Monday 10 September 2018

Thoái đầu tư nhà nước: xu hướng tất yếu (Bài đăng trên TBKTSG, 9/10/2018)

https://www.thesaigontimes.vn/278099/thoai-dau-tu-nha-nuoc-xu-huong-tat-yeu-.html

Mới đây Bộ Công Thương có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về việc chuyển giao chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Long Phú III từ tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sang cho nhà đầu tư Trung Quốc. 

Trước đó, bộ này cũng đã đề xuất Chính phủ chuyển giao dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 vốn được giao cho tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư từ năm 2009 sang cho Liên danh Geleximco và Công ty TNHH Hồng Kông Unitesd Investors Holding. Ngoài ra, hàng loạt dự án nhiệt điện khác cũng đang được các nhà đầu tư tư nhân (nước ngoài) đề nghị được đầu tư như Quỳnh Lập 2, Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, Hải Phòng 3.

Xu hướng tất yếu
Lý do chính được nêu ra trong các đề xuất chuyển giao chủ đầu tư của các dự án nhiệt điện nói riêng và có thể một số dự án đầu tư trong các ngành, lĩnh vực khác ở Việt Nam nói chung là các chủ đầu tư - thường là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tập đoàn kinh tế nhà nước như PVN và TKV - khó khăn trong việc thu xếp vốn.
Thực tế, các chủ đầu tư này cũng đang là chủ đầu tư của hàng loạt dự án khác, dự án nào cũng đòi hỏi quy mô vốn lớn đến hàng trăm triệu đô la Mỹ trong khi năng lực thu xếp vốn của họ có hạn, đầu tư lại quá dàn trải nên thường xuyên dẫn đến tình trạng chậm trễ, trì hoãn, hoặc triển khai dự án không đúng tiến độ. Điều này càng làm trầm trọng thêm vòng xoáy thiếu vốn nên triển khai chậm trễ, dẫn đến đội vốn, buộc chủ đầu tư phải “giật gấu vá vai”, kéo dài thời gian triển khai dự án thậm chí đến mức vô thời hạn.

Cụ thể, với dự án nhiệt điện Long Phú III, PVN cho biết, hiện doanh nghiệp này đã được giao làm chủ đầu tư bốn dự án nhiệt điện than, bảy dự án nhiệt điện khí, cùng với các dự án thượng nguồn khai thác khí quan trọng nên cần số lượng vốn lớn. Do đó, nếu tiếp tục thực hiện Long Phú III thì “sẽ phát sinh một số vấn đề khó khăn”. Còn với dự án Quỳnh Lập 1, TKV báo cáo rằng không thể đáp ứng đủ vốn chủ sở hữu (425 triệu đô la Mỹ). TKV có thể không vay được vốn ngân hàng vì không đảm bảo điều kiện vay là bên vay phải đối ứng được 20% tổng mức đầu tư dự án được tài trợ. Nếu TKV là chủ đầu tư duy nhất của dự án thì mỗi năm triển khai dự án, TKV sẽ thiếu hàng ngàn tỉ đồng trong khi TKV cũng “đang gặp nhiều khó khăn”.
Như vậy, có thể thấy việc thoái đầu tư của các DNNN và tập đoàn kinh tế nhà nước là một xu hướng không thể tránh khỏi và là hệ quả tất yếu của chủ trương đầu tư tràn lan được thực hiện qua các “quả đấm thép” từ những năm cuối thập kỷ trước và đầu thập kỷ này. Khi ngân sách nhà nước đã “kiệt sức” và, quan trọng không kém, chất lượng đầu tư công ngày càng tỏ ra thiếu hiệu quả thì chuyện Nhà nước phải buông bỏ bớt dự án đầu tư công cũng hiển nhiên như việc Nhà nước phải đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các DNNN.
Thoái sao cho tốt?
Điều đáng tiếc là nhiều trong số dự án mà Nhà nước cần thoái đầu tư, các DNNN và tập đoàn kinh tế nhà nước đã rót vào đây một số vốn ban đầu để trang trải các chi phí thực thi dự án. Nay phải “bàn giao” lại cho các nhà đầu tư tư nhân khác, sẽ là rất khó để họ thu về đủ phần chi phí đã bỏ ra này, đơn giản bởi nguyên tắc ai cần ai hơn. Đó là chưa kể do là các dự án đầu tư công nên khó tránh khỏi chuyện chi phí bị đội lên một cách vô lý, nên cũng sẽ là... vô lý nếu đòi các chủ đầu tư tư nhân phải trả đầy đủ chi phí chủ đầu tư cũ đã bỏ ra.
Nhưng rất không nên vì mục đích thu hồi được vốn đã bỏ ra mà Nhà nước phải tìm cách làm cho dự án trở nên cực kỳ hấp dẫn về mặt tài chính để làm “yên lòng” nhà đầu tư mới, chẳng hạn như cung cấp (thêm) các bảo lãnh và cam kết trong suốt vòng đời của dự án sau này. Bởi lẽ, cam kết và bảo lãnh như vậy thì tổng thiệt hại cho xã hội còn lớn hơn nhiều so với phần chi phí chủ đầu tư cũ bỏ ra mà không thu lại được từ nhà đầu tư mới. Do rất có thể Nhà nước đã có những ưu ái nhất định cho các chủ đầu tư cũ nên nguyên tắc là không được ưu ái nhà đầu tư mới quá những gì đã cam kết giành cho nhà đầu tư cũ. Nếu vì thế mà không có nhà đầu tư nào tiếp nhận dự án thì cần dũng cảm buông bỏ nó, tránh tâm lý đâm lao phải theo lao, cho dù đã chôn vào đó một số vốn không nhỏ.
Điều đáng chú ý là các chủ đầu tư mới là đối tượng của việc bàn giao các dự án này lại chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc. Chuyện các doanh nghiệp Trung Quốc thường xuyên thắng thầu trong các cuộc đấu thầu dự án đầu tư công đã không còn là chuyện lạ ở Việt Nam. Nên trừ khi cơ chế và tiêu chí mời thầu và đấu thầu thay đổi một cách căn bản, có lẽ đành phải chấp nhận thực tế là không nhiều các nhà đầu tư, nhà thầu ngoài Trung Quốc “sẵn lòng” tham gia, nhận bàn giao các dự án này.
Và cũng thường xuyên như mọi khi, các cơ quan chức trách Việt Nam đã trấn an dư luận rằng công nghệ của nhà đầu tư hay nhà thầu Trung Quốc là “tiên tiến, giảm được phát thải, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và định hướng của Việt Nam”, và họ “cam kết đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của Chính phủ về công nghệ và bảo vệ môi trường...”.
Thực tế, đúng là công nghệ của Trung Quốc không phải hoàn toàn là “đồ bỏ”, nhất là trong lĩnh vực nhiệt điện. Điều đáng nói là làm sao để nhà đầu tư hay nhà thầu Trung Quốc thực hiện đúng những gì đã đặt bút ký vào hợp đồng. Lúc đó, chuyện không còn nằm ở phía Trung Quốc nữa mà chủ yếu là ở phía... Việt Nam! Những bài học “sự cố môi trường” như Formosa Hà Tĩnh là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc kiểm tra, giám sát đầu tư trên giấy của các cơ quan hữu trách Việt Nam.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).