Monday 23 May 2016

Trả lời bạn đọc


Có đồng chí bạn đọc gửi comment cho bài Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?”, nhưng hình như không publicly shared nên tớ không biết làm cách nào để trả lời, bèn copy ra riêng một entry để trả lời cho thấu đáo vậy.

Đồng chí bạn đọc viết: Em thấy tín dụng tháng 4 tăng nhanh so với các tháng đầu năm chủ yếu là do các khoản vay chưa giải ngân giai đoạn Tết và tháng giêng (âm lịch) dồn vào tháng 4 thôi. thực tế thì nếu lấy tăng trưởng tín dụng (cả usd và vnd) cuối tháng 4/2016 (tăng khoảng hơn 4 %) so với cuối tháng 3 (khoảng 3%) thì chỉ tăng khoảng 1% , theo em thì cũng chưa phải là tăng nhanh.

Trả lời: Tớ đồng ý là nếu chỉ so sánh tháng 4 với tháng 3 thì thấy là “chỉ” hơn nhau có 1 điểm %, nên cũng khó kết luận là tăng nhanh hay không, nhất là khi ở Việt Nam đã quen với con số tăng trưởng đủ loại lên đến thậm chí 2 con số. Nhưng như đã nêu trong bài, một trong những cơ sở để biết tăng trưởng như vậy là nhanh hay không là so sánh với cùng kỳ năm trước (để loại bỏ yếu tố thời vụ, như chuyện Tết và tháng giêng), cũng là cách mà các cơ quan chức năng của Việt Nam hay công bố, ví dụ như Bộ Kế hoạch đầu tư hay Tổng cục Thống kê. Mà so với năm trước thì rõ ràng tốc độ tăng trưởng của tháng 4 là nhanh hơn nhiều, đủ để kết luận rằng chính sách tiền tệ đang được nới lỏng mạnh mẽ.

Đồng chí bạn đọc viết: Ngoài ra, cung tiền M2 tăng nhanh chủ yếu là do yếu tố SBV mua USD dẫn đến VND được bơm ra. theo em ước tính đến cuối tháng 4 thì SBV đã mua vào hơn 6 tỷ USD (khoảng 140k tỷ VND, tương đương hơn 2% M2). về số tuyệt đối thì số này cũng tương đương số tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu 2016. Nếu nhìn nhận việc SBV mua USD chỉ là để bù lại dự trữ ngoài tệ đã bị hụt đi do năm 2015 phải bán để ổn định tỷ giá (khoảng 9 tỷ USD, không tính 1 tỷ USD bán FW) thì cho tới nay vẫn chưa thấy SBV có hành động cụ thể gì để nới lỏng tiền tệ.
Trả lời: Hành động mua USD, tung VND ra mà không sterilize chính là một hình thức (chủ ý) nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng cung tiền. Nên không thể nhìn nhận hành động này chỉ là để bù lại dự trữ ngoại tệ đã bị thâm hụt. Nói cách khác, bất kể hành động nào của NHTW dẫn đến làm tăng cung tiền thì đều phải, đều được coi là nới lỏng chính sách tiền tệ.

Đồng chí bạn đọc viết: Như vậy phần tiền VND được bơm thêm vào hệ thống cũng xấp xỉ với dư nợ tăng thêm, các NHTM cũng chả giữ được gì cho nhu cầu vốn nội tại. SBV ngoài nước bọt thì cũng chả giúp đỡ được gì, chưa kể mấy năm nay các NHTM cũng cống hiến không ít cho cái danh hiệu "trader of the year" của SBV :D

Trả lời: Lý giải trên của đồng chí không giải thích được tại sao lại có chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng cung tiền với tăng trưởng tín dụng như báo cáo chính thống. Một khả năng là ngoài chuyện tung VND ra mua USD như đồng chí nêu, NHNN vẫn đã bơm thêm tiền qua, ví dụ, thị trường mở, mua trái phiếu Chính phủ v.v… nên tốc độ tăng cung tiền mới lớn hơn tốc độ tăng tín dụng.

Đồng chí bạn đọc viết: Thực tế, đến cuối quá trình tái cơ cấu, sau khi đã cho thanh tra quần nát bét các NHTM thì con số tổng nợ xấu mà bác Bình có lần lỡ mồm thòi ra cũng chỉ tầm hơn 10%. Số nợ xấu các ngân hàng hiện nay khoảng 7% (chưa đến 5% bán cho VAMC và khoảng hơn 2% theo các NHTM công bố), chênh khoảng hơn 3%, tương ứng khoảng 130k tỷ, chủ yếu nằm ở mấy bank đang được sbv "chăm sóc đặc biệt"

Trả lời: Tớ không rõ lắm về mối liên hệ của đoạn trên với bài viết, nhưng đoán rằng đồng chí muốn nói là nhu cầu giữ lại vốn huy động dành cho nhu cầu nội tại như nợ xấu thực ra cũng không lớn lắm. Nếu đúng là vậy thì đây vẫn là một nhu cầu có thật, đang tồn tại, đang “tiêu” mất một số vốn huy động của ngân hàng, và do đó giải thích được lý do tại sao lại có chênh lệch giữa tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng.

Đồng chí bạn đọc viết: Em là đàn em, biết tí thông tin do đang làm......, có mấy ý tưởng gửi anh để trao đổi học hỏi thêm. Nếu anh thấy vớ vẩn quá thì bỏ qua ạ.

Trả lời: Úi chết, tớ phải nói rất thành thật là cám ơn comment của đồng chí, vì vừa biết được thêm thông tin (tớ ngồi bên này thì chịu không thể biết được), vừa biết được người đọc hiểu về vấn đề này thế nào, hiểu về bài viết của mình ra sao.

Qua đây, tớ thấy được là nhiều người, kể cả những “chuyên gia” kỳ cựu như Trương Văn Phước, vẫn hiểu mơ hồ về chính sách tiền tệ và nới lỏng chính sách tiền tệ, coi đó là một cái gì đó rất phức tạp, cao siêu, và “phạm húy” nữa.hêm. Nếu anh thấy vớ vẩn quá thì bỏ qua ạ.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).