Friday 24 June 2016

Bán vốn nhà nước ở Sabeco - không nên ngụy biện (Bài đăng trên TBKTSG, 24/6/2016, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/148019/Ban-von-nha-nuoc-o-Sabeco---khong-nen-nguy-bien.html


Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) mới đây đã lên tiếng biện hộ cho sự chậm chễ trong việc thoái vốn nhà nước tại Sabeco. Kịch tính với dư luận nhất có lẽ là sự ví von của ông Tuất về việc bán Sabeco một lần trên sàn (chứng khoán) như ông bố có con gái xinh lại mang ra chợ và lấy số đấu giá, trúng ai thì lấy người ấy.
Ví von trên thoạt nghe thì rất hùng biện và thuyết phục, chắc hẳn làm không ít người đang từ phản đối chuyển cái rụp sang ủng hộ quan điểm chưa (thể) bán ngay Sabeco được. Có thể ngay bản thân ông Tuất cũng tin việc đấu giá Sabeco trên sàn cũng tương tự như việc tìm chồng cho con gái ở chợ.
So sánh không tương thích
Thực ra, việc bán Sabeco, một doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà đã được xác định là nhà nước không cần giữ vốn, trên sàn, qua hình thức đấu giá, về bản chất đơn thuần chỉ là một giao dịch mua bán tài sản. Trong khi đó, trừ khi có ông bố nào lâm vào hoàn cảnh “chị Dậu” thời mở cửa thì mới mang con ra chợ rao bán cho ai trả giá cao nhất. Chứ còn trong hoàn cảnh bình thường thì chẳng ông bố nào lại tìm chồng cho con theo kiểu rao bán giữa chợ búa, nơi công cộng, bởi con ông không phải là một thứ hàng hóa để mua bán. Vì vậy, nếu không phải là “bán” mà chỉ là “gả chồng” cho con thì ông bố này sẽ phải đủ thận trọng, trên cơ sở đầu tiên không phải là tiền mà là tình cảm vô biên của một ông bố với đứa con gái bé bỏng của mình, tìm hiểu để biết tông tích, thân thế người chồng, nhà chồng tương lai là ai, giàu nghèo thế nào, làm nghề gì, và “hòm hòm” đoán được con mình có được đối xử tử tế khi về nhà chồng không…
Như vậy, có thể nói ngay rằng hai việc nêu trên (bán Sabeco và gả chồng cho con) trong hoàn cảnh bình thường là hoàn toàn không tương thích để so sánh được với nhau, giống như so sánh quả cam với quả táo. Nếu cố tình (hoặc vô tình vì không hiểu) so sánh thì đây là một sự ngụy biện, đánh tráo khái niệm, đánh vào tình cảm đám đông để lấy sự ủng hộ.
Đấu giá không nhất thiết tiêu cực như thế
Kể cả cho dù Sabeco có là “đứa con tâm huyết”, “con vàng con bạc” của ông Tuất nói riêng hay Nhà nước nói chung thì việc bán Sabeco theo hình thức đấu giá trên sàn sẽ là hoàn toàn là bình thường, nhất là một khi tự mình đã xác định rõ là phải bán và bán hết. Đấu giá trên sàn là một hình thức bán hàng ở nơi có tổ chức và quy định chặt chẽ, vì thế không thể bi kịch hóa việc đấu giá này như việc bán ở chợ trời.
Ông Tuất lo rằng bán đấu giá trên sàn thì sẽ không biết được người mua là ai. Lo lắng này vừa sai vừa thừa. Để tham gia đấu giá thì người mua tiềm năng phải đăng ký và đặt cọc. Tức là ông chủ Sabeco sẽ biết trước được ai sẽ là người mua Sabeco. Nếu muốn loại những thành phần “bất hảo”, giữ lại những đối tượng phù hợp theo mong muốn thì Nhà nước sẽ đặt ra những điều kiện để được tham gia đấu giá.
Chuyện bắt người mua cam kết giữ thương hiệu là vừa thiếu vừa thừa. Thiếu vì cam kết nếu chỉ là cam kết “suông”, không có ràng buộc thì kể cả có mua kín (qua thỏa thuận, không qua đấu giá) người mua vẫn có thể “lật kèo”, không giữ cam kết nữa. Vì vậy, nếu muốn người mua theo hình thức đấu giá giữ thương hiệu sau khi thắng đấu giá thì Nhà nước chỉ cần quy định ngay điều kiện để được tham gia đấu giá là sẽ phải giữ thương hiệu sau khi thắng đấu giá và Nhà nước sẽ, chẳng hạn, trưng thu tài sản của Sabeco nếu người chủ mới vi phạm cam kết về giữ thương hiệu.
Chuyện cam kết giữ thương hiệu này còn là thừa vì chắc chắn không ông chủ mới nào của Sabeco lại dại dột tìm cách xóa bỏ thương hiệu Sabeco lừng lẫy trong ngành, chính là cái mà họ phải chật vật để đoạt lấy. Ngược lại, họ chắc chắn sẽ phải tìm cách, và có nhiều khả năng hơn trong việc phát triển hơn nữa thương hiệu này hơn những người có từ trước cho đến hiện tại ở Sabeco.
Tương tự như vậy là chuyện ông Tuất lo Sabeco rơi vào tay ai đó qua đấu giá mà lại không (tìm cách) phát triển doanh nghiệp này lên, có lợi cho đất nước trong dài hạn. Nếu bán không qua đấu giá thì điều này cũng chẳng có gì đảm bảo sẽ tránh được. Ngược lại, như nói ở trên, dù là qua đấu giá hoặc không qua đấu giá, chắc sẽ không có ông chủ mới nào lại không muốn phát triển Sabeco hơn nữa, vì cái hấp dẫn họ cuối cùng là lợi nhuận, và lợi nhuận chỉ được tối đa hóa khi doanh nghiệp liên tục phát triển.
Điều còn “lấn cấn” ở đây là chuyện liệu sự “phát triển” của doanh nghiệp dưới tay ông chủ mới có lợi cho đất nước trong dài hạn hay không, như lo ngại của ông Tuất. Sabeco của ông chủ mới vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Việt Nam nên sự phát triển, nếu có, của nó đương nhiên là hợp pháp, và vì nó là một thực thể hữu cơ của nền kinh tế nên sự phát triển (hợp pháp, lành mạnh) này đương nhiên là có lợi cho Việt Nam (trong dài hạn).
Ông Tuất còn lo ngại là người mua qua hình thức bán đấu giá sẽ liên kết với nhau để dìm giá, làm mất vốn của Nhà nước. Lẽ ra ông phải đặt câu hỏi ngược lại là, với hình thức mua kín, thỏa thuận với nhau sau hậu trường thì có phải là sự liên kết, thông đồng giữa một số ít người mua với nhau để lũng đoạn, dìm giá sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu so với hình thức mang ra bán công khai, qua đấu giá, với rất nhiều người mua, làm cho sự liên kết, thông đồng này trở nên khó khăn không? Xin nhắc lại một nguyên tắc bất di bất dịch là công khai, minh bạch luôn là kẻ thù của tham nhũng và lũng đoạn.

Và cuối cùng, không biết ông Tuất có là người phát ngôn của Chính phủ hay không mà ông cho rằng Chính phủ đang tính “chọn nhà đầu tư nào để có ràng buộc” như là một cách để thoái thác chuyện đấu giá công khai trên sàn. Như trên đã phân tích, ràng buộc nhà đầu tư vẫn có thể thực hiện được dù là thông qua hình thức đấu giá công khai trên sàn. Ngược lại, không đấu giá công khai trên sàn thì cũng không nhất thiết là sẽ ràng buộc được nhà đầu tư. Nói cách khác, bán bằng cách nào không liên quan gì đến chuyện có ràng buộc được nhà đầu tư hay không.

Hơn nữa, nếu chỉ vì mỗi lý do về chuyện ràng buộc này mà Chính phủ phải cân nhắc, nâng lên đặt xuống hàng nhiều năm trời nay mà vẫn không quyết được bán Sabeco cho ai đúng như ông Tuất nói thì cũng phải xem lại tư cách và trách nhiệm của Chính phủ cũng như những người đại diện cho Chính phủ, cho Nhà nước liên quan đến Sabeco bấy lâu nay, trong đó có cả ông Tuất.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).