Wednesday 20 February 2019

Thêm một con én thì vẫn chưa có mùa xuân (Bài đăng trên TBKTSG, 20/2/2019, tiêu đề do báo đặt lại)

https://www.thesaigontimes.vn/285172/them-mot-con-en-thi-van-chua-co-mua-xuan.html

Trong một động thái mới đây nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán hàng hóa có giá trị nhỏ, trước mắt cho ít nhất một doanh nghiệp viễn thông thí điểm.
Thông tin này đã được nhiều người hồ hởi đón nhận, bởi họ cho rằng khi dịch vụ này được triển khai thì việc đi chơi, đi chợ, du lịch... sẽ rất tiện lợi vì chỉ cần một chiếc điện thoại di động là có thể thanh toán được mà không cần phải mang theo thẻ tín dụng hay tiền mặt.
Ưu việt hơn các hình thức thanh toán khác?
Quả thật, nếu so với thanh toán bằng tiền mặt thì việc móc chiếc điện thoại di động trong túi ra, thực hiện một hai thao tác, ấn một vài nút để thực hiện việc thanh toán cho một khoản chi tiêu nào đó qua trực tuyến hoặc tại chỗ rõ ràng là tiện lợi, an toàn và văn minh hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu vậy thì việc thanh toán bằng điện thoại di động (gọi tắt là TTDĐ) cũng sẽ không hề tiện lợi, an toàn, văn minh và phòng chống rửa tiền hữu hiệu hơn việc sử dụng thẻ tín dụng và các loại thẻ tích trữ giá trị khác (ATM, thẻ trả trước, thẻ ghi nợ...) vốn thậm chí còn an toàn, đơn giản hơn và dễ quản lý hơn cả việc dùng điện thoại di động.
Như vậy, việc TTDĐ may ra chỉ có thể trở nên hấp dẫn hơn với người dùng so với việc dùng thẻ khi số lượng điểm bán hàng chấp nhận TTDĐ nhiều hơn so với số nơi chấp nhận thẻ các loại, và/hoặc chi phí giao dịch thấp hơn so với dùng thẻ, và/hoặc người sử dụng TTDĐ không thể tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng (mở tài khoản, chuyển tiền qua mạng...). Nhưng đến đây lại nảy sinh ra vấn đề là làm cách nào để nạp tiền vào tài khoản viễn thông một cách tiện lợi và an toàn để từ đó thực hiện TTDĐ?
Nếu việc nạp tiền vẫn phải diễn ra “thủ công”, tức thực hiện bằng tiền mặt tại các đại lý, các công ty dịch vụ thì việc này vừa vi phạm nguyên tắc không dùng tiền mặt, vừa có khả năng làm đội chi phí giao dịch, trong khi mức độ tiện lợi thì bị suy giảm. Nếu dùng chuyển khoản ngân hàng hoặc dùng thẻ tín dụng để nạp tiền thì có nghĩa là người sử dụng TTDĐ đã tiếp cận được dịch vụ ngân hàng nên không nhất thiết phải cần đến dịch vụ TTDĐ nữa.
Thực tế thanh toán không dùng tiền mặt ở Singapore và Ấn Độ
Việc chọn ra hai nước trên là có chủ định bởi Singapore là nước phát triển với đầy đủ các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng. Còn Ấn Độ là nước đang phát triển, có tỷ lệ người nghèo sống ở nông thôn lớn với cơ sở hạ tầng viễn thông và tài chính hạn chế, ít nhiều tương đồng với Việt Nam. Ấn Độ đã buộc phải triển khai cấp tập ở quy mô toàn quốc thanh toán không dùng tiền mặt bởi một cú hích chính sách lớn của nước này hồi tháng 11-2016 - thu hồi những đồng tiền giấy phổ biến trong lưu thông, có mệnh giá 500 và 1.000 rupee để đổi lấy các đồng tiền mới có mệnh giá 500 và 2.000 rupee có tính an toàn cao hơn.
Chuyện ở Singapore thì khá đơn giản. Và không như nhiều người tưởng tượng, việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn khá là phổ biến ở đây, đặc biệt là với những khoản chi tiêu nhỏ. Nếu đi siêu thị, chịu khó quan sát thì sẽ chứng kiến trong số chục người mua hàng sẽ có ít nhất vài ba người trả tiền mua đồ bằng tiền mặt, mặc dù hệ thống ngân hàng với ATM và thẻ tín dụng có thể nói không ngoa là quá nhiều so với dân số.
Và cũng chính vì sự phát triển của hệ thống ngân hàng (và có thể cả hạn chế bởi quy định của pháp luật) mà người viết đã sống ở đây hơn chục năm nhưng chưa bao giờ nghe thấy hoặc chứng kiến chuyện thanh toán qua tài khoản viễn thông, dù rằng việc dùng điện thoại di động để thanh toán (qua phương thức QR code hay ví điện tử...) đang ngày càng thấy nhiều hơn (nhưng chưa hoàn toàn phổ biến).
Còn ở Ấn Độ, việc thu hồi tiền giấy nói trên đột ngột làm cho hàng tỉ người của nước này bị ảnh hưởng nặng nề do có đến 86% tiền mặt trong lưu thông đã bị thu hồi lập tức, từ đó đã làm phổ biến nhanh chóng các hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để thích nghi với cuộc sống mới không có tiền mặt.
Mười phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất là: thẻ ngân hàng, USSD (unstructured supplementary service data), AEPS (Aadhar Enabled Payment System), UPI (Unified Payments Interface), ví điện tử, thẻ ngân hàng trả trước, PoS (Point of Sale), Internet banking, mobile banking, và Micro ATM. Trong mười phương thức này không hề có phương thức nào là thanh toán qua tài khoản viễn thông (mà không đòi hỏi người sử dụng phải có nối kết với tài khoản ngân hàng).
Tóm lại, nên hiểu thế nào cho đúng?
Qua những dẫn giải nói trên, người viết e ngại là đang có sự nhầm lẫn về khái niệm về thanh toán điện tử bằng tài khoản điện thoại (hoặc tài khoản viễn thông) mà được báo chí dịch từ cụm từ Mobile Money (hoặc ngược lại). Cũng từ cách đưa tin của báo chí cũng như sự trích dẫn phát biểu của các quan chức liên đới, người ta tưởng rằng Mobile Money không yêu cầu người sử dụng phải có tài khoản ngân hàng. Sự thực thì không phải như thế, như đã nói ở trên.
Nếu Mobile Money chỉ đơn thuần là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua điện thoại di động (có kết nối với tài khoản ngân hàng) thì mọi việc trở nên đơn giản hơn, không cần phải tốn nhiều giấy mực đến thế. Bởi đây chỉ là một kênh bổ sung để nhanh chóng đưa Việt Nam chuyển mình thành một xã hội không dùng tiền mặt, cũng là một chủ trương của Chính phủ được thể hiện qua đề án không dùng tiền mặt ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Dù đề án trên có một số mục tiêu có thể là khá tham vọng, nhưng như trường hợp của Ấn Độ cho thấy với sự quyết tâm cao và những biện pháp có phần cực đoan buộc các chủ thể liên đới tự giác và nghiêm túc thực hiện các bước đi cần thiết chuyển sang một xã hội không dùng tiền mặt thì đề án hoàn toàn có khả năng sẽ được hiện thực hóa.
Như là một phần trong các giải pháp toàn diện để thực hiện đề án nhìn từ kinh nghiệm của Ấn Độ, Việt Nam cần có thêm những động thái chính sách mang tính cưỡng bức gần đây của Chính phủ như bắt buộc các giao dịch mua bán bất động sản và xe máy, ô tô phải thực hiện không dùng tiền mặt; mua bán trực tuyến nhưng không được phép thực hiện thông qua hình thức giao hàng - trả tiền mặt; các dịch vụ chia sẻ trực tuyến như Grab không được thanh toán bằng tiền mặt...
Những động thái chính sách mang tính cưỡng bức này sẽ tạo điều kiện, khuyến khích và bắt buộc thêm nhiều người chuyển sang mở tài khoản tại ngân hàng và chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt.
Về phía các đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ, việc trang bị các máy đọc thẻ và thiết bị thanh toán đầu cuối, cũng như nối mạng để thực hiện thanh toán điện tử không luôn dễ dàng và ít tốn kém, nên Chính phủ cần hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật và tài chính để thực hiện việc này.
Ngoài ra, Chính phủ cần tăng cường tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng thanh toán điện tử, nó hoàn toàn có thể bù đắp được những tốn phí trong sử dụng thanh toán điện tử để khuyến khích mọi người tích cực chuyển sang các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, Chính phủ cần thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật để phủ sóng nối mạng Internet toàn quốc.

Về phía các ngân hàng thương mại, Chính phủ cũng cần có những động thái chính sách mang tính cưỡng bức và khuyến khích để họ tiến hành mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như hạ thấp các loại phí dịch vụ. Để hỗ trợ việc này, Chính phủ có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp như miễn giảm thuế và các nghĩa vụ giao nộp, hay cho vay với lãi suất ưu đãi.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).