Monday 2 December 2019

Do lừa đảo sử dụng công nghệ cao hay là do hiểu biết thấp, tham lam? (Bài đăng trên TBKTSG, báo giấy, số 47-2019, ngày 20/11/2019)


Một buổi sáng cách đây vài tháng, người viết đột nhiên nhận được mấy cú gọi nhỡ qua Viber từ một tài khoản có tên “Telecommunications” với cái ảnh là logo của Starhub, và từ tài khoản có tên là “S & H” cũng với logo là Starhub – một hãng viễn thông lớn của Singapore. Ngồi canh một lúc thì tài khoản đầu tiên gọi lại và người viết nhấc máy. Đầu dây bên kia một giọng nói tiếng Anh nghe như người châu Phi tự xưng là người của Starhub, nói ngay người viết là người đăng ký thuê bao với Starhub hoặc Singtel – một hãng viễn thông lớn khác của Singapore – đúng không (kiểu hỏi khẳng định không phải là đàn ông thì ắt phải là đàn bà!), rồi ngay lập tức thông báo rằng người viết đã trúng giải thưởng rút thăm may mắn của hãng Starhub với số tiền đâu như vài trăm ngàn đô la.

Người viết tỏ ra rất hân hoan sung sướng trên máy, nhưng hỏi lại là sao phải cần số tài khoản của người viết. Kẻ bên kia đầu dây nói là để chuyển tiền thưởng vào đó. Người viết lại cắc cớ hỏi lại thế thì tôi đi làm thủ tục lĩnh thưởng trực tiếp với hãng không được hay sao. Kẻ bên kia đầu dây vẫn nhẫn nại nói là phải cung cấp số tài khoản thì mới được lĩnh thưởng, và lặp đi lặp lại số tiền thưởng khủng. 

Đến đây thì người viết hết kiên nhẫn, xả ra mấy từ ngữ không thích hợp lắm rồi cúp máy.

Thời gian này ở Việt Nam rộ lên nhiều vụ (có tính chất) lừa đảo được cho là sử dụng công nghệ cao, và Bộ Công an lên tiếng cảnh báo qua cổng thông tin của bộ này. Loại lừa đảo thứ nhất thì về tính chất là tương tự như đã xảy ra với người viết ở Singapore. Tức là kẻ lừa đảo giả mạo là người của một doanh nghiệp, một cơ quan chức năng nào đó ở Việt Nam gọi cho người bị hại để thông báo là đã trúng thưởng, có bưu phẩm, hoặc đang bị vướng vào một vụ trọng án nào đó để yêu cầu hoặc đe dọa người bị hại cung cấp thông tin thẻ, tài khoản ngân hàng, mã xác thực... Còn loại lừa đảo khác cũng đã trở nên phổ biến thông qua sử dụng sản phẩm tài chính “công nghệ cao” như tiền ảo để chiêu dụ “nhà đầu tư” mua và hưởng lãi từ tiền thu được của nhà đầu tư đến sau.

Với loại hình lừa đảo thứ nhất thì phải nói ngay là thực chất chẳng có tí chút “công nghệ cao” nào ở đây cả, ngoài chuyện bọn tội phạm tạo ra một tài khoản có tên doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, và/hoặc số điện thoại của họ để hiển thị trên máy của người bị hại. Đến đây, nếu vụ lừa đảo chót lọt thì chỉ có thể nói rằng người bị hại đã quá thiếu hiểu biết và/hoặc đã quá tham lam, cộng với sự nhập vai “như thật” của kẻ lừa đảo. Nếu bảo là do tuyên truyền cảnh giác kém để kẻ lừa đảo lộng hành thì cũng chẳng phải bởi báo chí thường đăng tải đầy rẫy những chuyện lừa đảo tương tự và thậm chí còn tinh vi hơn. Do đó, tuy Bộ Công an có mở cổng thông tin cảnh báo hình thức lừa đảo kiểu này là một việc đáng hoan nghênh nhưng e rằng hiệu quả sẽ không như kỳ vọng, chừng nào mà người dân hết... tham, hết thiếu hiểu biết.

Loại hình lừa đảo thứ hai quả là có dính dáng đôi chút đến công nghệ (tài chính) nhưng suy cho cùng một người đủ hiểu biết, đủ tỉnh táo sẽ chẳng bao giờ tin là lại có ai đó tốt đến mức có thiện ý muốn mang đến sự giàu có cho tất cả những ai “người dưng nước lã” miễn là bỏ tiền đầu tư vào sản phẩm của mình để hưởng lãi suất trên trời. Sự xuất hiện của những “chim mồi” càng kích thích tinh thần “làm giầu không khó” này nhưng ngẫm ra thì lòng tham vẫn chi phối, lấn át sự tỉnh táo, không ngoan của “nhà đầu tư”. Người bị hại là người chủ động tham gia chứ không có ai bị dọa dẫm, tống tiền như ở loại hình lừa đảo thứ nhất. Khi lòng tham che mờ mọi thứ thì người ta càng có xu hướng chỉ tìm kiếm những yếu tố củng cố, hậu thuẫn sự hiểu biết, tin tưởng của mình, kiểu như dự án này cũng được tin tưởng đầu tư bởi ca sĩ A, MC B..., mà xem nhẹ hoặc bỏ qua những thông tin có tính bất lợi.

Ngoài ra, đối với loại hình tội phạm lừa đảo thứ hai, lòng tham không chỉ là yếu tố chi phối, xui khiến người bị hại tham gia vào những loại hình đầu tư “nuôi vịt trời” mà còn là yếu tố thúc đẩy người bị hại tiếp tay cho kẻ lừa đảo. Lóa mắt trước những tỷ lệ phần trăm lợi nhuận cao đến khó tin, “nhà đầu tư” không chỉ tự biến mình thành người bị hại mà còn tuyên truyền, lôi kéo, lừa gạt người khác để mong mình không phải là “nhà đầu tư” cuối cùng đổ tiền vào sản phẩm/ứng dụng tài chính để không trở thành “kẻ đổ vỏ”. Bởi vậy, một lần nữa xin được lặp lại rằng Bộ Công an đưa ra cảnh báo với kiểu đầu tư đa cấp trá hình mang tính lừa đảo này là điều cần thiết từ góc độ cơ quan chức năng nhưng chỉ điều này không thôi thì sẽ không có mấy tác dụng ngăn chặn những hành vi lừa đảo tương tự bởi vẫn sẽ có nhiều người sẵn sàng bất chấp mọi rủi ro để tự nguyện, tự giác tham gia.

Để góp phần hạn chế, có lẽ đã đến lúc phải áp đặt trách nhiệm hình sự lên cả phía người bị hại nào có hành vi tuyên truyền, mời gọi, lừa gạt người khác tham gia, gây thiệt hại cho họ. Điều này sẽ hạn chế sự lan tỏa, rẽ nhánh của các đường dây đầu tư đa cấp lừa đảo dù là vào sản phẩm tài chính “công nghệ cao” hay không.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).