Monday 2 December 2019

Từ cuộc chiến pháp lý về libra, nghĩ đến tiền điện tử Việt Nam (Bài đăng trên TBKTSG, 1/12/2019)

https://www.thesaigontimes.vn/297421/tu-cuoc-chien-phap-ly-ve-libra-nghi-den-tien-dien-tu-viet-nam.html

Hai thành viên Ủy ban Dịch vụ Tài chính và là Nghị sĩ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Texas Garcia và Gooden hôm 21/11 tuần trước đã đề xuất luật mới gọi là ““Managed Stablecoins are Securities Act of 2019”. Theo đó, đồng tiền Libra của Facebook, cùng với các đồng tiền cùng loại có giá trị được coi là ổn định tương đối được gọi là stablecoin, sẽ được coi là chứng khoán và, do đó, sẽ chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp Mỹ nếu dự luật mới này được thông qua (1).

Tại sao nhà làm luật Mỹ muốn Libra là chứng khoán?

Có lẽ điều này có mối liên hệ với cái gọi là “thất vọng” mà Nghị sĩ Garcia dùng để tóm tắt kết quả buổi điều trần của CEO Facebook Zuckerberg trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 10, là nơi mà Garcia mong đợi Zuckerberg trả lời được nhiều câu hỏi của các nghị sĩ. Garcia cũng chính là một trong những nghị sĩ yêu cầu đích thân Zuckerberg phải ra điều trần thay cho các người phó của mình, cho rằng ông này mới là người có các câu trả lời về Libra. Sự thất vọng của Nghị sĩ Garcia cho thấy trong phiên điều trần của mình, Zuckerberg đã không giải trình thuyết phục bản chất của Libra.

Facebook đã luôn phản đối việc coi Libra là một chứng khoán. Trong phiên điều trần hồi tháng 7, trước câu hỏi Libra là gì, có phải là chứng khoán, hàng hóa, hay ETF (một loại quỹ có thể mua bán trên thị trường chứng khoán như một cổ phiếu thông thường), người đứng đầu bộ phận tiền mã hóa của Facebook là Marcus trả lời rằng Libra là một hàng hóa, và phủ nhận nó là chứng khoán hoặc ETF (2). Với câu hỏi Libra giống PayPal, nơi Marcus từng là Chủ tịch, nhiều hơn hay là Western Union, Marcus nói tùy theo giao dịch nhưng thường Libra giống với PayPal hơn. Marcus cũng được trích dẫn khi cho rằng Libra – được gắn giá trị với một số đồng tiền gồm đô la Mỹ - khác biệt hoàn toàn với chứng khoán và các loại tiền mật mã khác như Bitcoin được Marcus coi là “vàng số” (3). 

Như vậy, một khi trong con mắt của giới làm luật, Facebook đã không làm rõ được một cách thuyết phục bản chất của Libra thì tất yếu nó (Libra) cần được đặt dưới sự quản lý, điều tiết của luật tương ứng – luật chứng khoán, là thứ gần nhất về bản chất với Libra. Cần biết thêm rằng Ủy ban Chứng khoán Mỹ tuyên bố việc bán (phát hành) 1,7 tỷ đô la Mỹ tiền điện tử Gram của công ty Telegram năm 2018 là trái pháp luật bởi họ coi đây là chứng khoán (4).

Về phía Facebook, tại sao họ lại cố gắng chứng minh Libra không phải là chứng khoán? Câu trả lời đơn giản là vì họ muốn tránh bị “trói chân trói tay” bởi phải tuân thủ nhiều rào cản luật pháp một khi Libra được coi là chứng khoán. Đây cũng chính là mục đích của các nhà làm luật khi đặt Libra dưới sự điều tiết của luật chứng khoán để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ là các khách hàng tiềm năng sử dụng Libra thông qua các quy định tăng cường tính minh bạch của Libra.

Chút liên hệ với Việt Nam

Để làm vợi bất phần nào sự hồ nghi của các nhà làm luật, Facebook cam kết sẽ không tham gia vào bất cứ đợt phát hành Libra nào mà không được sự thông qua của Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, với câu hỏi tại phiên điều trần tháng 10 rằng Facebook sẽ làm việc với những cơ quan chức năng nào, Zuckerberg nói rằng họ cam kết sẽ xin phép từ những cơ quan chức năng nào có quyền quản lý với Libra.

Những cam kết tương tự của Zuckerberg cũng được đưa ra bởi Marcus trong phiên điều trần tháng 7. Tuy nhiên, Nghị sĩ Walters của đảng Dân chủ trong phiên điều trần đã thẳng thừng nói với Marcus rằng hoàn toàn không nên phát hành Libra bởi việc tạo ra một đồng tiền mới là một chức năng chủ chốt của Chính phủ. Đồng thời, nghị sĩ này cũng khuyến nghị ít nhất thì Facebook cũng phải phát hành thí điểm ở quy mô nhỏ với sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ (5).

Đối chiếu chuyện phát hành Libra ở Mỹ với chủ trương phát hành tiền di động, tiền điện tử ở Việt Nam, chuyện đáng nói trước tiên là sự minh bạch chưa được làm rõ về bản chất của các loại tiền này. Những loại tiền này, theo như một dự thảo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), dường như là những loại tiền tệ mới, không phải tiền đồng, được phát hành riêng rẽ bởi các tổ chức không phải là NHNN. Như vậy, cũng giống như sự phản đối của Nghị sĩ Walters, Việt Nam cần làm rõ liệu có nên cho phép các tổ chức ngoài NHNN được phát hành tiền tệ mới – dưới dạng tiền điện tử, tiền di động – hay không, bởi như đã nói, chức năng phát hành tiền tệ trên lãnh thổ Việt Nam phải là chức năng độc quyền của NHNN.

Tiếp đó, giả sử bằng một cách nào đó và dưới một hình thức nào đó, tiền điện tử/tiền di động vẫn được phép phát hành bởi các tổ chức ngoài NHNN thì việc phát hành này phải được phát hành thí điểm ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng toàn quốc để có được đánh giá đầy đủ hơn về những tác động lợi và hại của chúng lên nền kinh tế, lên sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Bên cạnh đó, tùy vào bản chất thực sự của các loại tiền tệ mới này sau khi được làm rõ, chúng cần được đặt dưới sự điều tiết, giám sát chặt chẽ không chỉ bởi NHNN mà có thể còn của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán theo các luật tương ứng, tương tự như chuyện Libra hay Gram ở Mỹ khi đã được xác định có tính rủi ro như môt loại chứng khoán thì sẽ bị điều tiết bởi luật chứng khoán.

Cuối cùng, cần phải tính đến chuyện nhất quán công nhận, cấp phép và quản lý các doanh nghiệp, tổ chức khác phát hành tiền điện tử và tiền tương-tự-tiền-di động. Cụ thể hơn, một khi đã cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông phát hành tiền di động, thì liệu NHNN có sẵn lòng công nhận và cấp phép cho các doanh nghiệp khác được phát hành tiền di động và các loại tiền tương tự hay không, hay chỉ dành sự độc quyền này cho các doanh nghiệp viễn thông, và tại sao?   
--------------------
(1) https://www.theblockcrypto.com/linked/48004/new-bipartisan-bill-would-classify-managed-stablecoins-as-securities
(2) https://www.cnbc.com/2019/07/17/facebook-currency-chief-questioned-at-house-financial-services-hearing.html
(3) https://thetokenist.io/us-senators-facebooks-libra-stablecoins-are-securities-under-existing-law/
(4) https://cointelegraph.com/news/new-bill-would-put-facebooks-libra-stablecoin-under-us-securities-law
(5) https://www.blogger.com/blogger.g?blogID=8051314897353908142

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).