Sunday 10 December 2017

Giảm biên chế, không thể không mạnh tay (Bài đăng trên TBKTSG, 10/12/2017)



http://www.thesaigontimes.vn/265987/Giam-bien-che-khong-the-khong-manh-tay.htmlGiảm biên chế, không thể không mạnh tay
Phan Minh Ngọc
Song hành cùng câu chuyện ngày càng nóng là bội chi ngân sách và nợ chính phủ tăng liên tục là chuyện “quyết liệt” cắt giảm biên chế để tránh cho ngân sách khỏi nguy cơ phá sản.
Tuy vậy, như một nghịch lý cho đến nay đã trở thành quá nhàm, càng “quyết liệt” cắt giảm biên chế bao nhiêu thì biên chế lại càng phình to thêm bấy nhiêu. Thực tế này một lần nữa được khắc họa rõ nét trong các báo cáo gần đây của Đảng và Chính phủ về tình hình đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị.
Một trong những lý lẽ hàng đầu thường được viện dẫn để biện minh cho sự phình to thay vì “xẹp” đi của bộ máy chính trị và hành chính ở Việt Nam là do tính chất (công việc) phức tạp, địa bàn, lĩnh vực quản lý rộng. Tuy vậy, lý lẽ này xem ra rất thiếu cơ sở, nếu chỉ cần so với những nước trong khu vực ở trên những tiêu chí đơn giản.
Chẳng hạn, trước tiên hãy so sánh về số lượng bộ có trong Chính phủ. Ở Nhật, nơi có dân số hơn 126 triệu người (nhiều hơn Việt Nam khoảng một phần ba) cư ngụ trên diện tích hơn 364.000 ki lô mét vuông (lớn hơn Việt Nam 13%), hiện chỉ có 11 bộ, trong khi Việt Nam có 18 bộ (chưa kể bốn cơ quan ngang bộ). Và mặc dù có dân số và diện tích đều lớn hơn đáng kể so với Việt Nam nhưng Nhật chỉ có 43 tỉnh và một “đô” - Tokyo, nhỏ hơn nhiều so với con số 63 tỉnh ở Việt Nam.
Ngay trong mỗi bộ, cơ cấu biên chế của Nhật cũng nhỏ gọn hơn rất nhiều so với của Việt Nam. Mỗi bộ của Nhật gồm có một bộ trưởng, không quá hai thứ trưởng và không quá ba trợ lý bộ trưởng. Điều này được quy định rõ trong Luật Tổ chức Chính phủ của Nhật nên ngay cả những bộ trọng yếu như Ngoại giao, con số định biên cũng không vượt quá những mức quy định này. Nếu lại phải so với Việt Nam thì chắc sẽ không ít người phải suy ngẫm.
Sẽ có ai đó cho rằng lấy Nhật làm ví dụ để so sánh với Việt Nam là khập khiễng vì trình độ phát triển quá chênh lệch. Nhưng chính trong các báo cáo gần đây của Việt Nam cũng có một số tiêu chí cho thấy bộ máy ở Việt Nam quá cồng kềnh nếu so với ngay cả những nước đang phát triển đông dân khác trong khu vực như Ấn Độ, Indonesia và Philippines(1).
Vì vậy, chuyện Việt Nam cần phải tinh gọn bộ máy cũng hiển nhiên như chuyện bộ máy của Việt Nam quá cồng kềnh. Nhìn sang Trung Quốc, nước này năm 1998 đã thông qua một kế hoạch cải tổ hành chính nhằm cắt giảm biên chế trong bộ máy quản lý nhà nước đến một nửa. Kế hoạch này được thực hiện trước hết từ việc giảm mạnh số bộ và cơ quan ngang bộ trong Chính phủ, từ 40 xuống còn 29 và theo đó, số lượng biên chế cũng bị cắt giảm tới gần một nửa. Ngoài việc “hạ cấp” một số bộ chuyên ngành (chủ yếu trong công nghiệp) thành các cục trực thuộc Ủy ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước, một số bộ khác được sáp nhập (về chức năng quản lý nhà nước) thành các cục cũng đặt dưới sự quản lý của ủy ban này.
Mặc dù Việt Nam cũng đã, đang có chủ trương và động thái sáp nhập các cơ quan hành chính nhưng điều khác biệt lớn với Trung Quốc là quá trình sáp nhập ở Việt Nam không làm giảm (đáng kể) biên chế. Cán bộ sau sáp nhập vẫn tại vị hoặc được chuyển sang các cơ quan hưởng ngân sách nhà nước khác đã tồn tại hoặc được thành lập mới, nhất là các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức đoàn thể, hiệp hội. Điều mà Trung Quốc đã thực hiện thành công trong đợt cải cách năm 1998 là đưa ra lộ trình cắt bao cấp ngân sách cho nhiều trong số những cơ quan này trong ba năm (với một số ngoại lệ nhỏ). Ví dụ, Hiệp hội Điện lực Trung Quốc được chuyển đổi từ một tổ chức hưởng ngân sách sang tổ chức phi chính phủ lấy ngân quỹ hoạt động từ những hội viên “có điều kiện”. Tương tự, nhiều viện nghiên cứu, ứng dụng cũng đã (buộc phải) tự đứng vững trên đôi chân của mình và cắt giảm mạnh số lượng nhân viên. Ngay cả Trung tâm Thông tin Nhà nước cũng phải tự tìm kiếm thu nhập để trang trải cho bộ máy và các hoạt động của mình.
Cải cách trong các cơ quan đảng, đoàn thể cũng diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc, đặc biệt ở địa phương. Ví dụ, tỉnh Hồ Bắc đã xóa bỏ Hội nghị Hiệp thương chính trị ở cấp thị xã, thị trấn. Số lượng ủy viên đảng bộ giảm từ 15 người còn ba người bí thư đảng ủy kiêm luôn chủ tịch ủy ban nhân dân.
Kinh nghiệm cải tổ của Trung Quốc cho thấy điều không thể thiếu là quyết tâm lớn của từ người đứng đầu đảng, nhà nước đến cấp cơ sở, được đặt trước sức ép giảm biên hay... “vỡ nợ”. Những giải pháp mà nước này thực hiện như sáp nhập, hợp nhất; tư nhân hóa, cắt bỏ bao cấp ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các hiệp hội, đoàn thể; nhất thể hóa các cơ quan đảng và chính quyền; đặt ra các giới hạn chặt chẽ về biên chế, số lượng cơ quan, đơn vị trực thuộc thụ hưởng ngân sách... là những giải pháp đã biết, đã bàn hoặc đã làm (thử nghiệm) ở Việt Nam. Điều thiếu và yếu ở Việt Nam là một quyết tâm, nghiêm túc và mạnh tay thực hiện, thay vì trù trừ, lo ngại về hậu quả kinh tế, xã hội.
(1) http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/1-vu-co-den-19-ham-vu-pho-413768.html

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).