Thursday 29 April 2021

Nghịch lý đô la hóa và kinh tế tiền mặt đang tăng lên (Bài đăng trên báo Đầu tư, 29/4/2021)

https://baodautu.vn/nghich-ly-do-la-hoa-va-kinh-te-tien-mat-dang-tang-len-d141783.html 

Quyết định 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ lãi suất tiền gửi USD của cả tổ chức và cá nhân xuống còn 0%/năm. Quyết định này được cho là một trong những công cụ nặng ký trong cuộc chiến của NHNN giảm và triệt tận gốc nạn đô la hóa ở Việt Nam. Vài năm trôi qua, nay cùng nhìn lại xem tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế có được cải thiện như kỳ vọng hay không.

Trước tiên, để đo lường tình trạng đô la hóa trong quá khứ và hiện tại, cần hiểu rõ khái niệm đô la hóa. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng USD hay ngoại tệ thay thế một phần hay toàn bộ bản tệ của một nền kinh tế. Lưu ý là loại ngoại tệ gây ra tình trạng đô la hóa không nhất thiết chỉ là USD như cái tên gọi của nó.

Đo lường chính xác mức độ đô la hóa – mức độ mà người dân sở tại nắm giữ trái phiếu nước ngoài, tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ, và tiền mặt ngoại tệ gồm tiền giấy và tiền xu – là điều khó khăn. Thay vào đó, một phương pháp ước tính tình trạng đô la hóa do IMF đề xuất đã được sử dụng rộng rãi, đó là dùng tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng nội địa.

NHNN công bố định kỳ trên website số liệu hàng tháng về tổng phương tiện thanh toán gồm các cấu phần là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư bằng tiền đồng, mới nhất là đến tháng 2/2021. Đồng thời, NHNN cũng công bố tỷ lệ “tiền trong lưu thông” (tức là tiền mặt, nằm ngoài hệ thống ngân hàng) trong tổng phương tiện thanh toán hàng tháng. Ngoài ra, theo công thức tính tổng phương tiện thanh toán áp dụng ở Việt Nam:

Tổng phương tiện thanh toán = Tiền trong lưu thông + Tiền gửi tổ chức và dân cư bằng tiền đồng + Tiền gửi tổ chức và dân cư bằng ngoại tệ

Do đó, tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức và dân cư được tính bằng cách lấy tổng phương tiện thanh toán trừ đi tiền trong lưu thông và tiền gửi bằng VND của tổ chức và dân cư/cá nhân.

Dựa vào các dữ liệu trên, ta có bảng sau:

Theo đó, tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ đã có xu hướng tăng lên từ năm 2015, thời điểm ban hành Quyết định 2589 không chế trần lãi vay USD 0%. Tỷ trọng này đạt mức cao nhất là 6,2% vào cuối năm 2020 và duy trì sang đến tháng 2/2021. Nếu tính tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ trong tổng tiền gửi ngân hàng theo phương pháp xác định mức độ đô la hóa của IMF thì kết quả sẽ còn lớn hơn nữa, bởi tổng tiền gửi ngân hàng nhỏ hơn tổng phương tiện thanh toán.

Nói cách khác, tình trạng đô la hóa đã có xu hướng tăng trở lại kể cả sau khi lãi suất tiền gửi USD bị khống chế ở mức 0%.

Một số trong những lý do cho tình trạng này có thể là: (i) Tuy lãi suất tiền gửi USD là 0% trên danh nghĩa, nhưng thực tế người gửi vẫn có một số cách để làm cho lợi tức thực thu được từ khoản tiền gửi USD này lớn hơn 0%, làm cho việc nắm giữ USD vẫn có ý nghĩa, nhất là khi giá USD được kỳ vọng tăng; (ii) ngân hàng vẫn trả lãi dương cho các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ khác ngoài USD, nên người gửi có thể chọn ngoại tệ khác để gửi tiết kiệm vào ngân hàng thay vì USD, làm cho con số thống kê về tiền gửi ngoại tệ không giảm đi như kỳ vọng; và (iii) tâm lý phòng ngừa rủi ro vĩ mô thông qua nắm giữ ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp vẫn còn đó, đặc biệt khi tổng phương tiện thanh toán (cung tiền) tăng mạnh như năm 2020 và đến đầu năm 2021 trong khi tăng trưởng GDP yếu hơn trước tạo rủi ro lạm phát cao.

Chuyển sang vấn đề thứ hai là kinh tế tiền mặt. Cũng bảng trên cho thấy lượng tiền mặt nắm giữ trong dân và doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ dần từ năm 2017 xuống 11,1% của tổng phương tiện thanh toán vào cuối năm 2020 nhưng lại đột ngột tăng mạnh lên vào các tháng đầu năm 2021. Như vậy, có thể  nói người dân và/hoặc doanh nghiệp đột ngột trở nên ưa thích nắm giữ tiền mặt hơn là gửi vào ngân hàng.

Ứng với sự tăng lên của tiền mặt này là sự sụt giảm mạnh tiền gửi bằng VND của các tổ chức kinh tế và sự tăng mạnh của tiền gửi bằng VND của dân cư. Cụ thể, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đã rút vốn mạnh khỏi hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 2/2021 so với cuối năm 2020 (giảm gần 430 nghìn tỷ đồng) để chuyển một phần thành tiền mặt tăng lên (tăng gần 150 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 12/2020) và một phần khác thành tiền gửi cá nhân/dân cư (tăng gần 390 nghìn tỷ đồng).

Trong khi khó có thể tìm được lý do chính xác cho việc rút vốn khỏi hệ thống ngân hàng của các tổ chức kinh tế, nhưng liệu điều này có liên quan đến cơn sốt chứng khoán và bất động sản hiện nay, đã xui khiến doanh nghiệp rút bớt vốn ra để kinh doanh chứng khoán và bất động sản để rồi doanh thu/lợi nhuận thì được phân bổ cho cá nhân (cổ đông, đối tác...) và giữ dưới dạng tiền mặt để tiếp tục quay vòng kinh doanh (mà không gửi vào ngân hàng, dù chỉ là tạm thời, với lý do như nói ở phần cuối bài)?

Trước thực trạng đô la hóa và tiền mặt đang tăng lên, NHNN cần xem xét sửa đổi và tốt nhất là xóa bỏ quy định trần lãi suất tiền gửi USD, bởi như đã nói, dù có trần 0% thì người dân và doanh nghiệp vẫn gửi USD và nhất là ngoại tệ khác. Hơn nữa, chỉ quy định trần tiền gửi USD 0% mà không quy định trần lãi suất cho các ngoại tệ khác thì không khác gì coi đô la hóa chỉ liên quan đến USD chứ không phải cả các ngoại tệ khác, như nói ở đầu bài. Giải pháp hiệu quả và căn cơ nhất vẫn phải là làm cho lòng tin vào tiền đồng liên tục cải thiện để người dân và doanh nghiệp không còn nhu cầu tích trữ ngoại tệ (gồm USD) và khi cần để thanh toán cho các nhu cầu chính đáng thì có thể dễ dàng mua từ ngân hàng.

Về hiện tượng tiền mặt trong lưu thông đang tăng lên, nếu điều này kéo dài trong các quý tới thì đây là một chỉ báo không mấy tốt lành, nhất là khi xét đến sự phổ cập ngày càng rộng rãi của các phương tiện thanh toán phi tiền mặt. Nghịch lý này có khả năng liên quan đến chuyện trốn thuế và/hoặc lo ngại về tính riêng tư và bảo mật sẽ không được đảm bảo bởi quy định mới đây của Bộ Tài chính buộc các ngân hàng phải chia sẻ dữ liệu về tài khoản và các giao dịch của người gửi tiền. Vì quy định này đã bị phản đối rộng rãi nên có lẽ Bộ Tài chính cũng cần tiếp thu để sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế.  


Tuesday 27 April 2021

Không cần lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia (Bài đăng trên CafeF, 27/4/2021, bản gốc)

https://cafef.vn/ts-phan-minh-ngoc-khong-can-lap-so-giao-dich-vang-quoc-gia-20210427071057621.chn 

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam mới đây nhắc lại các kiến nghị nới lỏng chính sách đối với hoạt động kinh doanh vàng. Trong số 4 kiến nghị chính đưa ra, có kiến nghị hoàn toàn hợp lý nhưng cũng có kiến nghị không.

Cụ thể, kiến nghị thứ nhất, đưa ngành sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp để có đủ nguyên liệu để sản xuất nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước với quốc tế.

Việc đưa sản xuất vàng trang sức khoải danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết. Bởi, xét tiêu chí ngành kinh doanh có điều kiện vì các lý do như quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, và sức khỏe cộng đồng... thì ngành sản xuất vàng trang sức hoàn toàn không liên quan đến những lý do này.

Về bản chất, sản xuất vàng trang sức cũng chỉ như sản xuất hàng hóa tiêu dùng, trang trí thông thường. Bản thân ngành sản xuất vàng trang sức cũng không có tên trong danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong phụ lục ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ 1/1/2021.

Một khi đã được loại ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện thì việc cấp phép hoặc để doanh nghiệp tự do nhập khẩu vàng nguyên liệu là điều cần thiết hoặc là đương nhiên.

Kiến nghị thứ hai, nhiều quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại, vì vậy cần sửa đổi theo hướng "cởi trói" cho doanh nghiệp.

Kiến nghị trên là hợp lý, với minh chứng chính là việc loại ngành sản xuất vàng trang sức khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện, và cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng nguyên liệu. Ngoài ra, một số nội dung trong các kiến nghị dưới đây là hợp lý nên (nếu chấp nhận thì) việc sửa đổi văn bản luật liên quan là tất yếu.

Kiến nghị thứ ba, bỏ quy định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) độc quyền sản xuất vàng miếng, không sử dụng một loại vàng miếng SJC làm thương hiệu độc quyền. Việc cấp phép cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện để sản xuất vàng miếng sẽ giúp tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng của vàng miếng trên thị trường, tạo lợi thế cho người dân khi mua vàng.

Kiến nghị trên là hợp lý bởi căn cứ pháp lý cũng như ý nghĩa của việc NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng là không rõ ràng, thiếu tính thuyết phục. Và hiệu quả của việc này thể hiện cho đến nay cũng không thuyết phục, bởi trên thực tế giá vàng (miếng, độc quyền) vẫn giao động mạnh thậm chí hàng giờ và chênh lệch ngày càng lớn so với giá vàng thế giới (có lúc lên đến hơn 8 triệu đồng/lượng từ mức vài trăm nghìn đồng/lượng cách đây chục năm). Lưu ý rằng ổn định giá vàng trong nước và chênh lệch của giá vàng trong nước với thế giới chính là một lý do hàng đầu cho việc ban hành Nghị định 24 nhằm ổn định thị trường vàng trong nước.

Kiến nghị thứ tư, cho phép thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia nhằm tạo ra sự liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế. Điều này sẽ giúp loại bỏ những sàn vàng chui hoạt động bất hợp pháp, tăng huy động vàng trong dân, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt và chống thất thu thuế của Nhà nước.

Đa phần kiến nghị này là không hợp lý và/hoặc không cần thiết. Nếu chỉ để nhằm tạo sự liên thông của giá vàng trong nước với giá vàng quốc tế thì việc cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng, đi đôi với việc xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng như trong kiến nghị thứ ba nêu trên là đủ để giá vàng  miếng và vàng trang sức trong nước có tính cạnh tranh cao và hoàn toàn liên thông với giá vàng thế giới.

Việc ra đời và tồn tại những sàn vàng chui có một phần là kết quả của việc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng và không cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng miếng. Nếu xóa bỏ những quy định này thì sự tồn tại của sàn vàng chui sẽ tự khắc thu hẹp lại và chấm dứt, giống như việc nhập vàng lậu.

Ngoài ra, sự ra đời và tồn tại của các sàn vàng chui là bất hợp pháp vì... không xin phép. Nên biện pháp xử lý phải là như xử lý với các hoạt động sản xuất kinh doanh không phép, chứ không phải, về logic, lại thành lập một cái sàn chính thức/quốc gia với các mục đích và lợi ích không rõ. Cũng không có gì khẳng định rằng khi lập sàn quốc gia rồi thì các sàn chui khác sẽ tự khắc đóng cửa. Lập luận ngược lại, nếu sau khi cho lập sàn quốc gia rồi mà có một sàn tư nhân nào đó xin phép thành lập để cạnh tranh với sàn quốc gia thì có cấp phép hay lại cấm? Nên nhớ rằng ở các nước, sàn giao dịch vàng, nếu có, chủ yếu là sàn tư nhân chứ không phải là sàn quốc gia, ví dụ như ở Singapore (xem ở đây: https://sgpmx.com). Và cũng cần nhớ rằng trên thế giới hiện tại chỉ có một số ít sàn giao dịch vàng, chứ không phải là nước nào cũng có sàn giao dịch vàng (xem ở đây: https://www.gold.org/what-we-do/gold-market-structure/global-gold-market).

Ngay cả những nước có nhu cầu nhập khẩu, kinh doanh vàng lớn trên thế giới như Ấn Độ mà đến thời điểm nay cũng vẫn chỉ mới đang có kế hoạch thành lập sàn giao dịch vàng (xem ở đây: https://www.indiatoday.in/business/budget-2021/story/bullion-experts-welcome-gold-exchange-in-india-1764945-2021-02-01#:~:text=In%202020%2C%20the%20government%20notified,changer%20for%20India's%20gold%20economy.)                 

Việc thành lập sàn vàng quốc gia không liên quan gì đến việc huy động vàng trong dân, bởi sàn vàng chỉ là nơi người dân và tổ chức thực hiện cả mua lẫn bán vàng cho nhau. Vàng lúc đó sẽ chỉ trao tay từ người này sang người kia, và ai (kể cả Nhà nước) muốn “huy động” vàng của dân thì phải có tiền để “huy động”, chứ bản thân cái sàn vàng không tự “huy động” được vàng trong dân. Nói ngược lại, nếu có tiền và muốn “huy động” vàng trong dân thì chẳng cần đến sàn vàng mà chỉ cần niêm yết mua công khai như cách mà các ngân hàng trước đây mua vàng của dân thì tự khắc sẽ “huy động” được và tùy ý.

Thành lập sàn vàng cũng không nhất thiết làm giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt (dùng trong giao dịch liên quan đến vàng). Giao dịch trên sàn vàng đúng là đòi hỏi phải có chuyển khoản, nên sàn vàng sẽ làm giảm giao dịch bằng tiền mặt liên quan đến vàng, với điều kiện là các giao dịch ngoài sàn vàng sẽ phải giảm đi tương ứng. Nhưng mặt khác, nếu cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vàng, có thêm thương hiệu vàng để kinh doanh thì việc này sẽ rất có thể làm tăng giao dịch bằng tiền mặt giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người dân, diễn ra ngoài sàn vàng. Và kết hợp với lý do dưới đây nữa.

Thành lập sàn vàng cũng không giúp chống thất thu thuế. Nếu đúng là có việc này thì chính nó sẽ làm cản trở người dân/doanh nghiệp tham gia sàn vàng bởi không ai muốn phải nộp thuế khi giao dịch trên sàn (bên cạnh những chi phí giao dịch phát sinh khác khi mua bán trên sàn), thay cho những giao dịch truyền thống (được cho rằng đã trốn thuế, và tất nhiên là có chi phí giao dịch bằng 0).


Sunday 25 April 2021

Cơn điên tiền mã hóa từ góc độ tâm lý (Bài đăng trên CafeF, 26/4/2021)

https://cafef.vn/con-dien-tien-ma-hoa-tu-goc-do-tam-ly-20210426083728611.chn

Nhiều đồng tiền mã hóa chủ chốt đã tăng giá điên cuồng từ đầu năm nay. Bối cảnh chung tất nhiên phải kể đến là đại dịch Covid-19 và các cuộc phong tỏa diện rộng, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, đi đôi với đó là các gói cứu trợ, kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ và các nước khác nhằm giải cứu nền kinh tế bản địa khỏi thảm họa. Cũng phải kể thêm các sự việc “vô tiền khoáng hậu” khó có thể hình dung trước đây là có một ngày sẽ xảy ra như việc các nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán chính thống lại phải thường xuyên vào tham khảo các giao dịch trên app Robinhood miễn phí giao dịch để định hướng hay củng cố các quyết định đầu tư của mình.

Trong bối cảnh hiện nay, giới đầu tư vào tiền mã hóa dường như đang nhìn thấy siêu lạm phát sắp đến cùng với đó là đồng đô la Mỹ mất giá mạnh. Các tổ chức kinh tế tài chính lớn thì cũng không khá hơn là mấy khi ngày càng có nhiều trong số họ chuyển sang nắm giữ Bitcoin như một tài sản thế chỗ cho đồng đô la mất giá (Bitcoin nay được coi là “vàng số”, có vai trò như vàng trong việc phòng ngừa rủi ro). Và cứ thêm mỗi một tổ chức tài chính lớn mua Bitcoin hoặc chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này thì tâm lý đón đợi “ngày tận thế” của đám đông càng trở nên đậm nét hơn.     

Một yếu tố khác “đổ thêm dầu vào lửa” phải kể đến là màn ra mắt thử nghiệm của đồng Yuan số của Trung Quốc mà nhiều người tin rằng sẽ nhanh chóng soán ngôi của đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, nâng mạnh hơn nữa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, và ngược lại, vùi dập hơn nữa vị thế của đô la Mỹ, càng làm cho nhà đầu tư muốn xa lánh nó.

Tất cả những sự việc trên đã tạo ra một ấn tượng rằng thế giới sắp có những xáo trộn mạnh và thậm chí sắp sụp đổ. Đến lượt nó, điều này chỉ càng làm cho các cơn điên thị trường nặng hơn, dẫn đến những sự việc phi lý, không thể tin được lại có thể xảy ra khác như sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase niêm yết vào tuần trước với giá trị vốn hóa còn lớn hơn cả của chủ sở hữu 2 sàn chứng khoán truyền thống là New York và Nasdaq gộp lại. Hay như thị trường đồng tiền mã hóa Dogecoin, đồng tiền vốn được tạo ra như một trò đùa trên Internet, lấy cảm hứng từ giống chó Shiba của Nhật, đã đạt mức vốn hóa tới khoảng 50 tỷ đô la Mỹ mấy ngày trước, tương đương với quy mô của hãng ô tô Ford.     

Trong khi đó, giới chức các nước lớn thì đang cố gắng thuyết phục thị trường bằng cái nhìn lạc quan hơn. Phía Mỹ thì nhất quán và liên tục cho rằng điều đáng sợ phải là tình trạng thất nghiệp, chứ còn rủi ro lạm phát tuy có nhưng chỉ là rủi ro nhỏ và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Và họ cũng nhấn mạnh rằng đồng Yuan số của Trung Quốc không thể nào sớm soán ngôi vị đồng tiền dự trữ của đô la Mỹ được. Còn Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF thì cũng cho rằng tuy Bitcoin được gọi là tiền (mã hóa) nhưng hoàn toàn không có chức năng của tiền tệ. Họ cũng như nhiều giới chức khác luôn coi Bitcoin chỉ là một trò cờ bạc, hay một loại tài sản đầu cơ.

Chưa rõ giới chức các nước sẽ thuyết phục thị trường thành công hay không bằng những bằng chứng tích cực cho thấy nền kinh tế thế giới đang quay trở lại quỹ đạo bình thường hóa và rằng sẽ chẳng có một cuộc xáo trộn, đổ vỡ lớn nào sẽ xảy ra trong tương lai có thể nhìn thấy được. Nhưng chừng nào giá của các loại tiền mã hóa còn tăng điên cuồng lên những ngưỡng mới thì sự điên cuồng này chỉ có thể lý giải rằng thị trường đang bị chi phối bởi tâm lý bi quan bầy đàn phi lý trước viễn cảnh xám xịt của thế giới.  

Saturday 24 April 2021

Làm thế nào để không trở thành nạn nhân của lừa đảo tài chính? (Bài đăng trên TBKTSG, 22/4/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/315592/lam-the-nao-de-khong-tro-thanh-nan-nhan-cua-lua-dao-tai-chinh.html/#292350

Tuần qua có hai sự kiện có đôi chút liên quan xứng đáng để chúng ta nghiền ngẫm và tự rút những bài học sống còn cho mình.

Vụ đầu tiên là cái chết của trùm lừa đảo kiểu Ponzi lớn nhất mọi thời đại Bernie Madoff ở Mỹ mà đến khi chết ở tuổi 82 trong lúc chịu bản án 150 năm tù từ năm 2008 thì nhiều người vẫn tiếp tục lôi ông này ra để mổ xẻ các thủ đoạn đã sử dụng để lừa bao người với tổng thiệt hại được cho là tới 65 tỷ đô la Mỹ.

Vụ thứ hai xảy ra ở Singapore với bị cáo là thương nhân Ng Yu Zhi, 33 tuổi, bị buộc tội lừa đảo trong bốn vụ việc gọi vốn từ các nhà đầu tư lên đến ít nhất một tỷ SGD (740 triệu USD) để đầu tư vào các thương vụ kinh doanh hàng hóa nhưng thực tế thì không có thương vụ nào cả.

Thông thường, các kẻ lừa đảo dụ dỗ bị hại thành công bằng thủ đoạn chào mời lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn mà ít nơi nào khác có được. Điều này được kiểm chứng trong trường hợp của Ng Yu Zhi, 33 tuổi. Anh ta khoe rằng tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng quý của các khoản đầu tư của anh ta lên đến 15% - mức mà chỉ có các công ty quản lý quỹ hàng đầu thế giới mới có thể kiếm được. Như vậy, có thể nói khách hàng của Ng là những cá nhân/tổ chức theo đuổi lợi nhuận cao.

Madoff thì không dụ con mồi bằng lợi nhuận cao ngất ngưởng đến mức khó tin như của Ng. Thay vào đó, ông ta “đều như vắt tranh” cộng cho khác hàng một khoản lãi gộp khiêm tốn hơn, ở quanh mức 10%/năm, bất kể thị trường trồi sụp như thế nào từ năm này qua năm khác. Với lợi nhuận khiêm tốn hơn, nhưng vẫn đủ cao và hấp dẫn này, khách hàng của Madoff là những người ưa “ăn chắc mặc bền” hơn.

Như vậy, nếu xét theo tiêu chí “bả lợi nhuận” từ hai vụ trên, điều có thể rút ra ở đây chỉ là, lừa đảo cũng có... phân khúc khách hàng! Nói cách khác, kẻ lừa đảo tài chính không chỉ là những người “nổ” về khả năng đem lại lợi nhuận như mơ cho khách mà còn lắm kẻ cũng rất “chừng mực” – nhưng tất nhiên vẫn phải hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao hơn so với các kênh đầu tư an toàn thông thường (ví dụ, gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) nếu muốn... lừa thành công! 

Vì điều đúc rút ở trên là rộng quá, nên cần có thêm tiêu chí khác để nhận dạng kẻ lừa đảo. Còn nhớ có dạo báo chí đăng mấy cái phóng sự về chuyện một số người mời chào đầu tư kiểu “làm giàu không khó” mà trang phục thì rẻ tiền, ngồi quán để tiếp thị mấy tiếng đồng hồ mà đến cốc nước cũng không dám gọi. Vậy là có ngay một tiêu chí khác để phân biệt đen trắng. Đó chính là sự thành đạt của “chủ đầu tư”, hay nói kiểu “người có lý luận” là, đến làm giàu cho mình còn không xong mà đòi bầy đặt tư vấn làm giàu cho người khác!    

Nhưng trong hai vụ việc trên, cả hai nhân vật chính đều là những người rất thành đạt về mặt tài chính, thể hiện ở bất động sản cao cấp, siêu xe dăm triệu USD, du thuyền nhiều triệu USD... Tương tự vậy là tiêu chí thành đạt xã hội. Ng tuy chỉ có chức danh là chủ tịch một công ty ít ai biết đến nhưng Madoff dù sao cũng đã từng làm Chủ tịch sàn giao dịch Nasdaq của Mỹ.

Vậy thì, nếu xét về mức độ giàu có, thành đạt và vai vế trong xã hội, kẻ lừa đảo có thể là... bất cứ ai!

Tiếp tục tìm kiếm các tiêu chí khác thì thấy hai nhân vật chính trên có điểm chung là ưa làm từ thiện hoặc có chân trong các tổ chức từ thiện. Làm từ thiện thường sẽ tạo được cảm giác tốt từ người khác về bản thân. Madoff, người thực hành đạo Do thái Chính thống, là Chủ tịch Hội đồng Ủy trị của Đại học Yeshiva, một trong những tổ chức trung tâm của cộng đồng Do thái Chính thống ở Mỹ, tiếp nhận các khoản tiền hiến tặng, đóng góp từ thiện cho cộng đồng. Còn Ng thì cũng chăm làm từ thiện ở Singapore. Mới tháng 8/2020, một trường đại học về dược ở Singapore còn ca ngợi Ng vì đóng góp của anh ta cho nỗ lực gây quỹ. 

Nhưng hiển nhiên là không thể từ điểm chung làm từ thiện của Ng và Madoff mà suy ra rằng những người làm từ thiện sẽ lừa đảo tài chính. Có chăng chỉ là, một lần nữa, kẻ lừa đảo có thể là bất cứ ai, giàu hay nghèo, sang hay hèn, làm từ thiện hay không.

Tiếp theo, một trong những yếu tố quyết định giúp cho Madoff lừa đảo nhiều người trong nhiều năm, và còn có khả năng tiếp tục lừa đảo lâu hơn nữa nếu khủng hoảng tài chính không nổ ra năm 2008, là việc để cho nhà đầu tư vào quỹ của Madoff muốn rút tiền ra lúc nào cũng được, nhờ đó “khắc phục” được một trong những điểm yếu làm cho các dự án lừa đảo dễ bị lộ là gửi tiền vào thì dễ nhưng không rút ra được.

Với trường hợp của Ng thì không rõ Ng có để cho khách rút tiền ra khi muốn hay không, ngoài một chi tiết đăng tải trên báo chí là có vị khách hàng chưa bao giờ rút tiền khỏi quỹ của Ng vì tin rằng quỹ này đang đem lại mức lợi nhuận cao và bền vững (có thể Ng đã trả lãi cao định kỳ).

Như vậy, nếu căn cứ vào chuyện có rút tiền được hay không để phán định đâu là kẻ lừa đảo thì cũng... không xong! Bởi kẻ lừa đảo cao tay sẽ để bạn tiếp tục rút tiền chừng nào mà chúng vẫn còn “gọi vốn” được từ những “nhà đầu tư” mới. Nói cách khác, tiêu chí có rút tiền được hay không chỉ giúp ta biết được nhanh hay lâu ai là kẻ lừa đảo cao tay mà thôi. Hơn nữa, đợi đến lúc ta bỏ tiền vào rồi mới có khả năng biết được có bị lừa hay không thì e là đã quá muộn, nên tiêu chí này xem ra cũng không mấy hữu ích.

Lại nghe có người bày cách phân biệt các dự án đa cấp – tức chẳng đầu tư vào đâu cả, như trong trường hợp của Ng với toàn dự án kinh doanh nói miệng – với các dự án đầu tư thật là xem các tài liệu, chứng từ đầu tư. Nếu vậy thì những kẻ như Madoff sẽ cười hả hê vì ông ta đã chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những chứng từ cần thiết như thật, chẳng hạn danh mục đầu tư và báo cáo thu nhập. Đến độ chỉ có một số rất ít người hoài nghi vào công ty của Madoff bởi nó mang lại kết quả kinh doanh tốt đến mức không thể tin được, nhưng họ lại suy luận theo hướng Madoff đang có các giao dịch rửa tiền hoặc nội gián mà không mảy may biết/nghĩ rằng thực ra Madoff chẳng đầu tư vào đâu hết.

Báo chí cũng đăng tải chuyện một số tổ chức tài chính đã cảnh giác, từ chối làm ăn với Madoff khi ông ta tìm đến để mời gọi vốn. Họ dùng các câu hỏi cơ bản kiểu như, ai là công ty luật của/đại diện cho ông (công ty 2 người à?); ai là công ty kế toán của ông (công ty hai người à?); tài sản đang được giữ ở đâu (ông giữ hay bên thứ ba độc lập nắm giữ?) để nhanh chóng “đọc vị” Madoff.

Đúng là trả lời được những câu này trước các con mắt nhà nghề thì dù kẻ cao tay hơn Madoff cũng... bó tay. Bởi thực sự thì các số liệu của Madoff được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán chỉ có ba nhân viên!

Nhưng đó là với con mắt nhà nghề, và là các tổ chức “tay to” nhiều tiền mà Madoff rất cần. Chứ còn đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên, là những người thậm chí cần và cảm thấy may mắn khi ông ta chấp nhận cho mình được góp vốn, thì không có “cửa” để hỏi, và có hỏi cũng chẳng để làm gì.

Tóm lại, không phải ngẫu nhiên mà những kẻ lừa đảo như Ng hay Madoff sẽ tiếp tục còn xuất hiện và nhiều người sẽ tiếp tục thành nạn nhân của chúng, bất chấp các loại bài học và kinh nghiệm đau thương được đúc rút. Để giảm thiểu cơ hội bị biến thành nạn nhân thì hoặc ta phải chấp nhận không mạo hiểm đầu tư, đặc biệt là ủy thác tiền của mình một cách dễ dãi cho ai/tổ chức nào đó (nhất là các tổ chức mà hoạt động của chúng không được kiểm soát bởi pháp luật). Hoặc phải nâng cao trình độ nhà nghề để nếu có cơ hội “được” đối thoại với các chủ dự án đầu tư thì còn có thể thấy được một số điểm “gợn” trong các dự án này mà cảnh giác, rút lui kịp thời.

Friday 23 April 2021

Cần cải cách triệt để chính sách bảo hiểm xã hội (Bài đăng trên TBKTSG, 22/4/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/315580/can-cai-cach-triet-de-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi.html 

Chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay có mấy tồn tại lớn và làm nảy sinh nhiều vấn đề và bức xúc trong xã hội. Để khắc phục, cần phải có một cuộc cải cách toàn diện, dựa trên đổi mới nhận thức một cách căn bản.

Những tồn tại chủ yếu

Thứ nhất, có sự phân biệt trong cách tính mức được hưởng lương hưu. Theo đó, có đối tượng thì được hưởng mức bằng X% (70%) của lương tháng trung bình trong Y (5) năm làm việc cuối cùng có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trước khi nghỉ hưu. Các đối tượng khác thì phải chịu cách tính thiệt thòi hơn là X% của lương tháng trung bình trong toàn bộ các năm làm việc có đóng BHXH.

Có thể có lý do nào đó để phân biệt, ví dụ như “người nhà nước” và người không. Nhưng sự bất bình đẳng về nơi làm việc, nếu buộc phải cho tồn tại, thì chỉ nên tồn tại ở chuyện đãi ngộ khi người đó đang đi làm, chứ không phải khi về hưu. Nếu vẫn cứ muốn phân biệt kể cả lúc về hưu thì phải tách bạch quỹ hưu trí theo cách tính lương hưu.

Cụ thể, người được tính lương hưu theo công thức 70% của lương trung bình năm năm cuối thì sẽ hưởng lương từ quỹ BHXH độc lập chỉ gồm những người được xác định trước là lương hưu sẽ được tính theo cách này. Tương tự như vậy cho người được hưởng lương hưu theo cách tính lương trung bình cho cả đời làm việc. Quỹ nào cạn kiệt thì không được “bù lỗ” chéo từ quỹ khác.

Bởi vậy, về nguyên tắc, BHXH chỉ được phép rút ra sau khi người lao động đã để lại, một cách bắt buộc, một phần đóng góp tối thiểu để làm quỹ lương hưu cho chính mình, đồng thời đảm bảo không bị vỡ quỹ chung. Và việc rút ra này chỉ được phép khi người lao động đạt đến một độ tuổi nhất định, gần với tuổi về hưu, chẳng hạn 50 tuổi.Thứ hai, cho phép người lao động nhận BHXH một lần. Cũng là một loại hình bảo hiểm, nhưng BHXH khác với bảo hiểm khác mang tính tự nguyện/tùy chọn, như nhân thọ, ở chỗ BHXH đảm bảo người lao động khi về hưu có tiền đủ sống ở mức tối thiểu trở lên (tùy theo mức đóng góp, nói thêm sau) mà không trở thành gánh nặng nhân đạo cho Nhà nước.

Thứ ba, có sự chênh lệch lớn trong mức lương hưu. Đây trực tiếp là hậu quả của tồn tại thứ nhất nêu trên, đồng thời cũng là một phần hậu quả của việc người lao động không có/được lựa chọn tự nguyện đóng thêm BHXH để được lương hưu cao hơn.

Kinh nghiệm của Singapore

Lý do chọn Singapore là bởi hệ thống lương hưu nước này tiếp tục đứng hàng tốp của châu Á và đứng hạng thứ 7 trong xếp hạng hệ thống lương hưu của 39 nước (chiếm hai phần ba dân số thế giới) năm 2020, theo chỉ số Mercer CFA Institute Global Pension Index. Bản thân người viết cũng đang đóng góp (và được hưởng) CPF nên cũng có một số hiểu biết về vấn đề này.

BHXH ở Singapore được biết dưới cái tên Central Provident Fund (CPF), được hình thành từ sự đóng góp của cả người lao động lẫn người tuyển dụng. CPF giúp người lao động để dành tiền tiết kiệm không chỉ cho lương hưu mà còn cho những thứ khác quan trọng như nhà ở, giáo dục bậc cao, và y tế.

Bởi vậy, quỹ CPF cho mỗi người có đến ba loại tài khoản khác nhau, một dành cho nhà ở, giáo dục bậc cao, và đầu tư (ở đây gọi tắt là TK1 cho dễ nhớ); một dành cho khi về hưu (TK2); và một dành cho y tế (TK3). Mọi khoản thu nhập của người lao động có hợp đồng (lương, thưởng, ngoài lương...) đều tự động được phân bổ vào ba tài khoản này theo tỷ lệ nhất định.

Đối tượng được và bắt buộc phải đóng và hưởng CPF là công dân Singapore và người có thẻ vĩnh trú, có hợp đồng dịch vụ với người sử dụng lao động (không nhất thiết phải là hợp đồng dài hạn).

Mức đóng góp bắt buộc vào CPF tùy thuộc độ tuổi người lao động. Ở tuổi đến 55 (tuổi được nhận lương hưu hiện là 65), công ty sẽ đóng 17% và người lao động sẽ đóng 20% lương tháng của mình. Ở các độ tuổi lớn hơn, theo bậc thang 5 tuổi, các mức đóng góp này sẽ giảm dần.

Người tự doanh, lao động tự do thì sẽ tự nguyện đóng CPF, tương tự như sự tự nguyện đóng BHXH ở Việt Nam. Khác biệt là ở Singapore, sau khi khai báo thuế thu nhập cuối năm, người tự doanh sẽ bị bắt buộc nộp vào tài khoản dành riêng cho y tế trong CPF (TK3) một khoản tiền tỷ lệ với thu nhập chịu thuế.

Người lao động đến tuổi 55 thì TK1 và TK2 sẽ tự động được hợp nhất và biến thành tài khoản hưu trí (TKH). Nếu muốn lĩnh lương hưu hàng tháng thì tiền trong TKH sẽ phải lớn hơn một mức tối thiểu. Nếu người lao động bước vào tuổi 55 vào năm 2021 này thì mức tối thiểu trong TKH cần có là 93.000 đô la Singapore (SGD). Với mức này thì vào tuổi 65 người lao động có thể nhận mức lương hưu khoảng 830 SGD/tháng (các mức này và liên quan đều được điều chỉnh tăng từng thời kỳ theo lạm phát).

Nếu muốn lĩnh lương hưu nhiều hơn thì người lao động phải bổ sung thêm tiền mặt và/hoặc đóng góp từ CPF của người thân vào TKH (hoặc dùng một phần giá trị nhà mua của chính phủ - khi bán/sang nhượng thì phải trả lại cho chính phủ kèm tiền lãi). Nhưng cũng chỉ có hai mức cao hơn trong TKH là 2x93.000 và 3x93.000 SGD, và ứng với đó là lương hưu cao hơn, lần lượt ở mức 1.450 và 2.110 SGD. Một cách lĩnh lương hưu cao khác là trì hoãn thời điểm lĩnh lương hưu, càng lĩnh muộn sau tuổi 65 thì lương sẽ càng cao lên.

Cách tạo, đóng góp vào tài khoản hưu trí và hưởng lương hưu như trên sẽ khắc phục được ba vấn đề mà Việt Nam đang gặp phải. Thứ nhất là chuyện năm công tác. Cứ đến tuổi, ví dụ 50, người lao động ở Việt Nam sẽ có một tài khoản hưu và phải có số dư tối thiểu là bao nhiêu đó để được hưởng lương hưu tối thiểu là bao nhiêu đó, bất kể người lao động đã công tác và/hoặc đóng bảo hiểm bao nhiêu năm, khỏi phải cộng trừ, điều chỉnh.

Thứ hai là chuyện tị nạnh lương hưu nhiều ít sẽ không còn, bởi đã đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng, đóng nhiều, hưởng nhiều, và tuy có chênh lệch nhưng mức chênh lệch giữa cao nhất với thấp nhất chỉ không quá 3 lần. Thứ ba là bất bình đẳng trong cách tính lương hưu như nói ở phần đầu. Lương hưu được lĩnh sẽ tương ứng với mức đóng/có trong tài khoản hưu TKH, chứ không phụ thuộc vào cách tính trung bình mấy năm cuối hay cả đời làm việc như ở Việt Nam, và tương ứng với đó là chuyện “làm nhà nước” hay không. 

Chuyển sang chuyện có được rút sớm/nhận BHXH một lần hay không. Ngoài trường hợp từ bỏ quốc tịch Singapore hoặc thẻ vĩnh trú và chuyển ra nước ngoài sống thì sẽ được rút toàn bộ CPF, Singapore cho phép người lao động được rút CPF trong mấy trường hợp sau, nhưng đều phải từ tuổi 55 trở đi: (i) nếu số tiền trong TKH bằng hoặc thấp hơn 5.000 SGD thì người lao động được rút toàn bộ số dư có trong TKH, và cần nhớ rằng mình sẽ không nhận được bất cứ khoản chi trả hưu trí nào khác; (ii) nếu số này lớn hơn 5.000 SGD nhưng ít hơn mức tối thiểu cần có để hưởng lương hưu (93.000 SGD) thì người lao động chỉ được rút 5.000 SGD khi đủ tuổi 55, sau đó đợi đến 65 tuổi thì được lĩnh một dạng tiền hưu chỉ bằng một phần lương hưu tối thiểu theo tỷ lệ bằng với tỷ lệ giữa số dư thực có trong TKH chia cho 93.000 SGD; (iii) nếu có số dư trong TKH nhiều hơn số dư tối thiểu cần có thì có thể rút ra phần chênh lệch này.

Như vậy, bằng cách không cho phép rút BHXH sớm (và rút hết), Singapore sẽ giảm thiểu được nguy cơ vỡ quỹ, cũng như phải trợ cấp nhân đạo cho người lao động vì không có lương hưu như ở Việt Nam. Đồng thời, cách làm này vẫn đảm bảo được sự linh động ở một mức độ nhất định với những trường hợp như đã đóng góp quá ít hoặc quá nhiều vào tài khoản hưu trí.

Còn nhiều điều có thể nói về BHXH của Singapore nhưng chỉ xin bổ sung thêm một điểm cuối, rằng Chính phủ Singapore cũng rất sòng phẳng, công bằng với người đóng BHXH. Mọi khoản tiền có trong TK1, TK2, TK3 và TKH đều được hưởng lãi suất, ở nhiều mức, tùy theo tài khoản và độ tuổi, từ 2,5% đến tới 6%/năm. Tiền trong TK1 có thể dùng để mua nhà (của chính phủ cung cấp; 90% dân Singapore sống ở nhà kiểu này); tiền trong TK1 và TK2 có thể dùng để đầu tư vào trái phiếu/quỹ đầu tư, tiền gửi kỳ hạn, các sản phẩm bảo hiểm kèm đầu tư; tiền trong TK3 thì dùng chi trả bảo hiểm sức khỏe và chi phí y tế... Nói cách khác, tiền đóng BHXH ở Singapore không bị “chết”, không thể sử dụng được, không được hưởng lãi như ở Việt Nam, làm nản lòng người đóng BHXH và làm tăng thêm động lực rút BHXH một lần.

Đồng thời, khi người lao động chết, mọi khoản tiền còn lại trong TKH (sau khi đã trừ phần lương hưu đã lĩnh) và TK3 sẽ được chuyển trả cho người thân theo chỉ định của người lao động. Cách này cũng làm tăng động lực đóng và duy trì BHXH ở Singapore.

Tóm lại, có nhiều điều có thể học hỏi từ cách duy trì hệ thống BHXH ở Singapore (mà bài này mới chỉ nêu sơ qua) để khắc phục các bất cập hiện nay ở Việt Nam.

Tuesday 20 April 2021

Sốt đất sẽ đi về đâu (Bài đăng trên Vietnam Investment Review, 20/4/2021)

https://www.vir.com.vn/charting-course-of-land-price-frenzy-83775.html 

(Bài dịch tiếng Việt ở dưới)

Charting course of land price frenzy

Since the end of 2020, the property market from the north to the south of Vietnam has become heated. However, due to the lack of a consistent, updated, and reliable set of property price indices, it is difficult to properly understand the level and scale of this property fever – if so one may call it – which is more than a decade removed from the most recent one.

Even so, anecdotes recount property prices rising sharply in many provinces and cities across the country, suggesting a property fever is already underway. For example, in Hanoi, following information that the concerned authority will announce the Red River urban subdivision planning in June, land prices in most of the planned areas (about 11,000 hectares administered by 13 districts in Hanoi) have rallied sharply, up to 50 percent in just two weeks, according to press reports.

In Ho Chi Minh City, a similar situation came about as the city is considering converting some rural districts into urban districts or cities for 2021-2030. These rural districts are Can Gio, Binh Chanh, Cu Chi, Hoc Mon, and Nha Be.

Property prices tending to increase faster in localities with new land planning schemes has made many to believe that the new land planning is the source of the current property frenzy – but this is only partially true.

In fact, many provinces and cities, including those experiencing the ongoing property fever, have at times announced new land use planning in the past. For instance, Ho Chi Minh City over the last five years announced land use schemes for its rural and urban districts in 2016, 2017, 2019, and 2020. Nevertheless, such land use scheme announcements had not caused any noticeable spikes in land prices in the affected areas.

Thus, the current property fever could have been triggered by another factor that is decisive and unique from 2020. That would be interest rate cuts by the State Bank of Vietnam (SBV) to support the country’s economic recovery and growth amid the pandemic.

1540 p23 charting course of land price frenzy
Current intrigue into land prices up and down the country are partially being triggered by interest rate cuts. Photo: Dung Minh

In 2020, the SBV cut policy rates three times to a record low in more than two decades, and these low policy rates remain into 2021.

While there are no signs that the SBV will soon hike again its policy rates and, thus, short-term interest rates in Vietnam, the country’s 10-year treasury yield has rebounded, albeit moderately, from the low in mid-January 2021 in tandem with the rise of US treasury yield.

The rebound in Vietnam’s yield shows that the market expects long-term interest rates in Vietnam to go up. This has been happening not only in Vietnam but also in many other countries around the world.

Take Singapore as an example, where its 10-year treasury yield is also tracking closely its US counterpart. When asked about the impact of the rapid rise in US long-term interest rates in the city-state, Monetary Authority of Singapore chairman and senior minister Tharman Shanmugaratnam said, “Buyers (of property) should assume that interest rates will rise.”

Confronting such interest rate rise expectations, the SBV maintained that it aims to “create stability” for both deposit and lending rates for the coming time. This can be interpreted as if the SBV will continue to maintain interest rates at the current record low levels for a while.

If the SBV is determined and able to maintain interest rates at current low levels in the near future, this will have important implications for the current property fever. That is, the fever will continue to escalate, spread to other provinces and cities, and will last until the SBV reverses its policy stance and raises policy rates.

Meanwhile, being concerned over the economic and social consequences of the property fever, many experts based on experiences in dealing with property bubbles in regional countries such as Singapore and China have recommended a number of solutions that are not interest rate-related. These include heavily taxing the ownership of more than one property, increasing the minimum required time to hold a property before the owners can sell, and reducing maximum amounts of bank loans for second or subsequent properties.

However, the above-mentioned solutions will be difficult to apply in Vietnam in the next year or two. Specifically, a solution to cap loans for second or other properties will require banks to share data on the credit status of each customer, individual or institutional in the real estate sector via a centrally controlled data centre.

This is certainly unlikely in the near future, considering the legal and capacity limitations of the country’s banking system.

As for a taxation solution for second or subsequent properties, it has been actively discussed in the past many years but never seems to have been seriously considered.

Hence, the course of the current property fever will mainly be driven by the SBV’s monetary policy. However, it is worth mentioning that the SBV has recently referred to data of bank lending to the real estate sector, which did not spike sharply in the first quarter of 2021 compared to total bank lending to imply that low-interest credit is not the underlying cause of the property frenzy.

What the SBV did not discuss, however, is that the data on credit to the real estate sector may have been incomplete because many loans were provided for other purposes but still ended up in real estate.

------------------------------

Từ cuối năm 2020, thị trường bất động sản Việt Nam đã trở nên nóng sốt trên diện rộng, từ Bắc vào Nam. Tuy nhiên, do thiếu vắng một bộ chỉ số giá bất động sản thống nhất, cập nhật và đáng tin cậy của các cơ quan chức năng nhà nước cũng như của các tổ chức khác nên khó có thể có một cái nhìn tổng quát về mức độ và quy mô của cơn sốt đất lần này, cách cơn sốt gần đây nhất hơn chục năm.

Dẫu vậy, các anecdotes cho thấy giá bất động sản đã tăng mạnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, cho thấy sốt đất đã hiện hữu tại thời điểm này ở Việt Nam. Ví dụ, tại Hà Nội, cùng với thông tin sẽ công bố đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vào tháng 6/2021, giá đất ở hầu hết các khu vực nằm trong quy hoạch với diện tích khoảng 11.000 ha thuộc 13 quận, huyện ở Hà Nội đã lên giá mạnh, thậm chí tới 50% chỉ trong vòng 2 tuần, theo thông tin trên báo chí.

Tại Ho Chi Minh City, tình hình tương tự cũng xảy ra khi thành phố đang xem xét đề án chuyển đổi một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021-2030. Đó là các huyện Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Nhà Bè.

Giá bất động sản có xu hướng tăng nhanh và mạnh tại những địa phương có đề án quy hoạch đất đai mới làm cho nhiều người tin rằng các quy hoạch đất đai mới là nguồn gốc của cơn sốt đất hiện nay. Nhưng điều này chỉ đúng một phần.

Trên thực tế, trong các năm trước đây, nhiều tỉnh thành, gồm những tỉnh thành đang diễn ra cơn sốt đất hiện nay, vẫn công bố các quy hoạch sử dụng đất mới. Chẳng hạn, Ho Chi Minh City trong vòng 5 năm qua đã nhiều lần công bố kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện, như trong các năm 2016, 2017, 2019 và 2020. Dẫu vậy, các lần công bố kế hoạch sử dụng đất này đã không gây ra biến động lớn đáng chú ý nào về giá đất tại các khu vực được quy hoạch.

Như vậy, cơn sốt đất lần này đã phải được châm ngòi bởi một yếu tố khác mang tính quyết định và riêng có trong giai đoạn kể từ năm 2020. Đó chính là việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (SBV) nhằm hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế vượt qua đại dịch covid-19.

Trong năm 2020, SBV đã ba lần hạ lãi suất điều hành xuống mức thấp kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ. Lãi suất này tiếp tục được duy trì sang năm 2021.

Trong khi chưa có dấu hiệu SBV sẽ sớm tăng trở lại lãi suất điều hành , do đó, lãi suất ngắn hạn của Việt Nam, nhưng lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm đã tăng trở lại, dù ở mức độ còn chưa lớn, kể từ giữa tháng 1/2021 cùng đà tăng của trái phiếu Kho bạc Mỹ.

Dấu hiệu này cho thấy thị trường kỳ vọng lãi suất dài hạn ở Việt Nam sẽ tăng lên. Điều này đã và đang xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ như trường hợp của Singapore, nơi mà lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng tăng mạnh theo sát lợi suất tương ứng của Mỹ, khi được hỏi về tác động của việc lãi suất dài hạn của Mỹ tăng nhanh lên quốc đảo này, Monetary Authority of Singapore Chairman and Senior Minister Tharman Shanmugaratnam nói rằng: “Buyers (of property) should assume that interest rates will rise”.(1)

Trước kỳ vọng tăng lãi suất này, SBV cho biết định hướng điều hành lãi suất thời gian tới sẽ “tạo sự ổn định” đối với cả lãi suất huy động và cho vay.(2) Điều này có thể được diễn giải ra là SBV sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục như hiện nay trong một thời gian bất định nữa.

Nếu SBV quyết tâm và có đủ năng lực để duy trì lãi suất ở mức thấp như hiện nay trong thời gian tới thì điều này có một hàm ý quan trọng cho cơn sốt đất hiện nay. Đó là cơn sốt này sẽ tiếp tục leo thang, lan rộng ra nhiều tỉnh thành khác và sẽ còn kéo dài cho đến chừng nào SBV đảo ngược lập trường chính sách và tăng lãi suất điều hành lên.

Trong khi đó, quan ngại với những hậu quả về kinh tế và xã hội mà sốt đất sẽ gây ra, nhiều chuyên gia dựa trên các kinh nghiệm đối phó với sốt đất ở các nước trong khu vực như Singapore và Trung Quốc đã khuyến nghị các giải pháp không dựa vào lãi suất như đánh thuế nặng lên việc sở hữu bất động sản thứ hai trở lên, tăng thời gian sở hữu bất động sản trước khi được bán lại, và giảm mức tối đa vay ngân hàng cho các bất động sản từ thứ hai trở đi...

Tuy nhiên, các giải pháp từ kinh nghiệm nước ngoài này sẽ khó có thể áp dụng ngay ở Việt Nam trong thời gian 1, 2 năm tới. Ví dụ, giải pháp hạn chế cho vay bất động sản từ thứ hai trở lên đòi hỏi các ngân hàng phải nối kết với nhau về tình trạng tín dụng của từng khách hàng, cá nhân và tổ chức, trong lĩnh vực bất động sản. Đây là điều chắc chắn không thể xảy ra trong tương lai gần nếu xét đến các hạn chế về pháp lý và năng lực của hệ thống ngân hàng. Hoặc đối với giải pháp đánh thuế lên bất động sản thứ hai trở lên, vấn đề này đã không ít lần được đề cập tới trong những năm trước đây nhưng dường như chưa bao giờ được nghiêm túc xem xét.

Tóm lại, viễn cảnh trong thời gian tới của cơn sốt đất hiện nay sẽ chỉ còn chủ yếu phụ thuộc vào đường hướng chính sách tiền tệ của SBV. Nhưng điều đáng nói là gần đây SBV đã dẫn các số liệu tín dụng vào bất động sản không tăng đột biến trong quý 1/2021 để ngụ ý rằng tín dụng ngân hàng với lãi suất thấp không phải là nguyên nhân sâu xa cho cơn sốt hiện nay. Điều mà họ không đề cập là số liệu tín dụng vào bất động sản có thể đã bị báo cáo thấp đi bởi nhiều khoản cho vay là có mục đích khác nhưng rốt cuộc vẫn đổ vào bất động sản.       

Monday 19 April 2021

Lạm phát của người nghèo và lạm phát của người giàu! (Bài đăng trên TBKTSG, 16/4/2021, tiêu đề do báo đặt lại)

https://www.thesaigontimes.vn/315403/lam-phat-cua-nguoi-ngheo-va-lam-phat-cua-nguoi-giau-.html 

Xin nói trước rằng lạm phát đề cập trong bài này không phải là lạm phát phi mã hàng chục, hàng trăm phần trăm, bởi đã đến mức độ như vậy thì nền kinh tế đã đứng bên bờ vực sụp đổ. Vậy, với lạm phát ở mức một con số, nó sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế?

Trước đây, có dạo lạm phát xoay quanh mức tăng trưởng GDP. Ngay cả nhiều chuyên gia lúc đó cho rằng tăng trưởng như vậy là “không còn ý nghĩa”. Không hiểu rõ ý của họ lắm, nhưng có lẽ kết luận này dựa trên quan niệm sai lầm rằng GDP tăng trưởng 6% mà lạm phát cũng là 6% thì suy ra tăng trưởng GDP “thực” chỉ là... 0%! Cái sai ở đây là hiểu 6% tăng trưởng của GDP này đã là tăng trưởng của GDP danh nghĩa, chưa trừ lạm phát, cũng tương tự như cách hiểu rất phổ biến là nếu tăng trưởng GDP là 6% mà lãi suất cho vay lên đến 10% thì nền kinh tế làm ra một năm không đủ... trả lãi vay!

Nếu lạm phát ở mức vừa phải hơn, chẳng hạn quanh quẩn 4%, như mục tiêu được đặt ra ở Việt Nam trong năm trước và năm nay, thì sẽ gây hậu quả gì cho xã hội?

Xem lại lạm phát năm 2020, được thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân, với mức tăng so với năm 2019 là 3,23%. Chỉ số này tương đối đẹp, vì nó thấp hơn đáng kể ngưỡng mục tiêu của Quốc hội trong năm đó là 4%. Nhìn sâu hơn vào con số này thì thấy giá lương thực tăng tới 4,51%, giá thực phẩm tăng mạnh hơn, 12,28%, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35%, và giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 4,32%.

Quý 1 năm nay, CPI bình quân quý 1 chỉ tăng 0,29%. Tuy nhiên, tương tự như cả năm 2020, nhóm tăng giá mạnh nhất là lương thực (gạo, tăng 8,55%), thực phẩm (0,49%), và giáo dục (4,49%). Một khác biệt lớn so với CPI bình quân của năm 2020 là CPI bình quân quý 1 còn bị tác động tăng lên bởi giá gas tăng mạnh thêm 7,58%.     

Cần biết rằng chi phí lương thực, thực phẩm, chất đốt, và y tế, giáo dục cơ bản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức chi tiêu của những hộ nghèo so với các hộ giàu, và những mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ này không dễ dàng trì hoãn hay thay thế. Như vậy, dù chỉ với mức lạm phát chung vừa phải thì người nghèo cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề so với người giàu ở Việt Nam (hay bất cứ ở nước nào).

Chưa hết, theo kết quả nghiên cứu gần đây của Bloomberg dựa trên hành vi tiêu dùng của các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau ở Mỹ thì nhóm người giàu nhất lại là nhóm chịu mức lạm phát thấp nhất. Lý do được đưa ra là các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho những hàng hóa và dịch vụ mà người giàu chi tiêu nhiều nhất phải cạnh tranh với nhau nhiều hơn, dẫn đến có nhiều đổi mới sáng tạo hơn trong các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ này, làm cho giá cả của chúng giảm đi. Còn nhóm hàng hóa và dịch vụ mà người nghèo hơn tiêu dùng nhiều hơn như lương thực, thực phẩm, y tế thì chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của nhóm người giàu.

Trong khi đó, tài sản của nhóm người giàu nhìn chung đã tăng mạnh nhờ cơn sốt chứng khoán và bất động sản trong năm qua kéo dài sang năm nay. Ngoài ra, phần lớn công việc của họ không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, và họ có thể làm việc tại nhà mà không bị mất việc như với các tầng lớp nghèo hơn.  

Do vậy, có thể nói đại dịch và lạm phát lương thực và các hàng tiêu dùng thiết yếu đã làm cho người giàu thì càng giàu thêm, và chỉ có người nghèo là bị thiệt hại kép – phải chịu mức lạm phát  cao hơn trong khi thu nhập giảm đi. Nói cách khác, đại dịch và lạm phát làm tăng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội.

Nhưng kết luận như trên không có nghĩa là lạm phát nhất thiết cần phải càng thấp càng tốt. Bởi một chút lạm phát (trên 2% như ở nhiều nước) sẽ kích thích thị trường việc làm, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người nghèo, đặc biệt trong các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như các ngành dịch vụ (khách sạn, nhà hàng, ăn uống v.v...). So với tình trạng thất nghiệp thì rõ ràng lạm phát nhẹ tạo công ăn việc làm lại có tác dụng giảm bất bình đẳng. 

Tóm lại, trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa rõ hồi kết và lạm phát vẫn đang chịu áp lực tăng lên, Việt Nam nên thận trọng hơn với mục tiêu lạm phát, và theo đó là mức độ tăng cung tiền và các biện pháp kích thích thông qua chi tiêu của Chính phủ, để đảm bảo sự thụ hưởng thành quả phục hồi và tăng trưởng kinh tế không phải là đặc quyền riêng của giới có thu nhập cao.

Saturday 17 April 2021

Học được gì từ vụ lừa đảo kiểu Madoff? (Bài đăng trên CafeF, 16/4/2021)

https://cafef.vn/hoc-duoc-gi-tu-vu-lua-dao-kieu-madoff-20210416071736839.chn 

Hẳn không ít người vẫn còn nhớ cái tên quá tai tiếng Bernie Madoff. Ông này là tác giả của vụ lừa đảo tài chính kiểu Ponzi lớn nhất mọi thời đại, ước tính gây thiệt hại cho các nhà đầu tư tới 65 tỷ đô la Mỹ khi “bị lộ” vào thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Madoff đã qua đời hôm 14/4 trong tù ở tuổi 82. Tuy vậy, với những thủ đoạn tinh vi khai thác bản tính con người để trục lợi mà ông ta đã để lại cho đời, chắc sẽ còn nhiều Madoff khác xuất hiện và biến rất nhiều người thành nạn nhân của họ.

Thông thường khi đưa tiền cho ai, tổ chức nào đó để tiến hành “dự án đầu tư”, nếu bạn là người khôn ngoan, nhạy bén thì chắc sẽ cảnh giác, nghi ngờ khi thấy họ có những biểu hiện sau.

Thứ nhất, họ không nhất quán, vô kỷ luật. Dự án không cho thấy có sự nhất quán với nhau giữa các bộ phận/cấu phần; các chứng từ/giấy tờ không được lưu trữ cẩn thận; khách hàng không nhận được các báo cáo cập nhật tình hình định kỳ được chuẩn bị một cách bài bản, công phu và chi tiết; bạn muốn rút tiền mặt ra nhưng sẽ không (dễ) rút được.

Thứ hai, họ hứa hẹn, vẽ ra những con số quá tuyệt vời, tốt đến độ không thể tin được.

Thứ ba, họ luôn tìm cách kích thích, đánh vào lòng tham muốn kiếm tiền nhiều và nhanh của bạn.

Thứ tư, họ luôn khuyếch trương, quảng cáo rùm beng, “nổ” với mọi người, mọi nơi, mọi lúc có thể về dự án của mình với những lời có cánh để sao cho càng nhiều người tham gia càng tốt.

... Nhưng, thứ năm, trong khi chẳng mấy ai biết rõ họ là ai với ai, ngoài những điều họ tự xưng.

Nếu đúng bạn đã nghi ngờ và tránh xa những người chủ dự án đầu tư như vậy thì xin chúc mừng! Bạn đã và chắc sẽ thoát được nhiều cạm bẫy đầu tư, những kiểu “làm giàu không khó” mà nhiều, rất nhiều người khác đã bị mắc bẫy.

Nhưng nếu ông chủ các dự án đầu tư lại có những biểu hiện, có cách cư xử hoàn toàn ngược lại với năm điều nêu trên thì chắc bạn sẽ tin tưởng (hoàn toàn) vào ông ta phải không?

Nếu bạn tin vào người như vậy thì xin chia buồn! Bạn rất có “tiềm năng” làm khách hàng của một Madoff thứ n!

Ở điểm thứ nhất nói trên, Madoff làm ngược lại một cách xuất sắc, ở từng khía cạnh được nêu. Thậm chí, ông ta còn trình ra cả một danh sách dài những cổ phiếu với biến động lỗ lãi hàng tháng mà ông ta nói rằng khách hàng đang sở hữu qua quỹ của mình. Tất nhiên là nếu bạn “lăn tăn”, muốn kiểm tra chéo bằng cách cộng dồn các con số lỗ lãi chi tiết này thì bạn sẽ thấy nó khớp với con số lỗ lãi tổng quát mà công ty Madoff báo cáo với nhà đầu tư định kỳ! Vậy nếu bạn là nhà đầu tư không chuyên, liệu bạn có nghi ngờ các báo cáo của Madoff là “bịa” không? Chắc không!

Ở điểm thứ hai, Madoff biết rõ rằng người ta sẽ hoài nghi ngay vào những thứ “too good to be true” (tuyệt đến độ không thể tin được). Về tổng thể thì kết quả đầu tư của Madoff đúng là quá tuyệt. Nhưng kết quả từng năm một thì trông không tuyệt quá. Ông ta chỉ đơn giản là nhập lãi gộp loanh quanh 10%/năm, năm này qua năm khác, vào khoản đầu tư của bạn, nhưng như thế cũng đã quá đủ để khoản đầu tư của bạn trở nên “khủng” sau nhiều năm “đầu tư” với quỹ của Madoff. Ông ta không bao giờ tuyên bố là mang lại mức lợi nhuận cao hơn thế, kể cả khi thị trường tăng đến 20%. Chỉ sau nhiều năm “đầu tư” thì sự lừa bịp của Madoff mới lộ ra; sự nhất quán của Madoff cuối cùng trở thành điều bất khả tín về mặt thống kê, nhưng tự thân sự nhất quán đó lại là hoàn toàn khả tín nếu nhìn từng năm một.

Ở điểm thứ ba, Madoff hành xử mẫu mực đến mức độ khách hàng nạn nhân của ông ta không có nhiều người thuộc dạng tham làm giàu nhanh chóng. Ngược lại, họ thường nhìn nhận đầu tư với Madoff là cách làm thận trọng và đáng tin cậy để đảm bảo khoản tiết kiệm của họ tăng trưởng đều đều.

Ở điểm thứ tư, Madoff khôn khéo tạo ra cảm tưởng riêng có cho nạn nhân. Khi bạn ông ta ngỏ ý muốn được góp vốn vào quỹ đầu tư của ông ta thì Madoff sẽ nói ngay rằng quỹ đã đủ rồi và ông ta không thể làm gì được nữa. Nhưng sau đó ông lại mủi lòng và nói có thể có cách giúp bạn. Trong những hoàn cảnh như vậy, người ta thường cảm thấy mình được ân huệ cho tham gia và nghĩ rằng cái mình mua là rất đặc biệt. Tất nhiên thường là các quỹ mà bạn tham gia đó là không được giám sát bởi luật và thiếu minh bạch. Đây cũng là cách mà nhiều quỹ phòng hộ và quỹ đầu tư tư nhân áp dụng.  

Ở điểm thứ năm, Madoff điều hành một công ty môi giới và đã leo lên đến vị trí Chủ tịch của sàn Nasdaq.

Như vậy, Madoff đã có thể lừa gạt bao người trong suốt nhiều năm trời (và có lẽ sẽ còn tiếp diễn nếu khủng hoảng tài chính 2008 không nổ ra) là bởi ông ta hiểu rõ cách để mọi việc yên bình trôi qua mà không làm dấy lên tín hiệu cảnh báo. Con người có lý trí sẽ cảnh giác với những lời hứa quá đẹp đẽ thì ông ta làm cho kết quả của quỹ của mình trở nên khiêm tốn một cách đều đặn, tạo ra một cảm giác rằng quỹ làm ăn rất cẩn trọng, an toàn. Con người có lý trí thì sẽ đánh giá cao những cơ hội trời cho riêng mình và Madoff là người đem lại cho bạn cơ hội đó, bằng cách “dành riêng” cho bạn cơ hội đầu tư vào quỹ làm ăn cẩn trọng của ông ta. Dù doanh nghiệp của ông ta là một doanh nghiệp lừa đảo thì ông ta vẫn làm nó trông như đang kinh doanh nghiêm túc, thật sự, với dịch vụ khách hàng đẳng cấp. Đối với người bình thường và cả những người thông thái, mọi thứ trông đều hợp lẽ, không có gì đáng ngờ.

Biết và nhận dạng được các thủ thuật nói trên sẽ giúp bạn thoát khỏi sập bẫy các dự án đầu tư đa cấp đẹp đẽ trá hình một cách tinh vi, ngoài những trò lừa đa cấp thông thường quá lộ liễu nhan nhản trong xã hội ngày nay.


Thursday 15 April 2021

Nhượng bộ mới của Mỹ về thuế doanh nghiệp toàn cầu, Việt Nam cần làm gì? (Bài đăng trên TBKTSG, 15/4/2021)

https://www.thesaigontimes.vn/td/315415/nhuong-bo-moi-cua-my-ve-thue-doanh-nghiep-toan-cau-viet-nam-can-lam-gi.html

Báo chí đưa tin ngày 26-2-2021 Mỹ đã nhượng bộ một bước lớn đối với gần 140 nước tham gia đàm phán dưới sự chủ trì của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về một chế độ thuế doanh nghiệp toàn cầu. Theo đó, Mỹ tuyên bố từ bỏ đòi hỏi điều khoản “safe harbor” - điều khoản cho phép các công ty công nghệ lớn của Mỹ được lựa chọn không phải trả thuế ở nước ngoài.

Và mới đây, Mỹ lại có một đề xuất mới, có thể nói là một sự nhượng bộ hơn nữa, về vấn đề đánh thuế các doanh nghiệp đa quốc gia lớn trên thế giới. Đề xuất này của Mỹ đưa ra hai mục tiêu: (i) đặt ra mức thuế toàn cầu tối thiểu 21% và đảm bảo rằng khoảng 100 doanh nghiệp lớn nhất thế giới phải trả thuế cho nơi mà chúng có hoạt động kinh doanh; và (ii) xem xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong việc quyết định sẽ có bao nhiêu phần trăm doanh thu của nó bị đánh thuế bởi nước bản địa nơi mà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh.

Việc Mỹ đồng ý để các nước khác đánh thuế các công ty đa quốc gia tại nơi chúng có khách hàng và kiếm được tiền nhưng không có sự hiện diện vật lý như văn phòng đại diện hoặc chi nhánh là một nhượng bộ, bởi trước đây những nước này không thu được hay chỉ thu được một ít thuế từ các công ty này, còn phần lớn thuế được trả cho nơi đặt đại bản doanh - tức Mỹ.

Trước đó, như dưới thời Tổng thống Donald Trump, các nỗ lực đơn phương đánh thuế các công ty này bởi nước sở tại như Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đã bị Mỹ đe dọa trừng phạt, trả đũa (với cáo buộc là sự đánh thuế như vậy là bất công bằng, chỉ nhằm vào công ty Mỹ) bằng việc áp thuế cao lên các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt của những nước này vào Mỹ. Nói cách khác, bằng đề xuất mới này, Mỹ đã đồng ý chia sẻ miếng bánh thuế nhiều hơn cho các nước khác và, quan trọng hơn, thừa nhận và khai thông quyền đánh thuế của các nước khác lên các công ty đa quốc gia Mỹ.

Nhượng bộ thứ hai của Mỹ là đề xuất đánh thuế vào doanh thu của các công ty đa quốc gia tại nước sở tại, miễn là các công ty này thỏa mãn quy định về ngưỡng doanh thu và biên độ lợi nhuận để tính thuế. Như vậy thì hiển nhiên là các công ty công nghệ lớn của Mỹ sẽ phải nộp thuế nhiều hơn cho các nước ngoài Mỹ mà chúng có hoạt động, có khách hàng.

Vì sao Mỹ “nhượng bộ”?

Nhưng nếu Mỹ tăng thuế doanh nghiệp thì sẽ đối mặt với rủi ro là các công ty này tìm cách lách thuế bằng cách chuyển hạch toán lợi nhuận ra nước ngoài, nơi có thuế suất thấp hơn Mỹ.Nhưng Mỹ không vô cớ tự nhiên nhượng bộ như vậy. Mỹ đang lên kế hoạch tăng thuế suất thuế doanh nghiệp với các công ty Mỹ lên 28% (từ mức hiện tại 21%), và mức tối thiểu 21% với các công ty đa quốc gia, nhằm thu thêm được 2.500 tỉ đô la trong vòng 15 năm tới để trang trải cho khoản đầu tư hơn 2.000 tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và ngành chế tạo.

Tổng thống mới của Mỹ, Joe Biden, từng bày tỏ nỗi bực bội với các công ty đa quốc gia, như Amazon, về việc chúng chuyển hoạt động sang các thiên đường thuế hoặc sử dụng các lỗ hổng pháp lý để trả ít hoặc không trả một đồng thuế nào, ít hơn nhiều mức thuế mà các một số cá nhân phải nộp.

Ông nói thêm rằng sẽ ngăn chặn hành vi này. Như vậy, bằng đề xuất đánh thuế tối thiểu toàn cầu, ở mức 21%, và nếu được đồng thuận bởi gần 140 nước khác vốn trước đó đang bàn thảo về một mức thuế tối thiểu toàn cầu chỉ khoảng 12,5%, Mỹ sẽ không phải bận tâm nhiều đến rủi ro này, mà theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen thì đó (sự cạnh tranh giữa các nước để thu hút các công ty đa quốc gia bằng cách hạ thuế doanh nghiệp) là “cuộc đua 30 năm trường xuống đáy”.  

Ngoài ra, nếu như trước đây các nước chỉ tập trung vào đánh thuế các công ty công nghệ, mà như thế tức chủ yếu là công ty Mỹ, thì nay với đề xuất mới, tất cả các nước sẽ phải đánh thuế các công ty đa quốc gia lớn nhất về doanh thu và lợi nhuận trong bất cứ lĩnh vực và ngành nào ở cùng mức thuế (thường như trước đây chúng trả ít hơn) trong phạm vi tài phán của họ, tạo ra một cuộc chơi công bằng hơn cho các doanh nghiệp Mỹ.

Về lý do tại sao Mỹ lại đề xuất giới hạn việc đánh thuế chỉ với khoảng 100 công ty đa quốc gia lớn nhất, và có lợi nhuận cao nhất, đó là bởi mong muốn làm giảm sự phức tạp trong khi không làm giảm đáng kể tổng lợi nhuận có thể bị đánh thuế mới này. Còn về lý do phải xem xét biên độ lợi nhuận khi đánh thuế lên doanh thu thì điều này là để bảo đảm các công ty đa quốc gia có đủ khả năng trả được số thuế bị tính hay không, bởi không phải công ty nào lúc nào cũng làm ra đủ lợi nhuận để trả thuế tính trên doanh thu.

Đề xuất trên của Mỹ đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều nước trong nhóm G20, nhóm 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, và họ hy vọng sẽ kết thúc đàm phán về cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu giữa 140 nước thông qua OECD trong cuộc họp thượng đỉnh bộ trưởng tài chính G20 vào tháng 7 này. Điều này có một số hàm ý lớn cho Việt Nam.

Việt Nam trong cuộc... cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu

Do chưa có tin tức gì về việc Việt Nam tham gia với các nước khác trên thế giới trong cuộc đàm phán thuế toàn cầu trên nên có thể suy ra rằng Việt Nam vẫn đứng ngoài một thỏa thuận toàn cầu về thuế doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, Việt Nam đang xem xét, đã hoặc chuẩn bị thực thi một số biện pháp để bắt các công ty đa quốc gia như Google hay Facebook phải trả thuế phát sinh do có người sử dụng dịch vụ của chúng ở Việt Nam, gồm buộc thanh toán dịch vụ qua Napas, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, khai báo nộp thuế nhà thầu, và có trách nhiệm khấu trừ thuế tại nguồn với các cá nhân liên quan...

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành một số điểm của Nghị định 126, theo đó đẩy trách nhiệm đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ sang cho các ngân hàng thương mại bằng cách quy định các ngân hàng có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay tiền thuế nếu các công ty này không kê khai và nộp thuế bán hàng cho các cá nhân tại Việt Nam.

Dù biện pháp nào trong số những biện pháp trên sẽ được thi hành thì nó/chúng chắc chắn sẽ khác biệt hoàn toàn, theo kiểu “một mình một chợ” với thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu có khả năng sẽ được thông qua như đề cập bên trên. Tất nhiên là Việt Nam không nên gây ra những bất đồng, xung đột thương mại mới với Mỹ và các nước khác về vấn đề đánh thuế các công ty đa quốc gia lớn, nên các biện pháp trên nếu đang được xem xét nghiêm túc hoặc đã được thông qua và thực hiện thì tốt nhất là nên được hủy bỏ, thu hồi.

Đó là chưa nói đến tính hiệu quả thấp của các biện pháp này nếu có được áp dụng, bởi nó phụ thuộc nhiều vào sự tự giác hợp tác kê khai của các đối tượng chịu thuế. Ngoài ra, số thuế thu được từ các biện pháp này, dù được thực thi hiệu quả, cũng có nhiều khả năng vẫn sẽ thấp hơn mức thu theo doanh thu và thuế suất tối thiểu toàn cầu như nêu trên.

Thay vào đó, các nỗ lực cần tập trung vào theo dõi tiến độ (nếu Việt Nam chưa tham gia) và kết quả của cuộc thương lượng quốc tế đang diễn ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để ban hành và/hoặc sửa đổi các điều khoản pháp luật có liên quan để việc đánh thuế các công ty đa quốc gia lớn tại Việt Nam là tuân thủ với luật pháp và các thỏa thuận quốc tế mới sẽ được đưa ra trong thời gian tới. 

Wednesday 14 April 2021

Nghịch lý ngân hàng muốn giảm vốn điều lệ? (Bài đăng trên CafeF, 15/4/2021)

https://cafef.vn/nghich-ly-ngan-hang-muon-giam-von-dieu-le-20210415070116655.chn 

NHNN mới đây cho biết thời gian qua đã nhận được “đề nghị của ngân hàng thương mại cổ phần” có nhu cầu giảm mức vốn điều lệ theo quy định tại Điều 29 Luật các Tổ chức tín dụng. Cách dùng từ của NHNN cho thấy có thể chỉ có một ngân hàng là muốn giảm vốn điều lệ.

Trong bối cảnh đa phần các ngân hàng thương mại đang cố gắng tăng vốn điều lệ hoặc để đáp ứng tiêu chuẩn vốn an toàn tối thiểu cao hơn theo Basel II, hoặc đơn giản chỉ là để tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần tín dụng và dịch vụ ngân hàng thì mới đây lại có thông tin một ngân hàng muốn xin giảm vốn điều lệ. Chuyện này nghe như là một điều nghịch lý. Bản thân NHNN chắc cũng chưa từng lường trước động thái xin giảm vốn này bởi trong thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan (Thông tư 50/2018) chỉ có quy định về tăng vốn điều lệ mà không có quy định cho việc ngược lại, vì thế mới đây đã phải ban hành thông tư hướng dẫn. 

Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có chuyện xin giảm vốn này? ngân hàng nào lại muốn làm điều có vẻ ngược với thị trường như vậy? việc giảm vốn sẽ tác động thế nào tới bản thân ngân hàng và cổ đông?...Xoay quanh câu chuyện, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của chuyên gia Phan Minh Ngọc.

PV: Theo chuyên gia ngân hàng nào có khả năng muốn xin giảm vốn điều lệ, và "động cơ" của việc xin giảm vốn này là gì?

TS. Phan Minh Ngọc: Trước hết, cần lưu ý rằng vốn pháp định (vốn tối thiểu) cho ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ đồng nên dù ngân hàng muốn xin giảm vốn điều lệ nói trên, cứ tạm gọi là ngân hàng X, muốn giảm vốn điều lệ thì vốn này sẽ không được nhỏ hơn 3.000 tỷ đồng. Hiện tuy ít nhưng vẫn còn một số ngân hàng thương mại có vốn điều lệ đúng bằng vốn pháp định. Suy ra tiếp là ngân hàng X này không phải là một trong số các ngân hàng có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, hoặc các ngân hàng đang bị giám sát đặc biệt, thuộc dạng bị bắt buộc tái cơ cấu.

Tiếp theo, dù hiện này vẫn còn nhiều ngân hàng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn vốn an toàn tối thiểu 8% theo Basel II nhưng chắc chắn là không còn, không có ngân hàng nào không đáp ứng được tiêu chuẩn này theo Thông tư 36/2014 (với yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR là 9%, dễ đạt hơn mức yêu cầu 8% theo Basel II).

Giả sử ngân hàng X có mức vốn an toàn tối thiểu lớn hơn mức quy định (có CAR >8% theo Basel II hoặc >9% theo Thông tư 36). Giả sử tiếp là họ muốn giữ nguyên cơ cấu và loại hình tài sản như hiện tại. Việc giảm vốn điều lệ sẽ làm giảm tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (giả thiết mọi điều kiện khác không thay đổi). Như vậy, ngân hàng X muốn giảm vốn điều lệ thì cũng chỉ giảm được trong phạm vi không làm tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu trở nên nhỏ hơn mức quy định.

Điều quan trọng là khi giảm được vốn điều lệ trong phạm vi cho phép trong khi vẫn giữ nguyên các tài sản có (tức không làm ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận) và, đồng thời, không làm tụt giảm mức an toàn vốn tối thiểu xuống dưới ngưỡng quy định thì mọi khoản lợi nhuận tạo ra trong kỳ (không thay đổi bởi tài sản có không thay đổi) sẽ được chia cho một số ít hơn cổ phiếu đang lưu hành, tức là tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền sẽ tăng lên. Cổ đông thì đa phần luôn thích lựa chọn này. Cổ đông hiện hữu cũng có thể cảm thấy có lợi hơn khi, trong điều kiện bình thường, việc giảm số cổ phiếu sẽ làm tăng giá cổ phiếu.

Về hình thức, giảm vốn điều lệ xảy ra khi ngân hàng (buộc phải) tiêu hủy cổ phiếu quỹ, hoặc tiến hành mua lại phần vốn góp của thành viên (cá nhân hay doanh nghiệp, ngân hàng khác) vì một số lý do như bất đồng với các thành viên khác. Ngoài ra, ngân hàng có thể giảm vốn điều lệ khi vốn này không còn thích hợp với những thay đổi về quy mô, hình thức và chiến lược hoạt động của ngân hàng.

Về phía người làm thuê cho cổ đông – Tổng giám đốc và ban Tổng giám đốc, họ thường cũng thích ngân hàng có ít vốn điều lệ hơn, bởi cái mà họ quan tâm hơn trong nhiệm kỳ của mình, và sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng, tiền lương và tiền thưởng của họ, là tỷ suất lợi nhuận trên vốn, ROE. Trong khi như đã giả thiết cho đơn giản là lợi nhuận, R, không thay đổi bởi cơ cấu và chất lượng tài sản được giữ nguyên, người điều hành ngân hàng chỉ có thể cải thiện ROE bằng cách giảm vốn điều lệ/tự có, E.

Trường hợp ngân hàng X muốn giảm vốn điều lệ mà tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu đã đến ngưỡng thì việc giảm vốn điều lệ sẽ phải đi đôi với việc giảm tài sản. Hay nói ngược lại, khi ngân hàng có nhu cầu giảm tài sản thì họ sẽ thấy việc duy trì vốn điều lệ nhiều như hiện tại là không cần thiết, bởi khi giảm tài sản thì tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu sẽ tăng hơn nữa trên ngưỡng quy định một cách không còn cần thiết nữa.

Việc giảm tài sản có vẻ là nghịch lý, thực tế liệu có trường hợp nào thấy họ cần phải giảm tài sản?

Đúng là việc giảm tài sản nghe cũng là một nghịch lý nữa trong thời điểm hiện nay khi mà hầu hết ngân hàng đều muốn tăng vốn để tăng quy mô tài sản, nhưng việc muốn giảm tài sản là một mong muốn có khả năng là thật.

Trường hợp muốn giảm tài sản đầu tiên là khi Tổng giám đốc và ban giám đốc theo đuổi tối đa hóa ROE và họ sẽ thường có ý muốn tập trung vào các tài sản mang lại lợi nhuận lớn (và theo đó là rủi ro lớn), đồng thời có thể cắt giảm các hạng mục tài sản lớn nhưng lợi nhuận thấp hơn như cho vay khách hàng (phải ưu tiên về lãi suất). Trong trường hợp này thì không thể nói chung chung là "ngân hàng" muốn giảm quy mô tài sản, mà chính xác ra phải là "người điều hành ngân hàng" muốn vậy.

Trường hợp thứ hai là ngân hàng muốn tái cơ cấu tài sản, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn, tập trung vào một số phân khúc có lợi thế mà không nhất thiết phải chạy đua tăng tài sản.

Trường hợp muốn giảm tài sản khác là khi ngân hàng muốn bán đi một số tài sản mà họ cho là chất lượng xấu. Nếu bán "khéo" thì ngân hàng phát sinh ít hoặc không bị lỗ, cải thiện được các tỷ lệ hoạt động và giải phóng vốn (và chia cho cổ đông). Nếu bán tài sản làm phát sinh lỗ, ngân hàng phải/muốn giảm vốn điều lệ để xóa lỗ.

Như vậy là có cơ sở để ngân hàng thương mại tính đến chuyện nghịch lý giảm vốn, ngoài những tác động với bản thân ngân hàng như trên thì việc giảm vốn ấy có ảnh hưởng gì tới hoạt động của hệ thống ngân hàng không thưa ông?

Có nhiều lý do để cho ngân hàng thương mại hiện nay vẫn muốn giảm vốn điều lệ. Nhưng không phải tất cả mọi vụ việc xin giảm vốn điều lệ đều có lợi, vì quyền lợi của cổ đông. Ngược lại, xin giảm vốn đôi lúc sẽ gắn liền với việc giảm quy mô và/hoặc chất lượng tài sản, và do đó có thể ảnh hưởng đến vai trò và sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Vì vậy quyết định đưa ra cần hết sức thận trọng.

Monday 12 April 2021

Đằng sau cuộc đua tăng vốn ngân hàng (Bài đăng trên CafeF, 11/4/2021)

https://cafef.vn/dang-sau-cuoc-dua-tang-von-ngan-hang-20210411144718728.chn

Tính đến thời điểm này đã có khoảng chục ngân hàng tầm trung trở lên có kế hoạch trình cổ đông tăng mạnh vốn điều lệ, chủ yếu qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc, ít phổ biến và ở mức độ nhỏ hơn, là chào bán riêng lẻ, chào bán cho cổ đông chiến lược. Và cũng tính sơ bộ, nếu các ngân hàng trên tăng vốn thành công, quy mô vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm nay sẽ tăng thêm ít nhất gần 60 nghìn tỷ đồng. 

Việc tăng vốn mạnh mẽ như vậy không khỏi khiến thị trường nhớ lại thời kỳ "lớn nhanh như thổi" của hệ thống ngân hàng chục năm trước. Tuy nhiên hầu hết các ý kiến cho rằng, nền tảng của lần tăng vốn này hoàn toàn khác, các ngân hàng đều dựa trên thực lực, bối cảnh kinh tế cũng khác nên sự lo ngại tăng trưởng nóng là chưa cần thiết. Vậy đợt tăng vốn ồ ạt lần này có ý nghĩa gì với bản thân các ngân hàng, sẽ tác động ra sao tới thị trường chứng khoán và nền kinh tế có lẽ là điều được quan tâm nhiều hơn. Xoay quanh câu chuyện này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Phan Minh Ngọc, chuyên gia đang làm việc trong ngành tài chính tại Singaprore.

PV: Theo chuyên gia, việc tăng vốn hiện nay sẽ giúp gì cho các ngân hàng Việt Nam?

TS. Phan Minh Ngọc: Nhìn chung, tăng vốn điều lệ sẽ giúp ngân hàng đẩy mạnh được cho vay, mở rộng thị phần. Tăng vốn điều lệ còn giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn khả dụng để đầu tư vào các lĩnh vực thiết yếu như công nghệ, đào tạo nhân lực, cơ sở hạ tầng – điều mang tính sống còn trong thời đại "chuyển đổi số hay là chết" này, để đảm bảo duy trì và cải thiện tính cạnh tranh, tăng trưởng nhanh và bền vững trong tương lai.

Như vậy có thể nói, những ngân hàng nào không có ý định tăng vốn trong khi các đối thủ của họ lại chạy đua tăng vốn là những ngân hàng hoặc rất tự tin vào thế mạnh riêng giúp bản thân duy trì vị trí đi đầu trong phân khúc ngân hàng của mình mà không sợ bị ai cạnh tranh mất, hoặc đơn giản là không thể hoặc rất khó tăng vốn khi xét đến các điều kiện, và đặc biệt là phí tổn tăng vốn.  

Ông đánh giá thế nào về điều kiện tăng vốn của các ngân hàng hiện nay?

Các hình thức tăng vốn phổ biến như đã nêu trên đang khá thuận lợi bởi sự tăng trưởng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong các tháng gần đây và chắc sẽ còn tiếp diễn một thời gian nữa khi được hậu thuẫn bởi chính sách tiền tệ nới lỏng của Ngân hàng Nhà nước. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã đảm trách vai trò dẫn dắt và nâng đỡ thị trường chứng khoán trong nhiều thời điểm và giai đoạn vừa qua, trong khi giá của chúng phần lớn đã đạt được các mức cao mới trong các giai đoạn hưng phấn của thị trường.

Do vậy, chia cổ tức bằng cổ phiếu hay chào bán riêng lẻ hoặc cho cổ đông chiến lược trong giai đoạn này nói chung là sẽ có hiệu quả cao về chi phí tăng vốn, trong khi được thị trường, cổ đông và đối tác ngân hàng đón nhận nồng nhiệt, ngay cả ở những ngân hàng bao năm nay chưa chia cổ tức bằng tiền mặt, từng làm cho nhiều cổ đông chán nản.

Điều kiện thuận lợi như vậy nhưng cũng còn nhiều ngân hàng không có ý định tăng vốn thì sao, ông nhìn nhận thế nào về nhóm này?

Tình hình thuận lợi này đúng là đặt ra câu hỏi cho các ngân hàng chưa hoặc không có động thái hoặc kế hoạch tăng vốn, với nhiều trong số đó là các ngân hàng nhỏ. Với những ngân hàng này, nói rằng họ có thế mạnh riêng trong những phân khúc hoạt động chủ yếu của mình như cho vay tiêu dùng, mua ô tô, bất động sản v.v... nên không có nhu cầu phải tăng vốn thì e là hơi khiên cưỡng. Bởi xu hướng chung hiện nay là các ngân hàng đều theo đuổi chiến lược phát triển hơn nữa mảng bán lẻ, đặc biệt với sự giúp sức của công nghệ số, làm cho những lĩnh vực truyền thống, thường chỉ dành riêng cho các ngân hàng nhỏ hơn theo kiểu "năng nhặt chặt bị" đã và sẽ tiếp tục bị thôn tính bởi các ngân hàng lớn hơn.

Diễn biến trên dẫn đến khả năng còn lại là các ngân hàng nhỏ hơn dù muốn tăng vốn nhưng đang nhìn thấy những trở ngại trong việc tăng vốn, chẳng hạn như giá và triển vọng về giá cổ phiếu không được tốt như các đối thủ, làm giảm sự quan tâm, đón nhận của nhà đầu tư và cả cổ đông, trước vô số lựa chọn còn hấp dẫn hơn nhiều trong cùng ngành, và các ngành nghề, lĩnh vực khác trên thị trường chứng khoán.

Cũng có một số ngoại lệ với các ngân hàng lớn chưa có, chưa công bố kế hoạch tăng vốn, gồm các ngân hàng có vốn nhà nước. Lý do có thể là do vẫn phải đợi cơ quan chức năng nhà nước phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ, dù các ngân hàng này đã có tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ từ năm 2020. Và cũng không thể phủ nhận khả năng một số ngân hàng đang trong tình trạng "wait and see" (chờ xem ra sao) trước khi có hành động cụ thể.

Trong kế hoạch tăng vốn năm nay, có những ngân hàng muốn tăng mạnh vốn, điển hình như MB muốn tăng lên gần 39 nghìn tỷ đồng, khi đó sẽ vượt cả ngân hàng có vốn nhà nước như VietinBank và Vietcombank, theo ông điều này sẽ có ý nghĩa gì?

Tuy "lớn" (hơn) không nhất thiết là "mạnh" (hơn), nhưng việc các ngân hàng lớn đều mong muốn được... lớn hơn nữa, vì các mục đích như nói ở trên, tự thân nó cho thấy muốn mạnh hơn thì phải có vốn nhiều hơn, như một điều kiện cần. Giả sử VietinBank và Vietcombank vẫn phải đợi xét duyệt và không biết bao giờ mới được tăng vốn thì việc MB vượt mặt chỉ là chuyện tính bằng tháng. Lúc đó, thị phần các ngân hàng thương mại, chí ít là thị phần dư nợ tín dụng, sẽ có sự phân chia lại, nghiêng về những ngân hàng được tăng và tăng được vốn như MB.

Thực ra điều trên cũng không có nhiều ý nghĩa lắm ngoại trừ cái danh xưng và vai trò "dẫn dắt" của ngân hàng thương mại có vốn nhà nước sẽ bị hao tổn ít nhiều, và có lẽ vì điều này, Nhà nước sẽ phải làm một cái gì đó. Liên hệ xa hơn chút nữa, theo đề án phát triển các doanh nghiệp nhà nước lớn mới đây, Vietcombank được chọn đóng vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nay với sự soán ngôi của MB thì việc "đề cử" Vietcombank có lẽ cần phải được xem lại.

Nếu kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng đều được cổ đông thông qua, điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế?

Chỉ tính sơ sơ các ngân hàng đã công bố kế hoạch tăng vốn gần đây thì số vốn tăng mới đã lên đến gần 60 nghìn tỷ đồng – một con số không phải là nhỏ. Nhưng để biết con số này có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hay không thì phải đặt nó trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Về phía cung, sẽ có bao nhiêu ngân hàng và doanh nghiệp lớn trong các ngành khác sẽ phát hành chứng khoán và trái phiếu, hoặc niêm yết lên sàn, lợi dụng cơ hội thuận lợi hiện nay? Về phía cầu, vốn được dẫn dắt và bị chi phối một phần lớn bởi chính sách tiền tệ, NHNN sẽ duy trì sự nới lỏng như hiện tại được bao lâu nữa?

Có một điểm đáng lưu ý là xu hướng lãi suất sẽ có khả năng tăng trong phần còn lại của năm nay để giảm áp lực lạm phát được dự đoán sẽ tăng. Lúc đó, và chỉ xét đến riêng ngành ngân hàng, con số gần 60 nghìn tỷ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản trong nền kinh tế và làm tăng áp lực lên lãi suất hơn nữa. Đó là chưa kể khả năng các ngân hàng khác cũng sẽ tham gia vào cuộc đua tăng vốn.  


Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).