hơn 6 tỷ USD, bơm VND ra là 1 một hình thức nới lỏng CSTT. Tuy nhiên, nếu so với năm 2015 SBV bán ra gần 9 tỷ USD hút VND vào thì về tổng thể từ đầu 20145 tới nay, SBV vẫn đang hút ròng từ hệ thống NHTM khoảng 45k tỷ VND . Như vậy đâu phải do SBV nới lỏng tiền tệ. {phần này em nhầm về số liệu, xin phép edit bỏ đi ạ}

Trả lời: Tớ không sai tẹo nào cả! Đồng chí chỉ nghĩ đến chuyện bơm/hút tiền để mua/bán USD mà quên mất rằng ngoài việc này SBV đã có thể bơm tiền vì mục đích khác, ví dụ, cứu thanh khoản. Tất cả đều phản ánh qua con số thực tế đã công bố, chứ tớ chẳng bịa ra được.

Nói cách khác, ai đó có khả năng bị ung thư phổi, đồng chí là bác sĩ, lại phán rằng chắc không phải, vì hỏi bệnh nhân và được trả lời rằng không hút thuốc!

Đồng chí
bạn đọc viết:  Về việc các NHNN tận dụng nguồn nới lỏng để tài trợ cho nợ xấu: trong phần trả lời của anh rằng "nhu cầu giữ lại vốn huy động giành cho nhu cầu nội tại là có thật" thì em hoàn toàn đồng ý với anh. Tuy nhiên, nhu cầu này không phải chỉ xuất hiện từ 1-2 năm nay mà nó đã có từ rất lâu hồi 2011-2012, khi NHNN bắt đầu quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng. Tới cuối 2015, khi hoàn tất quá trình tái cơ cấu, thì nguồn funding cho "cục máu đông" này năm chủ yếu ở các ngân hàng 0 đồng, kiểm soát đặc biệt, và dạng NHNN nhận ủy quyền của các cổ đông lớn, ... Và như vậy, gói hỗ trợ (nếu có) cũng chỉ funding cho nhóm ngân hàng này chứ không phải cho cả hệ thống NHTM. Tuy nhiên, theo em suy đoán, thì SBV đã có những phương thức khác funding cho các ngân hàng này mà không làm tăng cung tiền của toàn hệ thống (ví dụ như ép các nh có vốn nhà nước hỗ trợ vốn cho nhóm này).

Trả lời: Lập luận này cũng sai về logic. Đúng là nhu cầu nội tại là có từ lâu (và tớ đã đúng khi đoán thế nào cũng có người lôi chi tiết này ra!) nhưng đồng chí bỏ qua khả năng là nhu cầu nội tại này đã lớn lên (đột xuất) cùng với thời gian. Ví dụ, những năm trước đây khi chưa có VAMC, khi chưa bị thanh tra tỷ lệ nợ xấu thực tế thì các ngân hàng không cần phải trích dự phòng nhiều. Nhưng 2, 3 năm gần đây tình hình đã khác, khi nợ xấu được phanh phui và buộc phải trích lập dự phòng đầy đủ; và kể cả khi có VAMC thì hàng năm vẫn phải trích lập 20% cho nợ xấu.

Đồng chí bạn đọc viết: Như vậy, em muốn khẳng định quan điểm rằng : SBV chưa thực sự nới lỏng chính sách tiền tệ dù dư địa chính sách còn khá nhiều. Hiện nay, SBV có rất nhiều công cụ hạ lãi suất mang tính thị trường chứ không phải chỉ có chính sách hành chính kiểu như hạ dự trữ bắt buộc, trần huy động cho vay, ... Như các cụ chuyên gia về hưu, 5 năm nay không cập nhật tình hình hoạt động của NHNN đem ra bàn bạc (nói cái này thì khối cụ giận : )

Trả lời: Như tớ nói ở trên, rằng tớ không bịa ra được số liệu nên căn cứ vào những gì đã được công bố thì không thể kết luận khác được, và phản biện của đồng chí là không có căn cứ, như tớ đã giải thích ở trên.

Đồng chí bạn đọc viết: Em cũng rất đồng ý với anh rằng thứ SBV cần cân nhắc trước khi thực hiện các chính sách nới lỏng là lo ngại yếu tố lạm phát. Ngoài ra, em cho rằng nếu có nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất thì có thực sự hỗ trợ được cho các doanh nghiệp tư nhân (vốn đang rất khó khăn tiếp cận vốn vay ngân hàng) để thúc đẩy tăng trưởng GDP hay không? Hay việc giảm lãi suất cũng chỉ làm giảm nhẹ gánh nặng nợ lãi cho các DNNN ăn hại, đang kéo dài chút hơi tàn trước khi phá sản như Tisco, Vinacomin, Dung Quất, ...và như vậy thì việc gì phải cổ vũ cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ

Trả lời: Trong khuôn khổ thể chế và thị trường hiện hành thì đương nhiên là chỉ một phần vốn đến được doanh nghiệp tư nhân. Nhưng, về logic, khi mọi thứ không thay đổi, trừ cung tiền được nới lỏng, thì vốn ngân hàng sẽ chảy nhiều hơn đến các doanh nghiệp tư nhân. Không nới lỏng thì tình hình có khi còn tồi tệ hơn khi các DNNN (và Chính phủ) càng tìm cách giật lấy số vốn ít ỏi có trong nền kinh tế.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).