Thursday 14 September 2017

Lạm phát họp vì đâu? (Bài đăng trên TBKTSG, 14/9/2017, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/164582/Lam-phat-hop-vi-dau.html

Tôi là người ít phải, ít được (dịp) họp hành, kể cả thời gian mấy năm làm việc trong nước (và trong cơ quan nhà nước) lẫn thời gian dài làm ở nước ngoài sau này. Không bàn đến chuyện đây có phải là điều tốt hay không, nhưng tôi thấy cái sự họp nhiều, nhất là ở các cơ quan nhà nước, đến mức mà Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh đã phải thốt lên yêu cầu “Họp ít thôi!”, không phải tự nhiên mà có.

Lý do phải họp nhiều đầu tiên là do cách tổ chức công việc kém, người nọ dẫm chân lên người kia, phòng nọ dẫm chân lên phòng kia nên phải họp để biết mà không… dẫm chân lên nhau, kể cả trong công việc hàng ngày. Sự tổ chức công việc kém còn làm cho các nhân viên và phòng ban không có sự độc lập tương đối trong công việc, không tự mình triển khai công việc mà không phải bàn bạc, hỏi, phụ thuộc người khác, phòng khác, cơ quan khác.

Họp nhiều cũng bởi chiến lược, sách lược, chính sách, chủ trương, luật lệ v.v… không rõ ràng, minh bạch nên để tránh tình trạng mỗi người hiểu một kiểu thì buộc phải họp để làm rõ, thống nhất và triển khai.


Họp nhiều đôi khi là hậu quả của việc muốn mượn danh hay huy động sức mạnh tập thể để phục vụ một mục đích, một công việc nào đó mà ít (nhóm) cá nhân nào muốn và đủ sức tiến hành một mình, dù có quyền đi chăng nữa. Nếu số vụ việc nhiều, cần nhiều quyết định tập thể thì số cuộc họp cứ thế mà tăng lên cho tương xứng.
Họp nhiều còn bởi một số cá nhân, nhất là những người tổ chức họp, muốn chứng tỏ mình quan trọng, có quyền lực cũng như có trách nhiệm “lắng nghe tâm tư nguyện vọng” của nhân viên. Quả thật, đôi khi họp hành cũng ra được vấn đề, cũng giải quyết được các phát sinh, vướng mắc trong công việc. Nhiều khi có qua các cuộc họp thì sếp mới biết cấp dưới, đồng nghiệp mới biết đồng nghiệp đang làm gì, đến đâu, cần hợp tác, định hướng, chấn chỉnh thế nào v.v…


Cũng khá phổ biến là họp là dịp để tiêu tiền, nhất là tiền ngân sách, với đủ lý do từ vô bổ đến… hơi hơi có ích như họp mặt truyền thống (ngành, công ty), họp nghe phổ biến chính sách mới, hội nghị tập huấn, họp các loại đoàn thể, chi bộ, hội ở địa phương và ngành, liên ngành, tổ/nhóm công tác, họp mặt chào mừng vị A, vị B đến thăm và làm việc tại đơn vị v.v… Họp xong thì đương nhiên là một số tiền không nhỏ sẽ mất đi dưới dạng quà cáp, phong bì, và chui vào túi những người tổ chức.
Đó là chưa kể, họp là một cái cớ cực tốt để trốn việc, làm việc riêng, đi đây đi đó, giao du, tạo quan hệ, quen biết người này, đối tác kia, dễ đem đến quan hệ làm ăn, mánh mung, hoặc đơn giản chỉ là để ra oai, với xe cộ đưa đón, tùy tùng phục dịch. Nên nói chung là có nhiều người thích… (đi) họp!


Tóm lại, danh sách các nguyên nhân dẫn đến họp nhiều chắc không chỉ dừng lại ở đây. Qua đó, để hạn chế các cuộc họp vô bổ, không cần thiết thì, như trên đã chỉ ra, trước tiên cần tổ chức tốt công việc, phân công và gắn trách nhiệm cụ thể cho cá nhân và tập thể, minh bạch hóa, chuẩn hóa, nâng cấp chất lượng các chủ trương, chính sách, phương hướng hoạt động để tránh những vùng xám, những nội dung tùy nghi diễn giải v.v…
Ứng dụng công nghệ viễn thông, tin học sẽ làm giảm đáng kể các cuộc họp vật lý mà thay vào đó là các thư điện tử, thông báo, trao đổi thông tin nội bộ, họp qua điện thoại, video. Nhân chuyện này cũng xin kể lại một trải nghiệm “thú vị” của tôi với các quan chức nhà nước. Do đòi hỏi của công việc, đôi lúc tôi cần thu xếp các cuộc gặp với các bộ. Theo thông lệ, tôi gửi email đến các địa chỉ công bố để xin hẹn gặp nhưng đa phần là không có hồi âm. Bước tiếp theo là gọi điện trực tiếp đến đơn vị để “trần tình” và xin gặp thì được biết là các vị này chẳng bao giờ kiểm tra email! Suy rộng ra, tin học hóa các cơ quan nhà nước có tác dụng khá hạn chế.


Một cách làm giảm các cuộc họp vô bổ là thắt chặt chi tiêu ngân sách, khoán chi phí, phân loại và thực hiện nghiêm tiêu chuẩn giải ngân, chi tiêu cho các cuộc họp. Những hoạt động tương tự như kỷ niệm ngành, gặp mặt truyền thống v.v… không mang tính chuyên môn, liên quan đến công việc và chức năng cần được hạn chế tối đa.
Để kết thúc, xin nói là ở nước ngoài người ta cũng họp hành nhiều. Ngay trong cơ quan tôi, các phòng họp (thường có phương tiện đàm thoại video) không mấy khi trống, và thường rất chật vật để đăng ký phòng họp. Cũng không thể nói tất cả các cuộc họp rốt cuộc đều là bổ ích, cần thiết. Trong một số cuộc họp có độ chục người ngồi bàn tròn đối mặt nhau mà thậm chí có người ngủ gật hoặc những người khác qua cách họ ngồi có thể thấy là ngồi để cho có, cho xong chuyện. Có điều, hầu như ai cũng ý thức rõ trách nhiệm của mình khi triệu tập họp, yêu cầu người khác họp với mình, trên tinh thần vì công việc chung, có mục đích cụ thể và không (thể) vụ lợi.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).