Friday 26 May 2017

Hạn chế rượu, bia là việc phải làm! (Bài đăng trên TBKTSG, 26/5/2017)

http://www.thesaigontimes.vn/160433/Han-che-ruou-bia-la-viec-phai-lam.html

Bộ Y tế đã đưa ra dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, dự định ban hành trong năm nay, với nhiều quy định về các biện pháp nhằm giảm nhu cầu sử dụng rượu, bia.
Những tác hại to lớn không cần tranh cãi của việc lạm dụng rượu, bia gây ra cho nhiều cá nhân, gia đình và cả xã hội là bối cảnh của việc xây dựng dự thảo này.

Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến “băn khoăn”, bàn lùi. Chẳng hạn, với những hãng sản xuất, phân phối rượu, bia thì việc đề xuất cấm, các tổ chức cá nhân kinh doanh rượu, bia thực hiện các hoạt động tài trợ cho sự kiện, hoạt động văn hóa - nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí như trong dự thảo, sẽ làm hàng triệu người Việt Nam không được thỏa lòng... đam mê. Bởi lẽ, ví dụ, họ không được xem các trận đấu bóng đá đỉnh cao hay thưởng thức lễ hội âm nhạc mà các hãng sản xuất, phân phối này tài trợ.

Người khác thì lại liệt kê một số trường hợp ở các nước khác như Na Uy và Pháp (mà chẳng biết có đúng không) để cho rằng việc cấm quảng cáo rượu, bia thực tế không có tác dụng, thậm chí có tác dụng ngược!

Mục đích biện minh cho phương tiện

Không phải ngẫu nhiên mà các ý kiến trên phần lớn là từ các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, phân phối rượu, bia, bởi chắc chắn khi luật trên được thông qua thì sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của họ. Nhưng cứ giả sử là họ đúng, không lẽ Nhà nước không định làm gì, cứ để mặc cho việc sử dụng rượu, bia ngày càng được khuyến khích, cổ vũ (bằng, ví dụ, các chương trình tài trợ, khuyến mãi như nêu trên), ngày càng tràn lan?


Câu trả lời tất nhiên là không. Trước tiên, hãy bàn về sự cần thiết của việc cấm, hạn chế. Đương nhiên là việc cấm, hạn chế sử dụng rượu, bia (bất luận là gián tiếp hay trực tiếp) sẽ không thể nào đạt hiệu quả cao ở cái nghĩa là toàn bộ sản lượng rượu, bia tiêu thụ của đất nước có thể sẽ “rơi thẳng đứng” ngay và mạnh, có thể đúng như người nào đó nói rằng là một thực tế xảy ra ở nước nọ, nước kia. Nhưng chỉ cần có một chút hiệu quả (mà chắc chắn là vậy) thì việc cấm, hạn chế rượu, bia vẫn là việc phải làm, thay vì không làm gì cả, thậm chí là làm ngược lại. Điều quan trọng là Nhà nước phải tỏ rõ lập trường và thái độ với rượu, bia và việc sử dụng chúng, nếu nhận thức rõ được tác hại của rượu, bia. Trong trường hợp này, đó chính là hành động thể hiện sự không đồng lõa, kiên quyết cấm và hạn chế sử dụng rượu, bia, được cụ thể hóa qua việc ban hành và thực thi luật trên.

Hãy liên tưởng việc cấm, hạn chế sử dụng rượu, bia với việc cấm, hạn chế sử dụng súng, vũ khí sát thương thì sẽ thấy sự cần thiết của một luật về cấm, hạn chế sử dụng rượu, bia. Hiển nhiên là dự thảo luật trên có thể còn có nhiều điểm bất hợp lý, nhưng điều này không có nghĩa là không cần, không nên ban hành và thực thi luật này.

Việt Nam không phải là ngoại lệ

Chuyển sang cách làm và tính hiệu quả. Cần lưu ý là việc ban hành luật trên không phải chỉ có ở Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới bằng hình thức này hay hình thức khác đều có những quy định hạn chế sử dụng rượu, bia, nhiều khi rất hà khắc hoặc... buồn cười. Quan trọng không kém là nhiều trong số chúng mang lại kết quả rõ ràng.

Sydney, một thành phố có tiếng của Úc về những vụ bạo lực liên quan đến rượu bia, đã ban hành luật quy định ngặt nghèo về giờ mở cửa và bán rượu, bia ở các quán bar. Theo báo chí đưa tin thì luật này đã làm giảm mạnh số vụ bạo lực, mặc dù các chủ quán bar và câu lạc bộ chịu thiệt hại nặng về doanh thu (đúng như dự đoán).

Các nước vùng Scandinavia vốn từ lâu có nhiều đệ tử “lưu linh” do có mùa đông băng giá khắc nghiệt kéo dài, thường chỉ cho phép bán rượu, bia trong các cửa hàng do nhà nước độc quyền. Các cửa hàng này cũng có thời gian mở cửa ngắn và đóng cửa vào Chủ nhật. Na Uy còn áp dụng thuế rượu, bia cao nhất thế giới (theo sau là Singapore).

Ngoài chuyện áp thuế rất cao lên rượu, bia, năm 2015, Singapore ban hành luật về cung cấp và tiêu thụ rượu, bia. Theo đó, cấm một phần việc uống rượu, bia ở nơi công cộng và hạn chế thời gian được mua, bán rượu bia (các cửa hàng không được phép bán rượu, bia sau 10 giờ 30 tối, và người dân cũng không được phép uống rượu, bia nơi công cộng sau 10 giờ 30 tối). Dù có thể có ai đó vẫn nói rằng những luật cấm đoán kiểu này không hiệu quả, nhưng có một thực tế phải được công nhận là giá rượu, bia ở Singapore rất đắt. Với giá đắt đỏ như vậy thì dù có muốn nghiện, muốn vui, muốn lách luật, chống luật cũng hơi... khó!

Malaysia, theo báo chí, cũng đang cân nhắc việc nâng độ tuổi hợp pháp uống rượu bia từ 18 lên 21. Chính phủ cũng không quên buộc nhà sản xuất phải dán nhãn cảnh báo lên vỏ chai, lon về tác hại của việc uống rượu, bia đến sức khỏe.

Nhiều bang ở Ấn Độ từ vài năm nay cũng tuyên chiến mạnh mẽ với rượu, bia, hoặc bằng việc cấm, hoặc bằng việc hạn chế mua, bán trong một nỗ lực giảm thiểu bạo lực và tệ nạn bắt nguồn từ rượu, bia. Đặc biệt hơn, Thủ hiến bang Madhya Pradesh, một bang miền trung Ấn Độ, còn đặt hàng 10.000 phiến gỗ ngắn chừng hơn 30 cen ti mét để trang bị cho các cô dâu mới cưới, dùng để “đánh những kẻ say”, và còn nói thêm “cảnh sát sẽ không can thiệp” khi các cô dâu dùng nó để “nói phải quấy” với chồng mình, nếu gã chồng say khướt và không chịu nghe họ nói, thậm chí còn thường xuyên đánh đập họ.

Chuyện này xem ra là thật chứ không phải chuyện cười, với ảnh chụp cô dâu cầm phiến gỗ như vậy, có thể xem tại đây: http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/indian-brides-get-woolen-paddles-to-beat-drunk-husbands-with-8807738

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).