Thursday 26 October 2017

Cần nhiều hơn chuyện kê khai tài sản (Bài đăng trên VnExpress, 26/10/2017, bản gốc)

https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ke-ma-khong-khai-3661087.html

(Lưu ý: Bài trên VnExpress là bản do báo tự biên tập lại, kể cả tiêu đề. Tớ đọc mà chỉ thấy nhang nhác giống bài của mình viết).

Chính phủ đã đưa ra lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Trong dự thảo luật này, một trong những điểm then chốt được bổ sung là chuyện kê khai tài sản, thu nhập và và công khai bản kê khai tài sản, thu nhập. Dự thảo luật cũng đưa ra một số phương án lựa chọn liên quan đến một số điểm mới được bổ sung như: (1) cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập; (2) đối tượng kê khai tài sản, thu nhập; (3) công khai bản kê tài sản, thu nhập; và (4) trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.

Những nhà làm luật và ngay cả dư luận kỳ vọng rằng khi Dự thảo luận được thông qua, dù với phương án nào trong số những phương án nêu trên thì đây sẽ là một công cụ pháp lý hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, nếu nó được thực thi nghiêm túc.

Nhưng tất cả nằm ở chữ “nếu”!

Thẳng thắn ra mà nói, các luật phòng chống tham nhũng trước đây và hiện tại, ví dụ như Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống, tham nhũng ban hành tháng 11 năm 2012 cũng đã bổ sung khá đầy đủ các điều xoay quanh vấn đề kê khai tài sản, thu nhập, và công khai bản kê khai tài sản, không thiếu nhiều (những điều quan trọng) so với Dự thảo luật nói trên.

Và kết quả thực hiện các luật này như thế nào thì là điều đã rõ hiện nay.

Người ta vẫn tránh né kê khai hoặc kê khai gian dối tài sản, thu nhập.

Người ta vẫn tránh né việc công khai hoặc công khai nửa vời (không đúng quy định) bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ công khai.

Người ta vẫn lấp liếm, bao che hoặc thực hiện thanh tra xác minh tài sản hời hợt, chiếu lệ.

Người ta vẫn tránh né xử lý những người vi phạm hoặc xử lý theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”.


Và, quan trọng hơn, người ta vẫn hầu như bình yên vô sự sau tất cả những “sóng gió” xảy ra. Để rồi phòng, chống tham nhũng từ bao năm nay vẫn chỉ chủ yếu dừng lại ở mức quyết tâm, mang tính khẩu hiệu là nhiều.

Vậy thì nguyên nhân của tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền trục lợi tràn lan hiện nay nhất định không phải là do luật thiếu hay yếu. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung luật sẽ không có mấy ý nghĩa, tác dụng thực tế nếu chỉ coi gốc rễ của vấn đề là do luật.

Để việc phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, song song với việc hoàn thiện pháp luật, điều quan trọng hơn là phải dần làm chuyển biến Việt Nam thành một quốc gia không khoan nhượng với tham nhũng theo tinh thần của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu truyền lại cho Singapore, biến nước này thành một trong những quốc gia trong sạch, ít tham nhũng nhất thế giới (đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng mức độ tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Transparency International, năm 2016). Nói cách khác, cần phải làm thay đổi quan niệm phổ biến trong xã hội rằng tham nhũng là tất yếu, mặc dù tham nhũng có thể là một hiện thực của cuộc sống vì tham nhũng được sinh ra bởi lòng tham, một trong những thuộc tính của con người.

Kinh nghiệm thành công trong phòng, chống tham nhũng của Singapore cho thấy không thể thiếu ý chí chính trị và sự lãnh đạo mạnh mẽ, cũng như một văn hóa “nói không” với tham nhũng của dân chúng và quan chức nước này.

Thái độ cứng rắn của các nhà lãnh đạo đối với tham nhũng cũng cần phải có công cụ để hiện thực hóa. Có thể nói một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của Singapore trong công cuộc chống tham nhũng là sự hình thành và hoạt động của Cục Điều tra tham nhũng (CPIB), một tổ chức có quyền lực rất lớn trong cả khởi tố lẫn phòng ngừa tham nhũng và có sự độc lập cao độ trong các hoạt động của mình với mọi ảnh hưởng chính trị.

Cách thức hoạt động của CPIB cũng không có gì là bí hiểm hay đặc biệt và “khác người”, thậm chí là ngược lại. Họ đánh giá cao vào giá trị của và, vì thế, dựa nhiều vào thông tin tố giác của dân chúng. Đến đây, văn hóa “nói không” với tham nhũng của người dân Singapore lại cộng hưởng mạnh mẽ với nỗ lực phát huy sức mạnh của dân chúng của CPIB. Cơ quan này thành lập ra các trung tâm và kênh tiếp nhận thông tin tố giác thuận tiện cho dân chúng tiếp cận. Phần lớn các cuộc điều tra tham nhũng của CPIB bắt nguồn từ những tin tức tố giác này.

Hiển nhiên là “dao sắc không gọt được chuôi”. Không hiếm trường hợp trên thế giới mà tham nhũng tồn tại ngay trong cơ quan phòng, chống tham nhũng. Bởi vậy, cần một cơ chế tuyển chọn và đãi ngộ đặc biệt cho cơ quan này nhằm hạn chế tối đa tham nhũng ở đó, biến nó thành nơi không thể tham nhũng.

Với người dân Singapore, không phải tự nhiên mà họ có được tinh thần bài trừ tham nhũng cao như vậy. Kết quả xử lý tham nhũng hữu hiệu của chính quyền, không có trường hợp ngoại trừ, “vùng cấm”, là một nguồn dinh dưỡng tiếp sức mạnh mẽ cho tinh thần này. Chính quyền và CPIB cũng thường xuyên tiến hành các cuộc nói chuyện, tuyên truyền cho dân chúng qua các triển lãm, sự kiện, để lan rộng tinh thần chống tham nhũng ra khắp cộng đồng.

Bởi vậy, thiết nghĩ một thực đơn phòng, chống tham nhũng hữu hiệu đã có sẵn. Có chăng chỉ là người ta muốn và sẽ thực hiện (được) đến đâu mà thôi.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).