Friday 22 July 2016

Ủy ban không phải là lời giải (Bài đăng trên TBKTSG, 23/7/2016, bản gốc)


http://www.thesaigontimes.vn/149048/Uy-ban-khong-phai-la-loi-giai-phu-hop.html
Mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư mà trực tiếp là Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã hoàn thành dự thảo thành lập Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Theo dự thảo, Uỷ ban này là cơ quan trực thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập, giúp Chính phủ quản lý giám sát toàn bộ danh mục tài sản, vốn của Nhà nước tại 30 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là các tập đoàn, tổng công ty, bao gồm cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). 
Về mô hình tổ chức và hoạt động của Ủy ban này, được biết nó được hình thành dựa trên tham khảo mô hình hoạt động của các cơ quan chuyên trách tương tự ở nhiều nước trên thế giới, trong đó thường được trích dẫn là Temasek Holdings của Singapore.
hình Temasek Holdings
Temasek Holdings là cỗ máy đầu tư cho Chính phủ Singapore, với Chính phủ là cổ đông chi phối. Nó chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng thống nên phản ánh thuộc tính sở hữu nhà nước. Đồng thời, nó có chức năng như một công ty mẹ của nhiều công ty có ít nhất 20% cổ phần nắm giữ bởi Chính phủ. 
Tuy nhiên, Temasek về danh nghĩa là một công ty tư nhân trách nhiệm hữu hạn, được thành lập năm 1974 để nắm giữ cổ phần trong các công ty mà trước đó được nắm giữ trực tiếp bởi Chính phủ Singapore. Xét về cơ cấu chủ sở hữu và mục đích kinh tế khi thành lập, Temasek thực chất là một tổ chức đầu tư tư nhân.
Tư cách là một công ty tư nhân của Temasek là để đảm bảo việc quản lý vốn nhà nước tại các công ty thuần túy dựa trên góc độ thương mại, chỉ theo đuổi lợi nhuận và tạo giá trị gia tăng tối đa cho các cổ đông, trong đó có Chính phủ, nhờ đó giúp Chính phủ tách biệt chức năng quản lý nhà nước, điều tiết thị trường với chức năng làm kinh tế.
Tuy là một công ty đầu tư tư nhân, thuộc tính sở hữu nhà nước của Temasek được thể hiện dưới 3 khía cạnh: (1) Tổng thống phê chuẩn bổ nhiệm các vị trí chủ chốt như thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc; (2) ngân quỹ cho hoạt động và các giao dịch không được lấy từ nguồn dự trữ có từ trước khi thành lập Chính phủ nhiệm kỳ hiện tại, trừ trường hợp được Tổng thống phê duyệt; và (3) Các công ty và tổ chức Chính phủ phải thực thi các chuẩn mực quản trị tài chính để bảo đảm sự quản trị đúng đắn và quản lý hữu hiệu danh mục tài sản. Ngoài 3 khía cạnh này, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Temasek có toàn quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn trong quyết định đầu tư và kinh doanh, phản ánh thuộc tính sở hữu tư nhân.
Có thể nói, mô hình hoạt động như một công ty mẹ của Temasek đã và đang tiếp tục thành công là nhờ có phương hướng hoạt động rõ ràng, tách bạch khỏi can thiệp chính trị, và minh bạch, với nền tảng quản trị tiến bộ. Đây cũng chính là định hướng chung cho việc cải cách các DNNN ở mọi nước. Ngoài ra, một điểm quyết định đến sự thành công của mô hình Temasek phải có cả một hệ thống quản trị trong sạch và đúng đắn, từ thượng tầng là Chính phủ và các bộ ngành quản lý chức năng đến hạ tầng là các doanh nghiệp.
Chưa tương thích với Việt Nam
Để mô hình Temasek có thể áp dụng vào Việt Nam, trước tiên cần phải xem xét xem liệu điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội của Việt Nam có dung dưỡng hay lại đào thải mô hình này. Không khó để thấy môi trường văn hóa quản trị đúng đắn và trong sạch ở Singapore mà Temasek đang hoạt động là hoàn toàn trái ngược với môi trường tương ứng ở Việt Nam. Singapore được xếp hạng thứ 8 trong bảng xếp hạng mức độ tham nhũng (Corruption Perceptions Index) năm 2015, trong khi thứ hạng của Việt Nam là 112 trên tổng số 167 nước được xếp hạng. Môi trường kinh doanh bị vẩn đục bởi tham nhũng cao, bất minh bạch như vậy hiển nhiên là một trong những vật cản lớn trong việc áp dụng mô hình Temasek ở Việt Nam.
Điều quan trọng cần xem xét tiếp theo là phiên bản Việt Nam của Temasek, tức Ủy ban trên, có được hoàn toàn độc lập với các can thiệp chính trị hay không. Theo dự thảo Nghị định liên quan, Ủy ban này trực thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ theo ngành. Ngoài ra, ủy ban cũng trực tiếp thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, không những là một cơ quan quản lý của nhà nước chứ không phải là một công ty tư nhân như Temasek, Ủy ban này, có thể nói, vẫn chỉ là cánh tay nối dài của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, thậm chí của các bộ và cơ quan ngang bộ. Với tư cách “chịu sự quản lý” của nhiều tầng lớp, tổ chức như vậy thì khó có thể nói hoạt động của Ủy ban này có thể độc lập với các can thiệp chính trị, mang tính mệnh lệnh, và do đó cũng khó có thể tránh được tình trạng là nó phải tiếp tục, ví dụ, rót vốn vào những DNNN, những dự án không có hiệu quả về mặt thương mại nhưng lại là những doanh nghiệp, những dự án là “chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”.
Xét về phương hướng hoạt động, Ủy ban trên ngoài nhiệm vụ tối đa hóa hiệu quả đầu tư nhà nước tại các doanh nghiệp như của Temasek, thì còn phải ôm đồm thêm nhiều nhiệm vụ khác, trong đó có nhiệm vụ tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả của DNNN. Như vậy, nó trở thành một cơ quan đa nhiệm nên, về nguyên tắc, sẽ không thể giỏi trong từng lĩnh vực mà nó phải đảm nhận, đồng thời cũng không tránh khỏi sự lẫn lộn, mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau giữa các nhiệm vụ, các lĩnh vực. Nói cách khác, phiên bản Temasek ở Việt Nam đã vi phạm một trong những nguyên tắc chính của việc cải cách DNNN là phải có phương hướng hoạt động rõ ràng.
Xét về văn hóa quản trị, Ủy ban trên cũng khó có thể tái hiện được nền quản trị doanh nghiệp lành mạnh và tiến bộ như của Temasek ở Việt Nam. Với Temasek, các phương pháp, chuẩn mực quản trị tiến bộ, tiên tiến đều được áp dụng, với Hội đồng quản trị và ban giám đốc gồm nhiều thành viên độc lập, không mang quốc tịch Singapore, nhiều người vốn là những nhà quản lý cấp cao của nhiều công ty lớn. Các thông tin về hoạt động và tài chính của Temasek được công bố rất đầy đủ và dễ dàng tương tác và tiếp cận bởi công chúng, cho dù nhiều trong số này không bị yêu cầu phải công bố.
Ngược lại, ở Việt Nam, văn hóa quản trị được đặc trưng bởi thứ văn hóa “đúng quy trình” mà chẳng mấy ai biết được cái “quy trình” này là cái gì. Nếu có gì đó bị phát hiện là sai, bị phê phán, chỉ trích thì người ta đều dễ dàng dùng đến “bùa hộ mệnh” là “đúng quy trình”.
Thêm nữa, về mặt nhân sự, có lẽ sẽ ngược lại với Temasek, Ủy ban trên sẽ lại gồm những nhân sự lấy từ các bộ, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan hành chính… tức là những người làm cán bộ, viên chức giỏi hơn là làm nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư chuyên nghiệp mang tầm quốc tế. Vẫn những lối tư duy đó, những ràng buộc về “cơ chế” hiện tại, và vẫn tinh thần coi tài sản nhà nước là tài sản chung theo kiểu “cha chung không ai khóc”. Có khác chăng chỉ là sự quy tụ về “chung một mái nhà” của những con người này, thay vì nằm rải rác ở khắp các nơi mà thôi.
Cũng không làm giảm thất thoát tài sản nhà nước
Lý giải về sự cần thiết thành lập Ủy ban trên, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, đại ý, Việt Nam có tình trạng sử dụng lãng phí, làm thất thoát lớn tài sản công mà không tìm thấy ai chịu trách nhiệm cả. Điều này được thể hiện qua hàng loạt dự án “đắp chiếu” như Xơ sợi Đình Vũ, Phân đạm Ninh Bình, Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy ethanol… làm mất vốn Nhà nước rất lớn nhưng đến nay chưa ai bị xử lý. Ủy ban trên ra đời, theo kỳ vọng, sẽ ngăn được tình trạng vốn nhà nước đang bị hao mòn như hiện nay.
Như trên đã phân tích, Ủy ban trên dù có mang dáng hình của Temasek nhưng không thể hoạt động như kiểu và chất lượng của Temasek được. Sự ra đời của Ủy ban này cũng không giúp làm giảm thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước vì vấn đề không nằm ở chỗ quy về một mối các DNNN hay để chúng nằm ở nơi hiện tại.
Chừng nào còn sự bất minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, còn sự can thiệp của một quan chức, một cơ quan có thẩm quyền nào đó, còn sự lẩn trốn trách nhiệm dưới chiêu bài “đúng quy trình”, “là quyết định của tập thể”, “là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”, là “thực hiện theo quy hoạch phát triển”, và “do cơ chế”, hoặc là do “phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm” mà một quan chức nào đó đã chỉ đạo cho doanh nghiệp, cho địa phương thực hiện trong lúc hứng khởi… thì chừng đó vẫn sẽ tiếp tục còn những doanh nghiệp “đắp chiếu”, thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, mà vẫn chẳng vạch mặt, chỉ tên được ai phải chịu trách nhiệm.
Vậy thì Ủy ban trên nếu có được cho ra đời thì bất quá chỉ như là một sự phóng to SCIC lên một quy mô mới lớn hơn nhiều. Vì các nguyên nhân để xảy ra những dự án “đắp chiếu” vẫn còn nguyên đó khi Ủy ban này ra đời, nên Ủy ban này sẽ lại na ná như một VAMC (Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam), trở thành nơi quản lý gom về một mối các dự án “đắp chiếu” này, thay vì để chúng nằm lại ở các bộ.
Tương tự như vậy, nếu Ủy ban trên trực tiếp quyết định sử dụng vốn đầu tư tại DNNN để đầu tư vào đâu, ngành nào, phân bổ bao nhiêu vốn… như dự thảo hiện nay thì về bản chất cũng chỉ là tương tự như việc thực hiện bởi SCIC hoặc các bộ hiện nay.
Nói cách khác, giải pháp cho ra đời Ủy ban trên là lời giải lạc đề cho chuyện thất thoát, lãng phí, hoạt động không có hiệu quả của DNNN, của đầu tư từ vốn nhà nước mà không quy trách nhiệm cho ai được!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).