Wednesday 19 April 2023

Hãng xe “Tự hào quá” của Việt Nam xin gia hạn nộp thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chuyển nhượng

Bạn tớ thấy tình yêu vô biên của tớ với “niềm tự hào” xe điện của Việt Nam nên quyết làm khó tớ bằng cách gửi thêm tài liệu là ảnh chụp một công văn đề ngày 11/11/2022 của hãng sản xuất ra niềm tự hào này gửi đến một cơ quan nhà nước nọ, với subject là: “Xin gia hạn nộp thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chuyển nhượng”. (Tên hãng là gì thì mọi người tự đoán, chứ tớ không thể tiết lộ, do không thể xác minh được tính chân thực của công văn này. Sau đây xin bắt trước cách gọi của Việt Nam là công ty X).

Có thể nhiều đồng chí đã đọc/biết đến cái công văn này, nhưng tớ thấy có chút hữu ích khi đăng lại và phân tích công văn này để hiểu thêm về lý do tại sao tớ lại yêu cái hãng tự hào này đến vậy.

Công văn có thể tóm tắt như thế này: Công ty X, thành lập năm 2017, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án sản xuất ô tô chạy xăng trong thời hạn 5 năm. Đến năm 2022, Công ty X “đã đưa ra một quyết định hết sức khó khăn là dừng sản xuất xe ô tô chạy xăng và chỉ tập trung phát triển, sản xuất xe ô tô điện”.

Lý do cho “quyết định khó khăn” này được X dẫn giải trong công văn là:

-        - "Hòa chung vào nhu cầu phát triển xanh, Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn hội nghị với các quốc gia trên thế giới về bảo vệ môi trường”,

-        - "Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 876 ngày 22/7/2022 về việc phê duyệt chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải...

-        - (Quyết định 876 thể hiện) “Quyết tâm rất cao, cần huy động sức mạnh tổng lực, trong đó sự nỗ lực của doanh nghiệp là then chốt”

-       - (Việc dừng sản xuất xe chạy xăng, chuyển sang sản xuất xe chạy điện của công ty X là) “Để phù hợp với xu thế phát triển xanh và bảo vệ môi trường tất yếu (của thế giới và quyết tâm của Việt Nam).

Công ty X cho rằng chuyện phải chuyển đổi sản xuất từ xe xăng sang xe điện này “đã gây ra áp lực tài chính rất lớn” cho công ty vì “phải bố trí nguồn vốn bổ sung để mua máy móc thiết bị mới nhằm thay đổi máy móc, thiết bị từ sản xuất xe xăng sang xe điện” và “phải đầu tư dây chuyền, máy móc... để phát triển sản xuất pin ô tô điện áp dụng công nghệ tiên phong...”

Bởi các “khó khăn về tài chính do thay đổi phương án kinh doanh” và “ảnh hưởng nặng nề” của Covid, công ty X đã chuyển nhượng máy móc, thiết bị đã nhập khẩu miễn thuế không tiếp tục sử dụng để sản xuất xe xăng cho 1 công ty khác, gọi là công ty Chuyển nhượng (“công ty Y”) (là một chủ sở hữu lớn của... công ty X!) để nhận được tài chính để mua máy móc mới cho sản xuất xe điện.

Công ty Y không có hoạt động sản xuất ô tô để sử dụng máy móc trên, cũng chưa có kế hoạch chuyển nhượng máy móc cho bên thứ ba nên cả X và Y đều... “gặp rất nhiều khó khăn về tài chính”.

Khó thế rồi mà công ty X và Y cũng chưa được yên! Cơ qua nhà nước nọ, bằng một công văn đề ngày 9/11/2022, lại chơi khó X và Y hơn nữa khi yêu cầu phải nộp thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng máy móc trên, với số tiền là 30 tỷ đồng.

Công ty X lại trình bày tiếp rằng thì là mà, rằng thì là do Covid diễn biến phức tạp, tình trạng khan hiếm linh kiện cho sản xuất ô tô, thiếu chip toàn cầu (“làm giá chip tăng lên gấp hàng TRIỆU LẦN so với giá thông thường”!!!), lương và phúc lợi tăng đột biến, người lao động bị mắc bệnh blah blah... làm cho “giá thành sản xuất tăng cao, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp”.

Do “các khó khăn tài chính chồng chất”, “nếu phải nộp thuế nhập khẩu tại thời điểm này” sẽ “tạo thêm gánh nặng lớn và ảnh hưởng lớn đến dòng tiền”, công văn của công ty X diễn giải tiếp. (Các đồng chí đọc được công văn, đến đoạn này sẽ thấy văn phong rất lủng củng, cũng giống như một số đoạn khác, và cả về mạch bài, cho thấy trình độ kém của người soạn thảo và phê duyệt, cần phải thay thế sớm).

Đến đây, dường như chợt nhớ ra thêm chi tiết khác có thể tăng thêm ép phê, công văn lại lộn lại với chủ đề kêu khó, kêu khổ khi nêu rằng đúng vào thời điểm này (11/2022) nó sẽ xuất khẩu một tầu chở ô tô điện đầu tiên; các đơn đặt hàng xuất khẩu xe năm 2023 “đã lên đến hàng trăm ngàn chiếc/năm”(!!!). Kêu khó nhưng công ty X vẫn, như thường lệ, không quên thòng thêm câu thiện lành: “Đây được coi là thời khắc lịch sử của X và CŨNG LÀ MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM khi X chính thức tham gia vào thị trường ô tô điện thế giới”.

Đọc đến đây chắc sẽ có người bảo có thấy khó gì đâu, chỉ thấy nói đến viễn cảnh sáng lạn xuất khẩu hàng trăm ngàn chiếc đó chứ? Thật ra lỗi là tại cách hành văn kiểu con tôm trong công văn, chứ còn khó khăn thì có vẻ như được nói ngay sau câu thòng thiện lành trên, rằng “Vì vậy, X cần dồn toàn bộ nguồn vốn và nhân lực vào đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo đáp ứng giao đủ đơn hàng cho khách nước ngoài”.

Vòng vo, lộn đi lộn lại một hồi rồi cũng đến phần kết của công văn là xin gia hạn nộp thuế khi chuyển nhượng máy móc trong thời hạn 2 năm.

Giờ là đến phần đọc và hiểu của tớ từ cái công văn trên của X.

1.       1.  Công ty X thay đổi sản xuất từ ô tô xăng sang ô tô điện dù là bởi những lý do nội tại, dù là chuyện riêng của nó, nhưng đã đột/tự/đương nhiên trở thành chuyện chung của Việt Nam. Lỗi là do/bởi/tại vì đảng/Chính phủ/Thủ tướng, tự nhiên lại rách việc đi phê duyệt chương trình chuyển đổi năng lượng xanh với chả đỏ, làm cho công ty X chẳng còn cách nào khác, buộc phải chuyển đổi sản xuất từ xăng sang điện để hưởng ứng nhiệt liệt.

2.       2. Do lỗi của Việt Nam, của Chính phủ, của Thủ tướng làm cho X phải chuyển đổi sản xuất, nên X đã và đang phải chịu tổn thất, thiệt hại lớn về tài chính, buộc phải chuyển nhượng máy móc đã trở nên vô dụng. Mà dù đã chuyển nhượng rồi, việc chuyển nhượng này chỉ hầu như diễn ra trên giấy bởi máy móc vẫn nằm một xó vô dụng, thành đồ phế thải, thiệt hại lại càng thiệt hại. Thiệt hại này không thể chỉ một mình X và Y gánh chịu; Chính phủ/Thủ tướng/toàn dân phải chịu trách nhiệm chính. Thật là quá bức xúc!

3.      3. Dẫu là bên bị hại như vậy, nhưng công ty X vẫn hết sức lết lê, gắng gượng gánh vác sứ mệnh tiên phong tự lĩnh, đem thương hiệu Việt Nam đấm ra nước ngoài, trong bối cảnh còn hàng đống khó khăn khác, nào là Covid, nào là abc. Dù đã và đang sản xuất để xuất khẩu hàng trăm ngàn ô tô chỉ riêng năm nay, nhưng tình hình tài chính của X đang rất bi đát, đến nỗi chỉ có 30 tỷ đồng thuế phát sinh mà nó cũng khó có thể thu xếp được, trong vòng ít nhất 2 năm, nếu không làm ngừng trệ, ảnh hưởng lớn đến sản xuất đang trên đà phát triển mạnh hiện nay của mình.

4.       4. Chính phủ và các cơ quan nhà nước nên sáng suốt sớm nhận lỗi và vui vẻ chấp thuận tắp lự lời thỉnh cầu không đáng có này của công ty X. Nếu không gia hạn nộp 30 tỷ trong 2 năm, khi X sụp đổ thì đừng có khóc than trước hậu quả, đừng hối hận tại sao chương trình chuyển đổi xanh của mình lại thất bại một cách... lãng nhách như thế nhé!  

5.      5. Lỗi lầm của Chính phủ/Thủ tướng sẽ còn là nguồn cơn để công ty X lên tiếng “đòi lại công bằng” trong nhiều vấn đề khác sau này, sẽ sớm thôi. Hãy chờ đó!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).