Thursday 29 August 2013

Bàn tròn chuyên gia: Tỷ giá và chiếc tăm tre (Bài đăng trên TBKTSG 29/8/2013, nhiều tác giả)




Nguyên văn phát biểu của tớ (viết chung chung khi chưa biết ý kiến của các tác giả khác thế nào)

Ổn định tỷ giá không luôn là một thành tích

Với vấn đề liên quan đến tỷ giá mà TBKTSG đặt ra, có thể thấy rõ ràng rằng tỷ giá đồng đô la biến động (tăng lên) rất ít trong khi lạm phát của Việt Nam tăng mạnh so với Mỹ đã gây phương hại thế nào đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói riêng và rộng hơn là tăng trưởng kinh tế. Trong kinh tế học, khi tỷ giá danh nghĩa của bản tệ không điều chỉnh kịp với mức chênh lệch lạm phát trong và ngoài nước, lúc đó bản tệ được nói là đã lên giá thực (real appreciation) so với ngoại tệ, và hậu quả trực tiếp là làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế bản địa dẫn đến tăng nhập siêu và kết cục là giảm tăng trưởng kinh tế.

Có lẽ vấn đề cần bàn ở đây là tại sao trước một điều hiển nhiên như vậy nhưng người ta vẫn e ngại chuyện phá giá bản tệ (tăng tỷ giá danh nghĩa) ở mức độ ít ra là bằng một phần của chênh lệch lạm phát để khôi phục lại xuất khẩu, giảm nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu? Thậm chí, chuyện giữ cho tỷ giá ổn định bất chấp lạm phát đã tăng thế nào còn luôn được coi là một thành công trong chính sách điều hành kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Thường thì điều này xuất phát từ những ngộ nhận và nhận thức phiến diện rằng phá giá sẽ không giúp gì cho xuất khẩu mà chỉ làm tăng lạm phát khi giá nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào tăng lên. Rồi là phá giá thì sẽ làm nhà đầu tư nước ngoài chán nản bỏ đi, còn gánh nặng nợ nước ngoài thì tăng lên v.v... Mặc dù là ngộ nhận và phiến diện (xin xem các bài viết của tác giả về tỷ giá trên TBKTSG) nhưng tiếc là nhiều người vẫn mắc phải và đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô ở Việt Nam.

Qua hội nghị bàn tròn này với TBKTSG, tôi tin và hy vọng rằng các vị chuyên gia ở đây cũng có chung một quan điểm với tôi, từ đó cùng kiến nghị lên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực thi một chính sách tỷ giá thân thiện với xuất khẩu hơn, cũng chính là một chính sách kích thích tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô (thông qua giảm nhập siêu).

Ngược lại, tôi cũng rất mong các vị cùng bày tỏ tiếng nói quan ngại với chính sách tỷ giá hiện tại của NHNN khi chủ trương kìm tỷ giá trong khi tiếp tục tăng cung tiền để tăng cầu cho nền kinh tế. Sự “ổn định” của tỷ giá như hiện nay nên được nhìn nhận là một điều có hại hơn là một thành công chính sách, và cần được hiểu là một sự “ổn định” không bền vững và trong ngắn hạn, để rồi kết cục là một sự phá giá mạnh không thể tránh được, có thể châm ngòi cho một cơn hoảng loạn, mất kiểm soát.


Bình luận của tớ:
1.       Các lập luận của đồng chí Thơ và Tuấn có một lỗi sai cơ bản. Mặc dù (hình như) cũng đồng ý rằng tỷ giá hiện tại là bất lợi cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tức là đồng ý rằng tỷ giá là một trong những nhân tố có tác động đến tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa, nhưng mặt khác, thay vì cho ý kiến có đồng ý điều chỉnh tỷ giá hay không thì họ lại quay sang bàn đến những vấn đề khác, nào là gốc rễ thực sự của việc cạnh tranh yếu, nào là khác biệt về tính cạnh tranh v.v.. Nói tóm lại là lạc đề!
 
Để dễ hình dung, tớ đưa ví dụ thế này. Một bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Mặc dù bác sĩ điều trị cũng đồng ý với các bác sĩ hội chẩn khác rằng bệnh nhân này bị hẹp động mạch gì gì đó (ví dụ, do mỡ máu) cần phải nong động mạch ra thì mới có nguy cơ sống sót. Nhưng thay vì (kết hợp) điều trị theo cách này, ông ta chỉ chăm chú vào điều trị nguồn gốc của bệnh, tức là chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của bệnh nhân. Đương nhiên là cần cầu trời cho bệnh nhân này đủ dai sức để sống và chờ cho việc điều chỉnh chế độ ăn kiêng và sinh hoạt phát huy hiệu quả (không tích tụ thêm các cục xơ vữa nữa). Nhưng cho dù có sống được thì mạch máu của bệnh nhân vẫn tắc như cũ, và do đó dễ gây đột quỵ, vì vẫn hẹp do không được nong!
 
2.       Vấn đề mà TBKTSG đặt ra rất đơn giản và dễ hiểu. Họ hỏi là có nên phá giá không, chứ không hỏi là có cần phải phá giá bao nhiêu, phá giá mạnh không. Vì thế, lẽ ra câu trả lời tất yếu chỉ cần/đương nhiên là: Cần phải phá giá, dù ít, dù nhiều, chứ không thể tuyên bố như NHNN nói là không “điều chỉnh”. Tất nhiên cách thức và lộ trình phá giá như thế nào là chuyện khác, như đã được đồng chí Giang bàn đến và tớ cũng nói nhiều lần rồi (chẳng hạn cứ lẳng lặng mà làm, thỉnh thoảng làm bụp một phát, tùy theo mức độ cảm thấy phù hợp). Đằng này các đồng chí Thơ và Tuấn lại quay sang phản đối rằng phá giá/điều chỉnh mạnh là không phù hợp. Tức là, một lần nữa tớ nhấn mạnh, lại lạc đề!
 
3.       Như tớ đã góp ý với TBKTSG đặt lại câu hỏi thứ hai, như trong bài gốc, khi mọi thứ vẫn như nguyên mà tỷ giá vẫn cố định (tức VND lên giá thực so với USD) thì rõ ràng là hàng hóa Việt Nam càng mất tính cạnh tranh và vì thế càng phải nên phá giá chứ? Đây là vấn đề có tính logic mà các đồng chí Thơ và Tuấn đang vi phạm trong lập luận của mình, khi họ chuyển vấn đề từ việc có nên phá giá không sang việc phân tích yếu tố nào mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, hoặc lặp lại vấn đề không nên phá giá mạnh (như đồng chí Tuấn ví dụ là 13%). Để tăng phần thuyết phục, họ đưa ra những lập luận mà xét cho cùng vừa rắm rối, và quan trọng hơn, vừa ... lạc đề!
 
4.       Đồng chí Giang, mặc dù như tớ vẫn thường hoan nghênh, nhất là trong bài này khi cùng đưa ra ý kiến khá giống với tớ, mắc một sai lầm nhỏ, khi cho rằng phá giá sẽ làm tăng gánh nặng nợ Nhà nước. Đây là vấn đề mà tớ đã phản biện trên TBKTSG mấy tháng trước đây (đại loại, nếu không phá giá thì nợ Nhà nước – tính bằng VND - có thể không tăng lên, nhưng rốt cuộc quỹ dự trữ ngoại hối của NHNN lại hao hụt tương ứng để kìm giữ tỷ giá. Tức là tiền từ chui từ lỗ hổng nọ ra lỗ hổng kia trong cùng một cái quần quốc gia).
 
5.       Còn về ý kiến của đồng chí Phạm Thế Anh, tuy có phân tích theo một hướng hơi khác một chút (chỉ số giá sản xuất), nhưng có thể thấy rõ ràng nó cũng phạm phải những sai lầm giống của đồng chí Thơ và Tuấn (tập trung vào tìm căn nguyên của tính cạnh tranh yếu, bỏ qua việc cần thiết phải phá giá, như là một trong những biện pháp cần làm).
 
Và qua bài này, mới thấy, như tớ đã phát biểu trong bài, rằng sự ngộ nhận và hiểu một chiều về tỷ giá đang ngự trị trong đầu của rất, rất nhiều người, kể cả giới học giả được coi là tinh hoa (nhất) của Việt Nam như trong bài này (bạn đọc nào còn nghi ngờ nhận định của tớ thì tìm đọc lại các bài phản biện về tỷ giá của tớ trên báo chí và post lại trên blog này), và chúng đã rất có ảnh hưởng (tiêu cực) đến việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ và tỷ giá ở Việt Nam. Và cứ nhìn lực lượng tương quan giữa phe phản đối và phe ủng hộ tỷ giá trong bài này thì sẽ dễ hiểu, dễ thấy tại sao NHNN lại “kiên định” với chuyện không phá giá đến thế. Có 5 người tham gia trong bài thì quá bán, 3 người, phản đối phá giá (mạnh); chỉ còn mỗi tớ và đồng chí Giang là luôn kiên định với việc phá giá (tất nhiên phá giá ở mức bao nhiêu là chuyện bàn sau).
 
 
Các comment trên của tớ có thể gây khó chịu cho ai đó, nên rất mong mỏi các đồng chí không tán thành hãy vào đây tranh luận ra ngô ra khoai với tớ.

36 comments:

  1. Lời nói thẳng nói thật bao giờ cũng mất lòng, Bác ạ, nhất là ở đất nước độc tài suy nghĩ một chiều thì càng khó chấp nhận. Bác nên giữ cái đầu lạnh để phản biện nêu quan điểm chớ sa ngã vào chuyện khác.

    ReplyDelete
  2. Nói chung là tớ đã và càng ngày càng thất vọng tràn trề với đội ngũ trí thức (gốc) Việt. Thật vô vọng! Học đông học tây cũng có cả đấy (chưa nói đến học ta), rốt cuộc vẫn không khá được, vẫn ngu ngơ từ những cái cơ bản trở đi.

    Không tin tớ hả? Hãy scholar.google.com một cái đi xem có mấy trí thức (gốc) Việt có được bài báo nào ra hồn trên các tạp chí quốc tế không? Kể cả những gương mặt chuyên gia này kia thường xuyên xuất hiện trên báo, tạp chí, truyền hình ở VN có mấy người lọt qua được cái cửa KCS này không? Buồn cho cái dân tộc bất hạnh này lắm.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thế mới là VN, làm rồng không muốn chỉ thích làm giun dế để luồn lách cho dễ, hê...hê...hê.

      Delete
    2. Mấy bài của bác cũng thường thôi, nếu không muốn nói cũng chỉ ở những tạp chí hạng B (nếu xếp theo thứ tự A*, A, B, C)

      Delete
    3. Rồi sao nữa? Lại lạc đề chăng?

      Hình như đồng chí có thiện ý giúp tớ chấm dứt ảo tưởng, rơi tọt xuống đất thì phải? Nếu thế thì không ép phê gì cả, đơn giản vì cứ cho là những tạp chí thường như đồng chí nói (tiện đây tớ nói thêm là tớ chưa làm cái phân loại này, nếu có thì đồng chí cung cấp nhé), thì chúng vẫn là niềm ước mơ không bao giờ với tới được của nhiều TS (đã có bằng) và GS, không chỉ trong mà ngay cả ngoài VN. Đồng chí nếu đã làm Dr và trong nghề thì sẽ biết, đúng không? Nói thêm là tớ xuất bản những bài này phần lớn là trong thời gian 3 năm tớ làm Dr đấy. Đồng chí có thấy mấy người được như vậy chưa mà "lăn tăn"?

      Ngoài ra, như tớ đã nói, chưa nói cao hay thấp, chúng là cái test KCS. Trước tiên cần pass cái khâu này đã rồi hãy nói đến chuyện khác. Tớ thì passed rồi, rất tiếc là vậy.

      Delete
  3. Bác Ngọc lại sắc sảo và ... đanh đá quá! Tớ rất thích đọc những bài viết tương tự của bác.
    Hoan hô bác cho những phân tích xác đáng!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ cám ơn, nhưng tớ thật là tớ không muốn vậy đâu, vì như thế chứng tỏ đội ngũ trí thức (ở VN) gần tuyệt chủng rồi, hầu như không còn ai thực sự ngon lành để mà tớ không phang được. Kể cũng lạ cho cái dân tộc này, nào có ít ỏi gì đâu cơ chứ? Đứng hàng thứ 12-13 về dân số trên thế giới mà số chuyên gia kinh tế theo đúng nghĩa chỉ đếm trên đầu ngón tay (của 1 bàn tay). Hy vọng là còn nhiều nhân tài ẩn dật, hoặc là do tớ mắt quáng gà, nhìn công hóa cuốc.

      Delete
  4. Em cũng có đọc bài này của các bác, cũng nhận ra có 2 bác đồng thuận việc phá giá, 3 bác còn lại phản đối và đi giải thích vì sao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam yếu, hay nói chính xác hơn là làm giảm nhẹ vai trò của tỷ giá trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt.

    Bên cạnh yếu tố lạc đề mà bác Ngọc bình, thì thực tế 3 vị còn lại còn tự mâu thuẫn trong lập luận của mình. Đó là các bác đi giải thích chủ yếu năng lực cạnh tranh yếu của hàng Việt là do chi phí tăng. Vấn đề chi phí tăng đã được TBKTSG nêu ra ngay trong câu hỏi thứ nhất rồi, đó là CPI của Việt Nam tăng cao hơn so với Mỹ rất nhiều (bác Thế Anh xài PPI thì cũng vậy thôi), và vấn đề đặt ra là với thực trạng như thế thì có phải phá giá tiền đồng để hỗ trợ hàng Việt không. Ai cần các bác đi giải thích lại làm gì.

    Khi CPI của VN tăng mạnh như thế so với Mỹ, nguyên tắc cơ bản là phải điều chỉnh tỷ giá để bù lại, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hóa Việt khi xuất khẩu, đồng thời có thể hạn chế nhập khẩu. Bác Ngọc và bác Giang cũng không đi ngoài nguyên tắc đó (nên 2 bác cũng thường thôi, không có gì đáng khen chổ này, bác Ngọc nhỉ, hihi!!). Chỉ có điều đáng tiếc đối với 3 bác còn lại là: (i) không hiểu sao các bác không đi trực tiếp vào câu hỏi mà lòng vòng; (ii) nguyên tắc cơ bản vậy mà các bác không nắm(?!) và (iii) các bác là trí thức mà không dám phát biểu chính kiến chăng, vì các bác đang ở trong nước, không giống bác Giang và bác Ngọc (nhưng bác Tuấn thì sao). Bó tay.

    Em lại là Khánh đây bác Ngọc ạ.

    P/S: tếu nhất có lẽ là bác Thơ, bác kết luận là nâng cao năng lực cạnh tranh phải đi giải quyết từ căn nguyên, như độc quyền này nọ, lợi ích nhóm... Thực tế thì cũng không sai, nhưng so với yêu cầu của câu hỏi thì "nói thế thì không nói hay hơn". Còn kết luận này thì kinh nhất "đề xuất phá giá để cải thiện cán cân thanh toán chỉ càng làm cho tình thế xấu hơn mà thôi" vì hai nhẽ: (i) thảo luận này mới đụng đến một tí của cán cân thanh toán thôi, đó là cán cân thương mại và (ii) bác ấy dựa vào đâu mà kết luận như đinh thế không biết.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ô lại là đồng chí Khánh, người hiểu tớ nhất! Tớ thật, đồng chí Khánh viết và lý luận còn ngon hơn mấy đồng chí chuyên gia trên nhiều, mặc dù chắc đồng chí không có cái gọi là TS đi kèm phía trước cái tên của mình trên báo chí.

      Chuyện các đồng chí trên mâu thuẫn và sai lầm trong lập luận của mình thì tớ cũng có để ý qua, nhưng tớ (lại) thật rằng tớ không buồn bình luận nữa vì tớ với mấy đồng chí này cũng có nhiều "nợ máu" trên văn đàn kinh tế rồi, từ đồng chí Thơ, đến đồng chí Tuấn và mới nhất là Anh. Nhưng cũng phải cám ơn đồng chí Khánh là đã mất thời gian vạch ra những cái mâu thuẫn, sai lầm này hộ tớ (tớ mới chỉ kịp phang đồng chí Giang, vì chưa có "nợ máu" gì cả, và tớ thấy khá tâm đắc với đồng chí này, nên chỉ phang với tính chất... xây dựng thôi!).

      Về chuyện đồng chí bảo tớ và đồng chí Giang cũng (tầm/bình) thường thôi thì tớ không thấy tầm/bình thường tí nào cả (theo nghĩa tốt) vì vẫn có những người bình thường, không phải là TS như đồng chí mà suy nghĩ thấu đáo, mạch lạc như thế, sao lại có mấy đồng chí TS cố tình làm trầm trọng hóa vấn đề và/hoặc không chịu hiểu vấn đề thế nhỉ? Tớ mừng là đồng chí thấy tớ bình thường trong chuyện này, có nghĩa là tớ suy nghĩ đúng như cái lẽ cần phải vậy, hehe.

      Về chuyện các đồng chí này có khả năng không dám nói thì tớ nghĩ không phải. Các đồng chí này cũng nhiều lúc rất hăng, mạnh miệng. Tớ thiên về khả năng các đồng chí ấy chứa nhiều chữ trong đầu quá nên đôi lúc chữ nghĩa hơi lộn xộn, văng ra không đúng lúc, không hợp cảnh. Hoặc giả họ nghĩ ở cái tầm của họ phải nói khó hiểu, rối rắm một chút, và khác người thế mới phù hợp chăng?



      Delete
  5. Bác Ngọc quả đúng là bác, không trốn vào đâu được! Vẫn cái kiểu nói khó nghe, ai mà không hiểu chắc tức anh ách, em thì ngược lại. Vẫn thích cái style của bác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hehe, nghe style của đồng chí hơi quen quen, nhưng tớ chịu chưa nghĩ ra được ai!!!

      Delete
  6. Có 2 vấn đề bác Ngọc ơi. Thứ 1 là thế nào là tỷ giá cao/thấp, nếu từ Modell-flemming theo cách phổ biến hiện nay thì tỷ giá VN chưa chắc đã cao, vì nó có thể longrun sustainable, vì payment balance positive. Các tính tỷ giá đa phương REER mà anh Lê Giang phổ biến vào VN (trước đấy có Ohno)có 1 vấn đề lớn là bỏ qua Balassa–Samuelson effect.
    Thứ 2 là vì tỷ giá VND ở mức equilibrium, nay muốn real devaluation cũng không phải chuyển dễ. Không thể nghĩ đơn thuần muốn có tỷ giá thấp là thấp được. Với tỷ giá thấp, hay tỷ giá equilibrium hỗ trợ tăng trưởng tốt hơn thì kinh tế học chưa giải quyết được.

    ReplyDelete
  7. Tớ chẳng thạo và nhớ mấy cái lý thuyết này kia nên chỉ hiểu xuông thế này. Chẳng có cái tỷ giá nào mà lại longrun sustainable nếu làm cho cán cân thương mại thâm hụt kinh niên (nhập siêu). Đồng chí có đồng ý với tớ ở điểm này không đã? Nếu đồng ý rồi thì suy ra rằng VND phải bị phá giá nữa để giảm nhập siêu. Nếu không đồng ý thì tớ bó tay, vì tầm hiểu biết của tớ chỉ đến đây.

    Thứ hai, tớ chẳng hiểu tại sao có thể nói tỷ giá VND hiện nay lại đang ở mức equilibrium khi mà nó gây nhập siêu kinh niên, bất chấp các loại biện pháp trợ cấp xuất khẩu hợp pháp và bất hợp pháp. Và nếu đã ở mức equilibrium rồi thì tại sao vẫn còn áp lực phải phá giá mặc dù NHNN rất kiên định với ổn định tỷ giá? Lẽ ra, NHNN phải thấy khỏe re với tỷ giá hiện tại chứ, sao lại cứ phải ra sức kìm hãm, để rồi tối thiểu thì cũng phải phá giá vài phần trăm trong năm nay?

    Thông cảm thế nhé, tớ học lâu lâu, quên tiệt lý thuyết rồi, chỉ còn nhớ những cái nguyên tắc thuộc về logic thế thôi. Đồng chí cứ tiếp tục bàn tiếp nhé.

    ReplyDelete
  8. Bác cứ đùa em. Kinh tế mà không nói theo lý thuyết, mà lại nói theo "quy tắc logic" là sao, nếu cái j cũng có thể nghĩ theo "logic" mà ra thì chả ai cần nghiên cứu nọ kia, nobel biếc j cả :D. Quay trở lại vấn đề:
    Điểm thứ nhất: Rất tiếc em không đồng ý với bác, nhập siêu chỉ là current account, bác bỏ mất cái capital account. Tỷ giá floating như Mỹ vẫn nhập siêu dài dài, phải chăng bác cũng nghĩ đồng USD định giá quá cao?, vấn đề là capital account của Mỹ (và VN) positive, thế thôi. Nhập siêu nó chả là vấn đề gì to tát trong kinh tế vĩ mô cả, muốn ko nhập siêu nữa thì tăng tiết kiệm và giảm tiêu dùng đi thôi.
    Điểm thứ 2: Đây là vấn đề khác, gọi đúng tên thì là chế độ quản lý tỷ giá. Nếu theo pegged regime thì NHTW luôn luân phải can thiệp hay ổn định j đó.
    Ah mà em không có ý ủng hộ các bác phe kia đâu nhé, ko bác lại hiểu nhầm :D. Cũng ko chắc là đến cuối năm nó còn equilibrium ko

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ thật mà. Tớ tranh luận với mọi người toạn dựa vào suy luận từ A ra B đến C, chứ có mấy khi biết lý luận với lý thuyết này kia đâu. Chẳng hạn với trường hợp Mỹ, tớ nghĩ Mỹ làm được vậy bởi Mỹ có khả năng in USD và các nước khác vẫn phải dùng USD làm đồng tiền dự trữ và thậm chí là phương tiện thanh toán. Khi nào Mỹ mà như VN (tức là USD trở thành một đồng tiền không ai thèm dùng) thì tớ đố Mỹ duy trì được thâm hụt thương mại mãi được đấy.

      Tăng tiết kiệm, giảm tiêu dùng có thể là một cách giảm nhập khẩu. Nhưng đó chỉ là một cách, và tớ không khẳng định rằng phá giá là cách duy nhất giảm nhập siêu (đồng chí đọc lại các bài trước của tớ nhé). Tớ cũng có nói là trong lúc không/chưa thực hiện được các biện pháp khác thì (vẫn) cần/nên phá giá, và/hoặc không nên duy trì tỷ giá bất lợi cho xuất khẩu.

      Nhập siêu mà đồng chí nói không là vấn đề gì to tát trong kinh tế vĩ mô thì tớ e là hơi bị quá đà. Nó (nhập siêu không thành vấn đề) có thể đúng trong ngắn hạn, nhưng không thể đúng trong trung và dài hạn, đơn giản vì cái logic (lại cái logic) rằng chẳng nước nào có thể duy trì thâm hụt thương mại mãi được. Và nữa, giảm tiêu dùng mà vẫn để VND lên giá thực thì tác dụng tích cực từ giảm tiêu dùng sẽ bị triệt tiêu (trên cả hoàn toàn) bởi tác dụng tiêu cực từ việc VND lên giá thực.

      Vấn đề thứ hai về chế độ tỷ giá. Muốn là cái gì thì kệ, nhưng điều cơ bản là nó có sustainable không. Đồng chí chắc cũng đồng ý rằng cái chế độ tỷ giá hiện tại không thể sustainable phải không? Vậy thì sẽ đến một thời điểm nào đó chế độ tỷ giá phải thay đổi, nói cách khác VND phải bị phá giá.

      Đồng chí ủng hộ ai là lập trường của đồng chí. Tớ không phản đối (sẽ phải nghe) đồng chí nếu đồng chí bắt bẻ được tớ, và ngược lại.

      Delete
    2. Chắc bác là người ưa nói thẳng, nên em mạo phép nói thẳng là thế này, bác không có background về international finance nên em đề nghị bác đọc lại lý thuyết về kinh tế mở, từ Mundell, Dornbusch, rodriguez trở lại gần đây như Obtfeld. Nếu bác yêu cầu em sẽ gửi tài liệu cho bác, thông minh như bác chắc chỉ mất khoảng chưa đến 1 tháng là hiểu ra vấn đề, còn không thì bác cũng vẫn phán "như đúng rồi" dựa vào "logic" như các vị bác phang ở đây thôi, dĩ nhiên vẫn oánh giá trình độ bác cao hơn nhiều so với mấy bác kia ^^. Sau khi bác đọc xong, nếu cho phép em sẽ hầu chuyện bác sau. rgds

      Delete
    3. Tiện em cũng trả lời luôn thắc mắc của bác, cà có thể bác nào đi ngang qua, là tại sao VN có thể duy trì đc thâm hụt thương mại trong thời gian dài. Bác cứ hình dung 1 năm có khoảng 10 tỷ USD kiểu hối đổ vể nước, phần lớn là do nguồn lực nội địa(lao động)hoạt động ở nước ngoài. Bỏ qua capital account đi, thì cái 10 tỷ USD kiều hối nó sẽ giúp duy trì nhập siêu hàng năm ở mức 10 tỷ USD mà ko hề có sự can thiệp tỷ giá nào từ NHNN. Cũng theo cái lý này, thì Nhật, nước chắc không xa lại với bác, trong tương lai có thể sẽ là nước nhập siêu khi captial return sẽ quay lại nội địa.
      Còn đoạn về chế độ tỷ giá thì em chịu không giải thích được vì bác không nắm đc cả về concept.

      Delete
    4. Tất nhiên tớ là người ưa, không ngại nói thẳng nên đồng chí nói vậy cũng ok thôi. Nhưng đồng chí phải chỉ ra cho tớ ngu/dốt chỗ nào thì mới đủ, mới gọi là nói thẳng. Chứ cái kiểu nói nửa vời thế này thì không ăn thua lắm.

      Tớ cũng đọc mấy quyển sách trên rồi, có cái nhớ, có cái quên, nhưng nghĩ rang cũng đủ trình độ để hầu chuyện đồng chí. Nếu đồng chí không muốn thời gian và phí lời với tớ thì lại là chuyện khác nhé.

      Trước đây cũng có một đồng chí vào comment kiểu như đồng chí, giới thiệu mấy cuốn sách kinh điển rồi nói vào đấy mà đọc rồi hãy tranh luận với đồng chí đó, trong khi nói sai linh tinh. Tớ nghĩ chắc đồng chí không phải/đến nỗi như vậy. Đồng chí dành cho tớ một cơ hội để mở mắt với nhé!

      Delete
    5. Đồng chí chưa trả lời tớ là đồng chí có đồng ý với giải thích của tớ về trường hợp của Mỹ không nhỉ?

      Về giải thích của đồng chí cho trường hợp VN, đồng chí có biết bao nhiêu trong số 10 tỷ cái gọi là kiều hối là kiều hối thật hay là một dạng khác, tức là tiền của người nước ngoài chứ không phải là của công đân VN mang về VN và sẽ nằm lại ở VN không? Ví dụ trong số đó có hot money chuyển về để đầu tư kiếu trade carry ?

      Và trên hết, nếu chẳng phải là cái gì quan trọng, tại sao thâm hụt thương mại luôn là một nỗi lo nổi cộm cho kinh tế vĩ mô ở VN (tất nhiên, trừ những người như đồng chí)? Giải thích giúp tớ cái nhé.

      Còn về chế độ tỷ giá, tớ trả lời sai chỗ nào nhỉ, đồng chí lại chỉ giúp tớ cái, đừng nói là không thèm phí thời gian nhé.

      Delete
    6. Cầu thị là thái độ rất positive mà em đánh giá ở bác ^^.
      Đầu tiên là chuyện của Mỹ nhé, thứ nhất là không có đồng tiền dự trữ nào cả, các NHTW dự trữ bằng cách mua trái phiếu US. Nhu cầu về trái phiếu US tăng lên hàng năm làm cho capital account Mỹ dương và nhập siêu. Đây là em đính chính chỗ bác nói về lợi thế đồng USD đấy nhé. Nói vậy để suy ra, nếu nước nào có trái phiểu CP đủ độ an toàn, thanh khoản nhứ US Bond thì cũng đều có như vậy cả. Bênh cạnh đấy, có thể dòng tiền vào Mỹ để mua BĐS, đầu tư FDI...Tóm lại là thị trường nó quyết, tỷ giá floating nên cứ thế mà theo sao cho cân bằng được payment of balance. Và cứ cân bằng được payment of balance thì kinh tế học nó gọi là tỷ giá equilibrium.
      Thứ 2, tại sao nói Trade deficit không quan trọng, vì bản thân nó không ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Cái mà ảnh hưởng đến GDP là khủng hoảng payment of balance cơ. Nói ví dụ đâu xa, ở CHâu á có 2 thằng, TQ thì thặng dư thương mại, Ấn độ thì thâm hụt, cả 2 đều tăng trưởng ầm ầm. Mà bác thấy thâm hụt thương mại VN chuyển thành thặng dư vừa rồi trong khi kinh tế vẫn bết bát đấy thôi.
      THứ 3 là về kiều hối ở VN, bao nhiêu tiền là carry trade,em không biết thì chắc bác cũng ko biết đúng không :D. THưa với bác là saving rate ở Úc nó đang 5-6%, trong khi LS USD ở VN 1-2%,VND 8-9% bác xem dòng carry trade nó sẽ chảy từ đâu sang đâu. Cá nhân em thì dự là 1 phần do việt kiều ở đông âu chuyển tiền về nước làm ăn sau khi ko còn cơ hội đầu tư ở các nc này. 2 là do 600k người xuất khẩu lao động, trung bình mỗi tháng để đc 1k gửi về nhà, 1 năm kiều hối nó là 7 tỷ USD rồi bác ạ.
      Thứ 5, chế độ tỷ giá. Việc bác nói "chế độ tỷ giá bị thay đổi tức là phá giá" đủ để cho thấy bác ko nắm đc concept về exchange rate regime. Phá giá là hiện tượng cá biệt của chế độ tỷ giá pegged với overvalued currency, dẫn đến balance of payment negative, dẫn đến dự trữ ngoại hối exhausted. Exchange rate regime vs devaluation, nó là 2 khái niệm trên trời dưới bể với nhau bác ạ.

      Delete
    7. còn về các nghiên cứ ảnh hưởng của phá giá, thay vì nói nó có 1 đống, bác nói bác đã đọc 1 đống thì tốt hơn. Xin thư là người ta vẫn đang loay hoay để mô hình hóa bác ạ. Giải thích ảnh hưởng của 1 biến nominal (tỷ giá) đến các biến real khác như tăng trưởng không phải là chuyện dễ. Nếu bác nghĩ nó dễ dàng có thể dùng tư duy logic mà ra thì có thể tự tiên claim 1/2 giải Nobel còn lại cùng TĐ Bình thôi^^

      Delete
    8. 1. Đồng chí có chắc là không có đồng USD tiền (mặt) dự trữ nào nằm ở NHTW của các nước không vậy?

      2. Các NHTW mua trái phiếu của Mỹ bằng cái gì vậy? Bằng yen, euro, yuan, hay VND à? Mỹ không in USD ra thì thế giới lấy đâu ra thanh khoản USD để mà thực hiện những cái việc này?

      3. Đồng ý rằng các nước có trái phiếu an toàn vẫn có thể phát hành trái phiếu để tài trợ cho thâm hụt vãng lai. Nhưng vấn đề là liệu các chính phủ có phát hành trái phiếu mãi được không (liên quan đến nợ công) và mức độ tín nhiệm của các trái phiếu này có luôn được duy trì để đảm bảo lợi tức phải trả thấp nhất và luôn phát hành dễ dàng nhất không, khi mà nước đó tiêu nhiều hơn tiết kiệm? (Câu hỏi này liên quan đến việc tớ nói rằng chẳng nước nào có thể duy trì thâm hụt tài khoản vãng lai mãi, nhấn mạnh mãi).

      4. Đồng chí nói trade defefficit không quan trọng vì nó không ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Vấn đề là tang trưởng GDP trong bối cảnh có trade deficit duy trì được bao lâu? Đồng chí lấy ví dụ của Ấn Độ, vậy đồng chí chắc biết Ấn Độ đang tăng trưởng từ bao % xuống còn bao % chỉ trong vòng mấy năm nay chứ? Đồng chí có đọc mấy bài báo trên báo chí gần đây về QE và rủi ro cho Ấn Độ với Indonesia chứ?

      5. Tớ không nói thâm hụt thương mại chuyển thành thặng dư sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà đây là lời của đồng chí nhét vào mồm tớ. Tớ nói rằng để tang trưởng ổn định và bền vững trong dài hạn thì cán cân thương mại và các cân đối vĩ mô khác phải ở trạng thái cân bằng, hoặc nếu có thâm hụt thì cũng không được kéo dài, rõ chưa? Vì thế đừng có mà cắc cớ vặn vẹo tại sao cán cân thương mại ở VN chuyển sang dương mà tăng trưởng bết bát. Mà thế nào gọi là bết bát?

      6. Đúng, kiều hối ở VN tớ không biết là có bao nhiêu carry trade, nhưng biết chắc chắn là có, thế đủ chưa (đồng nghiệp tớ đang làm)? Đủ ở cái nghĩa là như vậy có nghĩa là con số 10 tỷ kiều hối không phải là 10 tỷ, mà là một con số nhỏ hơn, và do đó cái lập luận của đồng chí bị vứt vào sọt rác, rõ chưa?

      7. Carry trade tại sao lại chỉ xảy ra giữa Úc với VN hả?

      8. Đồng chí biết lương nhân viên ở Sing và Nhật (tốt nghiệp đại học) là bao tiền 1 tháng không mà dám kết luận rằng bình quân chuyển về 1000 USD/người?

      9. Khi phải từ bỏ chế độ tỷ giá pegged sang, ví dụ, thả nổi thì không phải phá giá là gì? Thái Lan đã phải chuyển từ cái gì sang cái gì hồi năm 1997 và điều gì xảy ra?

      Tớ bắt đầu mất kiên nhẫn với đồng chí rồi. Nhưng đồng chí cứ trả lời các câu hỏi trên đi rồi tớ liệu tiếp.

      Delete
    9. 10. Về nghiên cứu ảnh hưởng phá giá, cứ thử google xem có một đống hay không?

      11. Đang loay hoay nghiên cứu thì không được nói là có một đống nghiên cứu à?

      12. Tại sao đang nói tới ảnh hưởng của tỷ giá lên xuất khẩu (và thu nhập của khu vực xuất khẩu) lại nhảy sang tăng trưởng, với nominal (tỷ giá) rồi là real (tăng trưởng) là thế nào?

      13. Ai nói (cái gì) dễ dàng để xứng đáng nửa giải Nobel?

      Delete
    10. Ok think it ur way^^. gbye

      Delete
    11. Tớ góp ý chân thành nhé. Tớ gặp nhiều người như đồng chí lắm rồi. Có đọc sách mà hiểu lõm bõm, chữ tác đánh chữ tộ, hoặc thành ngộ chữ thì rất nguy hiểm, và thành kẻ phá hoại. Thà cứ như tớ nói ít đọc cho nhanh, có sai thì cũng đỡ mang tiếng vì đã không khoe đọc nhiều, biết nhiều.

      Delete
    12. Đang nói chuyện kinh tế,bác lại quay sang nhận xét nhân cách con người em là sao ta. Đang cày farm mệt hết hơi, cũng ko muốn mất thời gian vô ích, em thì chỉ tranh luận khi có 2 điều kiện, T1 là tranh luận mang lại lợi ích j, T2 là người tham gia tranh luận đồng ý là mình có thể sai. Cứ khăng khăng đúng như bác, recommend là đọc tài liệu thì ko đọc, bảo là có 1 đống trên google, trong khi ko biết đầu cua tai meo cái đống đấy nó thế nào. Mấy cái bác nói là từ thời Marshall cũ rích rồi, thôi để em đi cày farm ngày kiếm 120$ cho nó lành

      Delete
    13. Hết thuốc chữa! Lần sau đồng chí ra chỗ khác chơi nhé, đừng vào đây làm phiền tớ, vì tớ phải đi cày ngày kiếm 500$.

      Delete
    14. Chắc Tây nó trả thừa lương bác rồi :)

      Delete
    15. Đã bảo là đi chỗ khác chơi rồi mà vẫn còn thò mặt vào đây nữa à? Có chút chữ nghĩa thì cũng phải có chút long tự trọng tối thiểu chứ?

      Delete
  9. Như bài bác Ngọc phang bác Du Lịch thì em cũng đồng ý là nếu phá giá, chi phí đầu vào NK tăng nhưng XK cũng tăng là OK. Nhưng thực tế thì em thấy có vấn đề thế này (có thể bác Ngọc cho là lạc đề):
    - Một số mặt hàng XK của mình bị khủng hoảng thừa hoặc ko có lợi thế cạnh tranh: gạo XK được vì quá rẻ, cá tôm thì luôn bị rào cản, do đó khó tăng giá bán. Tất nhiên đây có thể là hậu quả của tỷ giá từ các năm trước đó. Nói vậy ko phải phủ nhận của việc cần phá giá mà chỉ thấy có thể tác động của nó không được như kỳ vọng
    - Nếu phá giá đầu năm, chi phí nhập khẩu tăng luôn, cuối năm các DN xuất khẩu nếu có giá tốt thì mới có lãi. Trong quá trình sx, nếu các chi phí phát sinh nội địa cũng tăng ngay theo tỷ giá trong khi vì lý do cạnh tranh chẳng hạn, DN ko chủ động dc giá bán thì biên lợi nhuận giảm
    Mong bác chỉ giáo thêm. Em T gửi mail sáng nay đây

    ReplyDelete
    Replies
    1. 1. Giá xuất khẩu gạo bằng USD có thể không tăng/không cần thiết phải tăng (giả sử vẫn là 1 USD/kg), nhưng nếu VND bị phá giá thì người nông dân vẫn được lợi hơn là không phá giá (ví dụ, phá giá 5% thì giá gạo bằng VND sẽ tăng lên 20.000+20.000X5%, bằng 21.000 đồng, lớn hơn 1.000 so với trước khi phá giá). Đây là lợi ích chủ yếu của việc phá giá (không chỉ nông dân, mà nói chung là mọi đối tượng tham gia xuất khẩu).

      2. Chi phí nhập khẩu, như đã nói, là không đổi (từ đầu năm đến cuối năm) nếu tính bằng USD. Đồng chí nhập khẩu bộ linh kiên xe máy giá 300 USD đầu năm, lắp xong cái xe máy, xuất với giá 600 USD; với các loại chi phí liên quan đến lắp ráp khác bằng VND tương đương với 200 USD thì lãi là 100 USD. Nếu trong năm phá giá VND 5% thì giá nhập khẩu bộ linh kiện bằng VND tăng 5% nhưng bằng USD vẫn là 300 USD. Các loại chi phí khác bằng VND thậm chí còn nhỏ hơn 200 USD (chỉ bằng 200-200X5%, tương đương 190USD) nếu quy ra USD (với giả thiết giá trong nước chưa kịp điều chỉnh kịp với tỷ giá mới). Nếu đến cuối năm mới xuất, và giá xuất vẫn là 600 USD (chưa cần tăng như đồng chí giả thiết) thì lợi nhuận thậm chí còn lớn hơn lúc trước khi phá giá (110USD).

      Giả sử ngay lập tức giá cả trong nước phản ánh ngay và hết tác động của phá giá VND 5%, làm tăng giá cả trong nước lên 5% (một khả năng khó xảy ra; chẳng hạn tiền lương cần phải mất tối thiểu vài tháng mới có thể được điều chỉnh lên) thì rốt cuộc biên độ lợi nhuận vẫn là 100 USD, tức không đổi so với trước khi phá giá (vì chi phí lắp ráp giả sử có tăng lên 5% thì vẫn chỉ bù đắp lại phần tăng của tỷ giá cũng là 5%, nên vẫn là 200USD).

      Hy vọng là trả lời đúng câu hỏi của đồng chí.

      Delete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  12. Xin reshare về blog của em . cám ơn đồng chí trước

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tớ phải cám ơn đồng chí vì đã giúp tớ tuyên truyền văn hóa độc hại của thế lực thù địch.

      Delete

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).