Tuesday 10 September 2019

Có bất ngờ về xu hướng "lạ" của tiền gửi tiết kiệm? (Bài đăng trên TBKTSG, 10/9/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/293604/co-bat-ngo-ve-xu-huong-la-cua-tien-gui-tiet-kiem-.html


Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Minh mới đây cho biết một xu hướng “lạ” của tiền gửi tiết kiệm trong nhiều năm. Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố ước đạt 8,3% so với đầu năm, trong khi huy động vốn tăng tới 8,6%, tức tốc độ tăng tiền gửi tiết kiệm đã vượt tốc độ tăng tín dụng (1).

Lý giải hiện tượng trên, ông Minh cho rằng do các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất huy động, nhất là các kỳ hạn dài, với nhiều sản phẩm đa dạng, nên dòng vốn “nhàn rỗi” đã tích cực đổ vào ngân hàng dưới dạng tiền gửi. Mặc dù thanh khoản ngân hàng rất dồi dào nhưng ngân hàng thương mại vẫn tăng lãi suất huy động để khắc phục tình trạng mất cân đối kỳ hạn theo yêu cầu Thông tư 41 của NHNN đảm bảo an toàn hoạt động vốn ngân hàng. Lãnh đạo một số ngân hàng cũng nói với báo chí rằng động thái tăng lãi suất không phải vì thiếu thanh khoản, nên không gây áp lực lên lãi suất cho vay, trừ các lĩnh vực không được ưu tiên.

Như vậy, phải chăng điều trên ngụ ý rằng ngân hàng đang “tích cốc phòng cơ” là chủ yếu, hạn chế cho vay hơn so với huy động nhằm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 41? Hoặc tệ hơn, có thể cho vay đang không thuận lợi như huy động đối với các ngân hàng?

Thực ra, nếu xâu chuỗi lại một số diễn biến gần đây thì có thể thấy xu hướng tiền gửi tăng nhanh hơn cho vay như nói trên không có gì là bất ngờ, lạ lùng nữa. Điều đầu tiên cần lưu ý là hiện tượng tăng trưởng mạnh của trái phiếu doanh nghiệp, nhất là của các doanh nghiệp bất động sản phát hành. Nhưng theo bài viết “Tiền đâu mua trái phiếu doanh nghiệp” đăng trên TBKTSG số trước thì tiền mua trái phiếu vẫn chủ yếu là tiền có nguồn gốc từ ngân hàng. Nếu ngân hàng thương mại mua trái phiếu doanh nghiệp thì không chỉ phải báo cáo với NHNN mà lượng mua này sẽ bị tính vào dư nợ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng và tức là ảnh hưởng đến dư địa tăng trưởng tín dụng còn lại của ngân hàng thương mại, nên ngân hàng có xu hướng lách luật bằng cách đầu tư gián tiếp thông qua các công ty “sân sau”.

Kết cục là mặc dù tăng trưởng tín dụng có thể quan sát hoặc được báo cáo cho NHNN có tăng chậm lại so với tăng trưởng tiền gửi, nhưng đây chỉ là sự bình yên giả tạo bởi thực tế rất có thể một lượng tiền lớn đã đi vòng vèo từ ngân hàng đến các doanh nghiệp thông qua các công ty bình phong mà không được báo cáo hoặc tính vào tăng trưởng tín dụng chính thức của ngân hàng, và NHNN cũng hề, không thể hay biết. Lý do này cho thấy tăng trưởng cho vay mà NHNN nắm bắt được thực ra không hoàn toàn chính xác, đúng hơn là đã bị báo cáo thấp đi so với thực tế.

Một vấn đề liên quan là chuyện thanh khoản có thực sự dồi dào hay không. Đúng là nhiều ngân hàng đã tăng cường huy động vốn với kỳ hạn dài thông qua việc tăng mạnh lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu theo như nhận định của ông Minh. Nhưng cũng có một thực tế hiển nhiên là các ngân hàng cũng tăng cường huy động cả kỳ hạn ngắn; lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn cũng có xu hướng gia tăng đáng kể song song với của kỳ hạn dài. Như vậy, rõ ràng là việc cho vay, hay nói đúng hơn là nhu cầu về vốn được cung ứng bởi ngân hàng thương mại vẫn đang tăng lên mạnh trên tất cả các kỳ hạn, buộc ngân hàng phải tích cực cạnh tranh với nhau huy động đủ vốn để cho vay trực tiếp hoặc bằng cách lách luật như nói trên.

Điều trên cho thấy thanh khoản ngân hàng nhìn chung không dồi dào hay thừa thãi như nhận định. Cộng với việc hạn mức tăng trưởng tín dụng không được nới rộng với nhiều ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn bất tận của các doanh nghiệp không được đáp ứng trực tiếp từ ngân hàng buộc họ phải huy động qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp với sự “tiếp tay” của ngân hàng thương mại, nếu lãi suất cho vay không tăng lên trên diện rộng, kể cả trong các lĩnh vực ưu tiên, mới là lạ.

Tóm lại, bất cứ khi nào nền kinh tế phải trải qua tình trạng tăng trưởng tín dụng bị siết từ nguồn là NHNN, còn giữa các ngân hàng thương mại là một cuộc chạy đua lãi suất đến mức NHNN mới đây đã phải lên tiếng đe dọa trừng phạt ngân hàng nào chạy đua quá đà, trong khi nền kinh tế vẫn khát vốn như và hơn thường lệ (một phần bởi tăng trưởng kinh tế vẫn đang rất khả quan, phần nữa bởi cơn sốt bất động sản vẫn tiếp diễn) thì sẽ không bao giờ có chuyện thanh khoản dồi dào và huy động tăng nhanh hơn cho vay. Nếu có những hiện tượng này thì đó chỉ là hiện tượng ngắn hạn, trong ngày một ngày hai, chứ không thể thành xu hướng được.

(1) http://cafef.vn/bat-ngo-xu-huong-tien-gui-tiet-kiem-2019090117590889.chn

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).