Saturday 4 May 2019

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng: Bao giờ có ở Việt Nam? (Bài đăng trên CafeF, 4/5/2019, bản gốc)

http://cafef.vn/thi-truong-ban-le-dien-canh-tranh-lam-loi-cho-nguoi-tieu-dung-bao-gio-co-o-viet-nam-20190504090328254.chn


Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hồi tháng 3 đã được phép tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 8,36%, đưa giá bán lẻ điện bình quân lên 1.850 đồng/kWh từ mức 1.720 đồng/kWh trước đó. Lý do của việc tăng giá điện này theo giải thích của cơ quan chức năng là bởi như giá thành, cơ cấu nguồn điện tăng (than, dầu, khí), cũng như các loại phí, chênh lệch tỷ giá v.v...

Những lý do trên có thể ít nhiều là sự thật, và, do đó, việc tăng giá bán lẻ điện là điều xem ra là không thể tránh khỏi ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tăng giá bán lẻ này chỉ là tất yếu với thị trường bán lẻ điện độc quyền nằm trong tay một doanh nghiệp bán lẻ duy nhất như EVN trong trường hợp của Việt Nam.

Ở nhiều nước khác trên thế giới, nơi có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh bởi nhiều nhà cung cấp thì việc tăng giá bán lẻ điện “không dễ như ăn kẹo” như vậy, bởi các nhà cung cấp điện tham gia thị trường bán lẻ điện còn phải nhìn nhau trước khi quyết định tăng giá điện. Sự tăng giá điện nếu không tính toán kỹ lưỡng sẽ phải đối mặt với rủi ro là “đuổi” khách hàng chạy sang đối thủ có giá bán thấp hơn. Hơn nữa, trên thị trường bán lẻ, người tiêu dùng có quyền lựa chọn hợp đồng cung cấp điện với giá điện cố định trong suốt khoảng thời gian nào đó từ 3 tháng đến nhiều năm và nhà cung cấp/bán lẻ điện không được phép điều chỉnh giá bán điện bất luận các chi phí đầu vào tăng bao nhiêu.

Lấy ví dụ ở Singapore. Trên thị trường bán buôn điện của nước này các công ty phát điện phải đấu thầu cung cấp điện mỗi nửa giờ một. Dựa trên cán cân cung cầu về điện, giá bán buôn điện sẽ thay đổi cứ mỗi nửa giờ một. Nhà bán lẻ điện mua điện trên thị trường bán buôn rồi cạnh tranh với nhau để bán lẻ điện cho người tiêu dùng.

Với thị trường bán lẻ điện, Chính phủ Singapore đã từng bước mở cửa cho cạnh tranh trên thị trường này từ năm 2001, cho phép người tiêu dùng có thêm lựa chọn và linh hoạt khi mua điện. Người dùng cũng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh về gói bán lẻ điện và những ưu đãi khác từ nhà bán lẻ, trong khi việc cung cấp điện không bị ảnh hưởng.

Với việc áp dụng thí điểm Thị trường Điện Mở (Open Electricity Market, OEM) từ tháng 4/2018 tại từng khu vực và sau đó mở rộng áp dụng lần lượt ở các khu vực khác của Singapore, thị trường bán lẻ điện của nước này hoàn tất việc tự do hóa mở cửa toàn quốc từ 1/5 năm nay. Trên OEM, tất cả người dùng điện ở Singapore có các lựa chọn mua điện từ các nhà cung cấp khác nhau, gồm: (i) nhà bán lẻ điện với biểu giá điện phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng điện (tương tự như các hãng viễn thông cung cấp các gói thuê bao di động với giá cước khác nhau tùy vào lựa chọn của người sử dụng); (ii) SP Group (tương tự EVN) với giá bán buôn điện trên thị trường bán buôn, thay đổi mỗi nửa giờ một; và (iii) (mặc nhiên) SP Group với giá điện được Chính phủ điều tiết.

Hiện tại có khoảng 13 nhà bán lẻ điện tham gia OEM, dẫn đến việc giá bán lẻ điện cực kỳ cạnh tranh, hơn kém nhau từng phần trăm của một xu (1 đô la Singapore, SGD, tương đương theo tỷ giá hiện tại là 17.056 VND) cho mỗi kWh. Trên hết, tất cả các nhà bán lẻ đều chào gói bán lẻ điện thả nổi với giá thấp hơn ít nhất là 22% so với giá điện mà Chính phủ điều tiết. Điều này có nghĩa là ngay cả giá bán lẻ điện được Chính phủ điều tiết (mà ở Việt Nam là giá điện bán lẻ do Bộ Công thương quy định) nếu được đặt trong thị trường cạnh tranh sẽ bộc lộ rõ là quá cao và phi lý.

Để dễ hình dùng hơn, xin lấy ví dụ cụ thể. Giá điện điều tiết bình quân trong tháng 4/2019 là 23,16 xu/kWh (=3.950 đồng/kWh). Bình quân một gia đình Singapore tiêu thụ khoảng 350 kWh/tháng, tương đương với hóa đơn tiền điện là 81 SGD (1,381 triệu đồng) theo giá điện điều tiết này. Tuy nhiên, với sự ra đời của OEM, hộ gia đình Singapore có thể chọn mua điện từ một nhà bán lẻ nào đó, chẳng hạn là Keppel Electric với các lựa chọn về giá gồm: (i) cố định về tỷ lệ chiết khấu 22% của giá điện điều tiết; (ii) cố định về giá bán lẻ theo hợp đồng cố định 24 tháng và 36 tháng, với giá bán lẻ điện đã có thuế VAT lần lượt là 17,98 xu và 17,88 xu/kWh.

Nếu so sánh 2 gói giá điện bán lẻ trên với giá điện được điều tiết thì có thể thấy hộ gia đình bình quân ở Singapore sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền điện hàng tháng. Cụ thể, với gói cố định tỷ lệ chiết khấu 22% thì hộ gia đình này sẽ tiết kiệm được 22% tiền điện hàng tháng, chỉ phải chi 63,2 SGD/tháng (=350 kWh x 0.2316 SGD/kWh x (1-0.22)), ít hơn trước 17,8 SGD/tháng tiền điện. Nếu chọn gói cố định 24 tháng thì tiền điện của hộ này sẽ là 62,9 SGD/tháng, tiết kiệm được 18,1 SGD/tháng (-22,3%).

Đó là chưa kể hàng loạt ưu đãi khác của nhà bán lẻ điện để hấp dẫn người tiêu dùng chuyển sang dùng điện của họ. Cụ thể, Keppel Electric hoàn lại 50 SGD cho người ký hợp đồng theo các gói nêu trên, cộng thêm 15 SGD nếu người dùng chi trả tiền điện hàng tháng bằng thẻ tín dụng của một số ngân hàng nhất định.

Việc so sánh để lựa chọn và chuyển đổi sang các nhà bán lẻ cũng rất dễ dàng, thuận tiện nhờ chỉ dẫn của Chính phủ, thông qua website chuyên dụng như https://compare.openelectricitymarket.sg/#/pricePlans/list

Theo đó, người tiêu dùng chỉ việc nhập số điện hàng tháng nhà mình tiêu thụ rồi lựa chọn trong số hàng loạt nhà bán lẻ và các gói bán điện họ chào phù hợp với nhu cầu của nhà mình để ra được nhà bán lẻ có giá cạnh tranh nhất trong phạm vi điều kiện mà người tiêu dùng đặt ra. Từ website này, sau khi lựa chọn xong nhà bán lẻ thì việc ký kết hợp đồng cũng được thực hiện online dễ dàng, mất không đến 10 phút là hoàn tất thủ tục rồi đợi hai, ba tuần sau để đấu nối điện với nhà bán lẻ được lựa chọn này.

Tóm lại, rõ ràng là mở cửa thị trường bán lẻ điện và cho phép nhiều nhà bán lẻ điện cả trong nước và nước ngoài cùng tham gia chắc chắn sẽ mang lại lợi ích lớn cho người tiêu dùng điện. Hơn thế nữa, cơ quan chức năng không phải vất vả phân trần với trấn an người tiêu dùng về tính chính đáng mỗi khi có ý định tăng giá bán lẻ điện.

Dẫu vậy, câu hỏi đặt ra cho Việt Nam là liệu Bộ Công thương có thực tâm muốn mở cửa thị trường bán lẻ điện không, và, nếu có, thì cách thức và lộ trình cụ thể là thế nào? Rất tiếc là cho đến nay câu trả lời cho những câu hỏi này vẫn chỉ khá chung chung, hầu như mới chỉ dừng lại ở định hướng.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).