Tuesday 24 October 2017

Để Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tồn tại có ý nghĩa (Bài đăng trên TBKTSG, 24/10/2017)

http://www.thesaigontimes.vn/165706/De-Ban-Nghien-cuu-phat-trien-kinh-te-tu-nhan-ton-tai-co-y-nghia.html

Ngày 3-10-2017, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã ký ban hành Quyết định số 842 thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (gọi tắt là Ban nghiên cứu) của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Sáu thành viên của ban này là các doanh nhân “có tiếng”, đại diện cho các cơ quan, tổ chức như Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, Hiệp hội tôm Bình Thuận, Hội đồng Tư vấn du lịch, Ban cố vấn Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam và tập đoàn VinaCapital.

Ban nghiên cứu có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia, chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Việc ra quyết định thành lập riêng một ban nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân không lâu sau khi Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam lần 2 được cho là thể hiện quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ trong việc đưa tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển cũng như nâng cao vai trò, vị thế của khối doanh nghiệp này trong nền kinh tế Việt Nam.


Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ thành lập một ban có chức năng và nhiệm vụ như vậy. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), trong đó có điều khoản quy định thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV (Hội đồng). Hội đồng này có nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển DNNVV. Các thành viên của hội đồng hoạt động kiêm nhiệm. Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ và thành viên hội đồng theo đề nghị của Chủ tịch hội đồng. Thành phần tham gia hội đồng này, ngoài đại diện các bộ, chính quyền, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Liên minh Hợp tác xã, còn có đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp.

Năm 2009, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 56 về trợ giúp phát triển DNNVV, trong đó có điều khoản thành lập Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV có thành phần tham dự cũng na ná như hội đồng của Nghị định 90 nói trên.

Cũng có thể là do thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính nên nếu so với hai Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV trong Nghị định 90 và 56 thì ban nghiên cứu có một số khác biệt như về quy mô (nhỏ hơn), cấp độ (bớt “hoành tráng” hơn, khi không có đại diện các bộ, chính quyền, VCCI và Liên minh Hợp tác xã…), và phạm vi (rộng hơn, bao quát toàn bộ kinh tế tư nhân, không chỉ là DNNVV).

Dù có một số khác biệt nhưng có thể nói không quá rằng ban nghiên cứu này cũng chỉ là một dạng thức (thu nhỏ) của các hội đồng nói trên. Trong bối cảnh không có mấy tin tức và báo cáo về hiệu quả hoạt động và “công trạng” (cũng như hạn chế) của các hội đồng này suốt từ ngày được công bố quyết định thành lập đến nay (và thực ra thì người ta cũng không biết rõ là những hội đồng này đã được thành lập hay chưa và đang hoạt động như thế nào) và trong khi khu vực kinh tế tư nhân, chiếm đa phần bởi DNNVV, vẫn chật vật phát triển với đủ loại rào cản bất chấp tầm quan trọng của chúng trong nền kinh tế đã được chính thức nâng tầm trong các văn kiện và chính sách của quốc gia, thì việc cho ra đời ban nghiên cứu nếu không cẩn thận sẽ lại chỉ như một việc làm cần có, cho có mà thôi.

Vậy để sự ra đời và tồn tại của ban này có ý nghĩa thực sự thì cần những điều kiện gì?

Để trả lời câu hỏi này, xin nói chuyện ngoài lề một chút. Trong một dịp gần đây, tôi đã gặp và nói chuyện với một thành viên của một hội đồng tư vấn cũng mới được thành lập không lâu. Khi đề cập đến nỗi quan ngại về mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao của Chính phủ và đặt câu hỏi về trách nhiệm tư vấn của hội đồng này, vị này trả lời, đại loại, rằng tuy hội đồng này có nhiều thành viên (toàn nhân vật “có tiếng” cả) nhưng thực sự chỉ có một số ít thành viên “nòng cốt”, mang tính chi phối. Quan trọng là quan điểm của các vị này khác biệt với phần còn lại, nên dù có quan ngại thì các thành viên không phải “nòng cốt” cũng chẳng làm được gì.

Điều rút ra từ thực tế trên là sự nổi tiếng hay tính đại diện cao của các thành viên của bất cứ ban bệ, hội đồng tư vấn hay nghiên cứu nào không quan trọng bằng liệu họ có (thống nhất) đưa ra được những phát hiện và kiến nghị có giá trị được công luận mong mỏi, cần phải có hay không.

Đồng thời, việc thành lập các ban, hội đồng nghiên cứu tư vấn cũng phải song hành với việc thiết lập cơ chế hiệu quả để những phát hiện và kiến nghị có giá trị của họ được lắng nghe, chấp nhận và thực thi “đưa vào cuộc sống”. Nếu không, sự tồn tại của các ban và hội đồng này cũng chỉ là hình thức. Và chắc rồi người ta sẽ lại nghe điệp khúc “tại cơ chế” để biện minh cho sự tồn tại mờ nhạt (thực ra chẳng biết là có hay không) và lãng phí của những ban và hội đồng loại này.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).