Saturday 6 August 2016

Du khách Trung Quốc - sống chung với lũ! (Bài đăng trên TBKTSG, 7/8/2016)

http://www.thesaigontimes.vn/149628/Du-khach-Trung-Quoc---song-chung-voi-lu.html


Dư luận đang ngày càng quan ngại với làn sóng du khách Trung Quốc tràn vào các điểm du lịch ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố như Nha Trang, Đà nẵng…, kéo theo sự tụt giảm số lượng khách du lịch từ phương Tây vì sự nhếch nhác, ồn ào của du khách Trung Quốc.

Để minh họa cho làn sóng khách du lịch Trung Quốc và những thứ liên quan, xin trích dẫn ra đây mấy số liệu liên quan đến du lịch ra nước ngoài của Viện Nghiên cứu Du lịch Trung Quốc.

-          Năm 2015, ước tính đã có 120 triệu lượt khách Trung Quốc du lịch ra nước ngoài, và số người này tiêu đến 104.5 tỷ USD cho các chuyến đi của mình. Như vậy, tính theo đầu người, bình quân một lượt du khách Trung Quốc đã chi tiêu 871 USD. So với năm 2014 thì số lượt người đi du lịch đã tăng 12%, còn tổng số tiền chi tiêu đã tăng 16,7%.

-          Châu Á là nơi đến nhiều nhất của du khách Trung Quốc, với Hàn Quốc từng là địa điểm ưa thích đứng đầu cho đến nửa năm đầu 2015, sau đó bị Nhật chiếm chỗ do dịch bệnh MERS bùng phát ở Hàn Quốc. Để “tái chiếm” thị trường, Hàn Quốc đã quyết định miễn visa cho du khách Trung Quốc đi theo đoàn kể từ tháng 1 năm nay.

-          Lượng du khách Trung Quốc sang Hong Kong đã tụt giảm mạnh, hơn 50%, trong nửa đầu năm 2015 do làn sóng phản đối việc du khách Trung Quốc mua vét hàng hóa ở lãnh thổ này.

-          Ở châu Âu, Đức là địa điểm hấp dẫn hàng đầu, vì nước này đã đơn giản hóa thủ tục xét cấp visa. Kết quả là trong nửa đầu năm 2015, số lượng du khách Trung Quốc đến Đức đã tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2014.  

Còn theo thống kê tổng hợp từ các công ty du lịch Trung Quốc thì trong quý 4/2015, các công ty du lịch Trung Quốc đã tổ chức đưa 13,8 triệu người đi du lịch nước ngoài, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2014. Việt Nam đứng thứ 8 trong số 10 địa điểm hàng đầu tiếp đón lượng khách này, với thị phần 3%.  

Những số liệu khái quát trên cho thấy du khách Trung Quốc đã mang đến, hoặc hứa hẹn là một nguồn doanh thu khổng lồ do số lượng áp đảo và mức chi tiêu bình quân đầu người cũng không hề “tệ” chút nào. Bên cạnh đó, du khách Trung Quốc khá nhạy cảm với vấn đề visa và thái độ đón tiếp của (người dân) nước sở tại, hay một nguyên nhân nào đó, nên sự biến động nếu có sẽ là rất lớn, cả về tương đối lẫn tuyệt đối. Bởi vậy, nhiều nước, kể cả các nước đã phát triển phương Tây với nhận thức rõ về tầm quan trọng của du khách Trung Quốc đối với nền kinh tế bản địa nên không ngừng tìm cách quảng bá, thu hút du khách Trung Quốc.

Nếu có dịp sang Nhật, hẳn mọi người sẽ quan sát thấy cách mà người Nhật đón tiếp du khách Trung Quốc theo đúng kiểu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, mặc dù đúng là đi bất cứ nơi đâu trên đất Nhật cũng không khó để nhìn thấy những nhóm người có lối ăn mặc và tác phong đặc trưng giữa đám đông người tứ xứ. Vào các siêu thị lớn, các địa điểm du lịch, mua sắm…, nếu là người Trung Quốc sẽ được đón tiếp và phục vụ bởi nhân viên biết nói tiếng Trung (mà phần lớn là người gốc Trung Quốc). Thái độ phục vụ vẫn tận tình, lễ phép như với bất cứ người Nhật hay người nước ngoài nào khác, dù du khách Trung Quốc có tiêu nhiều hơn hay ít hơn, hay ồn ào, lộn xộn hơn những nhóm du khách từ nơi khác đến. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Nhật, tuy là một nước đắt đỏ hàng đầu thế giới, vẫn ngày càng có sức thu hút với du khách Trung Quốc. Ngược lại, Nhật cũng không ngừng tăng sức cạnh tranh trong cuộc đua thu hút khách Trung Quốc với các đối thủ lớn như Hàn Quốc.

Tuy vậy, dường như trong ý thức của mỗi người dân Nhật đều không có chỗ cho sự dễ dãi, coi thường pháp luật, trật tự xã hội. Người viết đã từng chứng kiến cảnh mấy anh người Trung Quốc đang vật nài xin xỏ một cô gái Nhật tha thứ vì đã dùng máy ảnh chụp ảnh cô gái này, vốn ăn mặc khá mát mẻ, và cô gái cương quyết giằng lấy máy ảnh, đồng thời gọi điện cho cảnh sát đến xử lý.

Đi sang các nước khác trong khu vực cũng thường vẫn thấy sự áp đảo của du khách Trung Quốc, đến mức mà người viết tự hỏi nếu không có du khách Trung Quốc thì tương lai ngành du lịch của những nước, những vùng đất này rồi sẽ về đâu?

Quay trở lại với trường hợp Việt Nam. Rõ ràng là không thể phủ nhận được tầm quan trọng của du khách Trung Quốc với ngành du lịch Việt Nam. Bởi vậy, không thể vì những lý do như ồn ào, lộn xộn mà tìm cách bài trừ hay “nói không” với du khách Trung Quốc. Cũng không thể vì lý do là họ xuất hiện nên làm khách “Tây” bỏ đi, không muốn sang Việt Nam nữa mà tìm cách xa lánh du khách Trung Quốc.

Bài học từ Nhật hay các nước khác cho thấy nếu buộc được du khách Trung Quốc tôn trọng luật pháp sở tại, mỗi người dân và các cơ quan chức năng đều có ý thức rõ ràng với những hành vi xấu xa, sai trái của một bộ phận du khách Trung Quốc thì tự khắc bản thân mỗi du khách Trung Quốc cũng tự thấy xấu hổ, cảnh tỉnh và biết cư xử cho phải phép khi đang ở trên đất Việt Nam. Mà đây không phải là điều viển vông, khi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đều có những kêu gọi, cảnh báo người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài phải có hành vi phù hợp.

Khi các địa phương Việt Nam làm được như vậy và du khách phương Tây thấy được như vậy thì chắc chắn sẽ có sự chuyển biến theo hướng tích cực cho môi trường du lịch Việt Nam, giảm thiểu tình trạng “Tầu đến Tây đi”. Ngược lại, nếu mỗi cá nhân, các cơ quan chức năng Việt Nam không thực hiện tốt vai trò của mình, để cho môi trường du lịch xuống cấp nặng (ví dụ như tệ nạn bán hàng giả, xuất xứ Trung Quốc nói là của Việt Nam) thì rồi ngay đến cả du khách Trung Quốc cũng “một đi không trở lại” chứ chưa nói gì đến khách “Tây”.

Nói cách khác, cần có thái độ và ứng xử chủ động và tích cực, theo đúng tinh thần “sống chung với lũ”, trước làn sóng du khách Trung Quốc để vừa khai thác được nguồn doanh thu khổng lồ này, vừa hạn chế được những mặt tiêu cực mà nó có thể mang đến cho Việt Nam.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).