Mới đây, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương; ví dụ, thấp hơn Singapore, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần và 10 lần. Ngay cả so với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.Cũng đáng chú ý là hiện tốc độ tăng của năng suất lao động đang giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2%/năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%/năm.Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động ở Việt Nam thấp là do, ví dụ, lao động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, thể lực người lao động kém, kỹ năng yếu, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thấp v.v... Nên, cứ thế mà suy ra, để cải thiện năng suất lao động thì tất nhiên phải khắc phục những mặt yếu kém này, ví dụ phải củng cố nguồn nhân lực, tăng cường thể chất, kỹ năng và trình độ người lao động, áp dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến.Nhưng mọi chuyện đều không đơn giản, đúng hơn là không thẳng tuột như thế!Để tìm đúng nguyên nhân năng suất lao động thấp thì trước tiên cần hiểu đúng khái niệm năng suất lao động. Theo định nghĩa chung nhất, năng suất lao động đo lường lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong một giờ lao động.Vì không thể đo lường năng suất lao động của những người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau tạo ra những sản phẩm và dịch vụ khác nhau (chẳng hạn không thể so sánh để biết năng suất lao động của một công nhân xây dựng liệu có cao hơn một công nhân dệt trong một giờ làm việc hay không nếu chỉ sử dụng sản phẩm họ tạo ra tương ứng là bao nhiêu m2 tường và bao nhiêu m2 vải), nên người ta sử dụng một đại lượng chung, đó là giá trị GDP ròng, hoặc giá trị gia tăng (đo bằng đơn vị tiền tệ), tạo ra trong một giờ lao động.Với khái niệm và cách đo lường năng suất lao động như trên, có thể nói một cách khái quát rằng năng suất lao động tỷ lệ thuận với tổng GDP của cả nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với tổng số giờ lao động tiêu tốn trong cả nền kinh tế để làm ra từng đó GDP. Như vậy, với cùng quy mô dân số và lao động (giả thiết là cùng một cơ cấu dân số) thì nước nào có GDP lớn hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn nước kia.Trở lại với kết quả so sánh năng suất lao động nói trên của ILO. Không có gì đáng ngạc nhiên khi năng suất lao động của Việt Nam lại quá thấp so với những nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, nơi có GDP bình quân đầu người đều cao tới hơn chục lần so với Việt Nam. Cũng tương tự nếu so với Malaysia và Thái Lan, nơi có thu nhập GDP bình quân đầu người gấp dăm lần Việt Nam thì mức chênh lệch dăm lần về năng suất lao động là một sự thật chẳng nên lấy làm ngạc nhiên.Đến đây ta đã rõ hơn về nguồn gốc của chênh lệch năng suất lao động giữa Việt Nam và các nước khác. Do đó, để giảm chênh lệch này thì đương nhiên phải lấp đi khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người. Mà để giảm chênh lệch thu nhập bình quân đầu người thì phải tăng tốc độ tăng trưởng GDP. (Và từ đây có thể giải thích được tại sao tốc độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam lại chậm lại kể từ 2008 đến nay, như ILO chỉ ra bên trên. Đó là do tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tụt giảm đáng kể so với giai đoạn tăng trưởng cao 2002-2007 trước đó).Nhưng để nâng tốc độ tăng trưởng GDP nhằm tăng năng suất lao động thì ta lại vấp phải bài toán khó vốn đang là đề tài nổi cộm hiện nay mà vì thế mới phải có những việc lớn như tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân và FDI, cải cách thể chế, tăng cường hòa nhập với nền kinh tế thế giới v.v...Chưa kể, nâng tốc độ tăng trưởng GDP và tăng năng suất lao động hóa ra lại là vấn đề con gà và quả trứng. Vì tăng năng suất lao động cũng chính là giải pháp chính để cải thiện tốc độ tăng trưởng GDP.Cũng may, để tăng GDP hay tăng năng suất lao động thì đều cần phải có vốn tư bản (nôm na: phải có tiền để đầu tư mua máy móc, công cụ làm việc, càng nhiều tiền thì càng mua được máy móc, công cụ tốt), công nghệ mới (có công nghệ mới, ví dụ dùng tự động hóa, có thể giảm được số người làm việc), và vốn con người (người lao động có kiến thức và kỹ năng tốt thì mới sử dụng và làm chủ được công nghệ mới, thiết bị mới, mới tổ chức được sản xuất một cách hợp lý...). Nhưng bản thân công nghệ mới và vốn con người suy cho cùng lại đều phụ thuộc vào vốn tư bản ở một mức độ lớn (có tiền thì mới có khả năng đầu tư cho công nghệ cao, hiện đại, đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân lực v.v...).Tất nhiên, có tiền mới chỉ là điều kiện cần, và điều kiện đủ là phải tiêu số tiền đó ra sao cho hợp lý, ví dụ, phải biết dành bao nhiêu cho đầu tư vào máy móc, thiết bị, bao nhiêu vào ngành nào, lĩnh vực nào, bao nhiêu vào đào tạo và nâng cao thể chất, kỹ năng, trình độ người lao động, và biết làm thế nào để tránh bị mất mát do tham nhũng, lãng phí, hay thậm chí do tham lam, vĩ cuồng và ngu xuẩn đem tiền đi đổ vào những cái thùng không đáy v.v...Như vậy, nói cho cùng, nguyên nhân của năng suất lao động, và rộng hơn là thu nhập bình quân đầu người, thấp kém ở Việt Nam là do thiếu tiền và thiếu (những cái đầu biết) cách tiêu tiền cho hợp lý, đúng đắn nhất. Nếu lại hỏi tiếp và để trả lời tiếp tại sao Việt Nam lại thiếu những cái này thì chỉ còn cách đổ tại... số phận!
Sunday, 27 July 2014
Năng suất lao động Việt Nam thấp do đâu? (Bài đăng trên Doanh nhân Sài Gòn 28/7/2014 , bản gốc)
http://www.doanhnhansaigon.vn/online/dien-dan-doanh-nhan/thoi-su/2014/07/1082748/nang-suat-lao-dong-viet-nam-thap-do-dau/
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ
(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU
18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.
17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)
16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)
15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)
14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)
13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)
12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)
11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)
10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)
9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)
8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)
7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)
6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)
5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).
3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)
2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).
1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).
Bài viết của bác xét cho cùng vẫn luẩn quẩn ở quả trứng và con gà, không đưa ra được giải pháp gì cho nó cụ thể. Em thấy bác tư duy thì được nhưng nghiên cứu chủ yếu là viết báo cho vui và viết theo kiểu văn kiện đại hội thay vì những nghiên cứu nghiêm túc, ra tấm ra món. Em không có ý chê bác đâu nhé. Thỉnh thoảng bác làm một bài khuấy động phong trào cũng được rồi, với cả cho cánh báo chí có cái mà viết theo.
ReplyDeleteHmmm, đồng chí phang tớ phũ nhỉ? Thế thì tớ phải cãi với đồng chí cho ra ngô ra khoai mới được.
DeleteHỏi: Tiêu đề của bài là gì?
Trả lời: Tìm nguồn gốc năng suất lao động thấp.
Hỏi tiếp: Thế đã tìm được câu trả lời chưa?
Trả lời: Đã, là do GDP/người thấp
Theo đồng chí, thế này vẫn "luẩn quẩn" à?
Chưa kể, tớ còn "khuyến mãi" thêm cách thức để tăng năng suất lao động.
Hỏi, làm cách nào để tăng năng suất lao động?
Trả lời: Phải tăng được GDP/đầu người
Hỏi tiếp: Làm thế nào để tăng GDP/đầu người
Trả lời: Vẫn như đã biết
Hỏi tiếp: Liệu có tăng được GDP/đầu người (hay năng suất lao động) hay không?
Trả lời: Phải có tiền và có cái đầu biết tiêu tiền.
Hỏi: Việt Nam có những cái này không?
Trả lời: Không, vì... số phận đen đủi (nghèo khó, chiến tranh, ít nhân tài, nhiều thằng ngu, vĩ cuồng, đen đủi vì bị làm tiền đồng XHCN v.v...)
Theo đồng chí, thế vẫn là "luẩn quẩn" à? Đồng chí còn cần cái giải pháp gì nữa, nói thử xem.
Đính chính: "tiền đồn", chứ không phải "tiền đồng"
DeleteQuên không nói với đồng chí về chuyện "nghiên cứu nghiêm túc, ra tấm ra món". Đồng chí chắc biết tớ đang làm nghề gì, và ở tổ chức nào bây giờ phải không? Theo đồng chí, cái nghề và tổ chức này nhất thiết phải cho ra đời những nghiên cứu "ra tấm ra món" không? Lưu ý, tớ viết như bây giờ không phải là nghề kiếm cơm nhé.
DeleteCòn nếu đồng chí "lăn tăn" về khả năng "nghiên cứu nghiêm túc, ra tấm ra món" của tớ thì theo đồng chí, những nghiên cứu bằng tiếng Anh như dưới đây của tớ vẫn không đủ để chứng minh à? Thế thì tớ bó tay, và tin rằng đồng chí có thể gọi trên 90% Tiến sĩ trên thế giới này là không nghiên cứu nghiêm túc, ra tấm ra món.
Bác lẩn quẩn như gà mắc tóc. Toàn nêu ra vấn đề và công kích giải pháp hay quan điểm của người khác, nhưng cuối cùng, bác cũng chẳng đưa ra được giải pháp nào cho ra hồn. Bác phang giỏi lắm, nhưng nếu có người khác phang lại thì nhảy tưng lên. Những bài báo tiếng Anh thực ra cũng không khác gì bài tiếng Việt đuôc chuyển ngữ ra tiếng Anh mà thôi. Nếu lấy bất kỳ bài phân tích nào được đăng trên KTSG rồi chuyển thành tiếng Anh thì đọc lên cũng thấy "hoành tráng" như vậy. Chưa kể tiếng Anh còn được hiệu chình, hiệu đính bởi người bản ngữ, chứ tiếng Anh của người Việt du học hay Việt kiều chưa hẳn là chuẩn đâu bác. Bác bổ tung trời nghe mệt quá!
DeleteĐính chính: Bác NỔ tung trời chứ không phải bổ tung trời. Sorry!
DeleteTớ thành thật xin lỗi đã nổ và làm các đồng chí mệt. Nhưng chỉ có một giải pháp mà tớ có thể đề xuất và có tính khả thi ở phía các đồng chí là các đồng chí tránh xa tớ ra kẻo tiếp tục mệt, vì đằng nào và bao giờ thì tớ cũng sẽ vẫn nổ tung trời như vậy.
DeleteBác cứ nổ và cứ phang, nhưng khi có người phang lại thì đừng nhảy tưng lên nhé. Bài viết trên của bác dở tệ. Sau một hồ phân tích dong dài, bác bảo năng suất lao động thấp là do thiếu tiền. Hì hì, nói vậy thì khi hỏi tại sao nước mình nghèo, bác cũng sẽ trả lời là tại vì mình thiếu tiền. Đúng hoàn toàn nghèo vì không có tiền; nhưng câu trả lời này thật vớ vẩn với một người trí thức. Mong bác có những bài viết hay hơn, sâu sắc hơn và đưa ra những giải pháp căn cơ hơn, thay vì cứ "vạch lá tìm sâu", nhưng cuối cùng cũng không đưa ra được gì cho "ra tấm, ra món". Sorry vì đã "phang" bác vì đang học theo bác đấy!
ReplyDeletePhang nhau thì lúc nào mà tớ chẳng nhảy tưng lên? Đồng chí cũng nên làm quen với chuyện này nếu vẫn cứ muốn theo dõi tớ.
DeleteLại vẫn về chuyện luẩn quẩn. Giải pháp căn cơ hơn à? Làm gì có, vì như tớ đã nói rồi, số phận đen đủi thì làm sao mà thoát nghèo được? Có chăng là chỉ đỡ nghèo thôi.
Tại sao nó ngu? Vì nó học không vô. Tại sao nó học không vô? Tại vì nó ngu quá. Sao nó lại ngu? Vì nó học không vô mà. Tại sao nó học không vô? Vì nó ngu quá. Vì sao nó ngu? Mệt quá, chắc là tại số phận của nó vậy. Haha. Bài viết của bác Ngọc suy cho cùng là thế này đây. Vậy mà cũng được lên báo mới lạ!
ReplyDeleteTớ đây. Lẽ ra tớ không chấp với đồng chí, nhưng vì thương cho nỗ lực không mệt mỏi của đồng chí nhằm defame tớ nên tớ đành bớt chút thì giờ viết báo để giúp đồng chí tỉnh táo lại.
DeleteHình như đồng chí chính là chú ếch hôm rồi phải không?
Thế này nhé, tớ đưa ra một trường hợp thảo luận như sau, dùng luôn hình tượng con ếch của đồng chí.
GIẢ ĐỊNH: Có một gia đình ếch (không nhất thiết là của đồng chí) có:
- Mấy đời toàn đẻ ra ếch. Vì là ếch, nên nhận thức rất thấp, không học hành gì được (để liên hệ chuyện ngu là vì... ngu, vì số phận là con của thằng ếch bố ngu, tam đại ngu); sống được bằng vắt mũi bỏ mồm; hình thức cũng xấu xí như ếch mà lại nghèo nên không hy vọng lấy được vợ giàu (để liên hệ chuyện nghèo vì... nghèo, trời sinh ra đã thế rồi).
- Đã mang thân là ếch, xấu xí, ngu, vô học, nhưng số phận lại không may: khi ếch đời bố toàn uống rượu như hũ, con cái làm ra đồng nào toàn lấy đi uống rượu; chẳng có đất đai, tài sản gì đáng giá, cũng không ở gần khu đô thị hay chế xuất để hy vọng đùng một cái đất đai bị thu và được đền bù một số tiền lớn đủ đổi đời; các đời ếch bố chỉ toàn ăn rồi phá, chẳng để lại được đồng hồi môn nào cho con cháu làm vốn; đã thế lại còn ốm đau liên miên (vì... nghèo) và bị thằng hàng xóm bắt nạt, đe dọa (vì... nghèo, xấu) v.v.. (kết hợp với chuyện sinh ra đã là ếch như nói ở trên để liên hệ đến chuyện tại sao nghèo là vì... nghèo, vì số phận đen đủi).
HỎI: Con ếch trên có cơ hội làm giàu, hay ít ra là thoát nghèo không?
YÊU CẦU: Đồng chí trả lời cho tử tế rồi hãy phang tớ tiếp nhé.
Nói thêm với đồng chí: Đồng chí nói cái dẫn giải trên chứng tỏ đồng chí hoàn toàn không hiểu được ý của bài viết, mặc dù tớ đã giải thích rồi. Ví dụ đó rất hợp với đồng chí.
Nếu đồng chí nghĩ rằng những người như đồng chí có thể làm tớ bẽ mặt vì bị vạch ra sai lầm thì đồng chí đã nhầm to. Tớ khiêm tốn mà nói rằng ít nhất 99% xác suất là các đồng chí sẽ thua tớ trong tranh luận. Nên đừng có bao giờ tranh luận với tớ vì động cơ làm tớ bẽ mặt nhé.
Những điều vô xỉ khác đồng chí văng vào tớ, tớ không chấp. Nhé!
Nói thêm với đồng chí ếch và các đồng chí khác là nhiều khi các đồng chí thấy tớ trả lời ấm ớ, không đến nơi đến chốn thì các đồng chí đừng vội nghĩ là tớ ấm ớ nhé. Vì tớ không có nghĩa vụ và cũng chẳng có mấy thời gian cũng như lòng từ thiện để đi giải thích không công cụ thể, tỉ mỉ từ con tằm đẻ ra cái kén rồi nở thành sâu cho các đồng chí, nhất là với những đồng chí trình độ ấm ớ, hỏi (vặn vẹo) những câu hỏi ấm ớ, như trong blog này mấy ngày vừa qua.
DeleteNhầm chính tả: vô sỉ chứ không phải vô xỉ
DeleteTrước hết, tôi không bênh vực ai (kể cả bạn Ngọc và bạn gì vừa comment ở trên). Nhưng thấy bạn Ngọc trả lời giống ếch hơn đấy! - lẩn quẩn, tiêu cực, bế tắc, cay cú,...Đúng là "no mất ngon, giận mất khôn". Bạn chỉ mới nếm trải một lần cảm giác bị người khác"phang" nhẹ thôi mà đã phản ứng như vậy. Thế còn những người bị bạn phang vô lý, vô cớ, và phang sai nữa thì sao? Bạn thiếu bản lĩnh quá, bạn ạ.
DeleteBạn dùng toàn những từ rất thô lỗ: "vĩ cuồng", "ngu xuẩn", "vô sỉ"... Được biết, những người bị bạn phang vô cớ, vô lý, và không thương tiếc (kể cả NHNN) chưa ai phản ứng như bạn!
Để thấy những người "còm" vừa qua cũng có lý của họ.
Đồng chí vạch ra thế nào là lẩn quẩn, tiêu cực, bế tắc, cay cú đi.
DeleteAi bị tớ phang vô lý, và sai? Ở chỗ nào? Đồng chí không nêu ra được thì chứng tỏ đồng chí cũng chỉ giống đồng chí ếch kia thôi.
Tớ đang cười vì đọc comment của đồng chí, thật đấy!
Lẩn quẩn là vì không đưa ra được giải pháp nào. Cuối cùng chỉ đổ lỗi cho số phận đen đủi. Cay cú là vì người ta chỉ mới nhận xét về mình một tí đã chửi bới thô lỗ. Còn bạn nói bao chuyên gia khác ngu thì sao?
DeleteLại chuyện giải pháp. Khổ lắm, giải pháp như nêu trong bài đấy (phần về cách thức tăng GDP), nhưng câu hỏi là rốt cuộc VN có làm được không? Giải pháp thì ai chẳng biết? Ý cuối cùng của tớ là chỗ này, và tớ cho rằng VN khó mà thoát nghèo được nếu vẫn cứ bị những cái vận sui như trước đây và hiện tại đeo bám.
DeleteCay cú: Có lẽ đồng chí nhầm to ở chỗ này. Hãy đọc lại tone của tớ và của các đồng chi phang tớ.
Chửi bới thô lỗ: Vĩ cuồng và ngu xuẩn mà đồng chí cho là thô lỗ à? Không đúng với thực tế à?
Nói người khác ngu: Tớ hạn chế dùng từ này, nhưng có lúc nào đó ngay cả đồng chí trước một cái ngu đúng nghĩa có kìm được gọi kẻ đó là ngu không? Sự vật/viêc nó vậy thì phải gọi đúng tên.
Tưởng đồng chí phang tớ như thế nào để rút ra được những kết luận đao to búa lớn như trên, chứ thế này thì đồng chí đang nói quá lời rồi đấy.
xui, không phải sui
DeleteHết ý kiến với "phang tiên sinh" rồi!
ReplyDeleteThế à? Tốt rồi.
DeleteBác Ngọc có nhiều bài hay, nhưng riêng bài năng suất lao động này, nói thiệt tình, không duyệt được. Có lẽ bác vội phang quá nên chưa đầu tư kỹ cho bài viết. Bác bớt tự ái và nên lắng nghe đi. Khuyên chân thành.
ReplyDeleteThành thực mà nói tớ chẳng thấy có vấn đề gì với bài này cả, chứ không phải là tự ái (vì tớ bị phang nhiều rồi nên không đến mức ấm ớ như vậy). Chắc tại tớ tư duy khác với các đồng chí.
DeleteĐồng chí Ngọc đúng là bị phang tí chút đã nhảy cẫng lên mất cả khôn. Xem nhé:
ReplyDeleteHỏi: Tiêu đề của bài là gì?
Trả lời: Tìm nguồn gốc năng suất lao động thấp.
Hỏi tiếp: Thế đã tìm được câu trả lời chưa?
Trả lời: Đã, là do GDP/người thấp
Theo đồng chí, thế này vẫn "luẩn quẩn" à?
GDP không phải là nguồn gốc của năng suất bố Ngọc ạ! GDP là biểu hiện, là thước đo năng suất, nó là hệ quả chứ không phải nguyên nhân hay nguồn gốc qué gì cả!
Mà chính đồng chí cũng thấy điều đó kia mà, sao phát bẩu linh tinh thía!
Ưu điểm của bài này là chỉ ra được thước đo năng suất, là điều nhiều người đã biết, nhưng cũng có vô khối chú đêk biết tuy cứ nói năng suất, năng suất loạn cả lên.
Khuyết điểm là không chỉ ra được nguồn gốc năng suất thấp là do đâu, mà lại mắc phải sai lầm: lấy biểu hiện quy làm nguyên nhân, dùng biểu hiện để giải thích nguyên nhân.
Những cái đồng chí đề xuất chính là để tăng năng suất, từ đó tăng GDP (chính đồng chí cũng thấy thế, nhưng đồng chí cứ lẫn lộn nguyên nhân với kết quả nên mới tưởng là chiện con gà quả trứng).
Nhiều chú đêk hiểu rõ năng suất đo lường thía nào, nên cứ hô hào đòi đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động như thể đó là con đường duy nhất. Trên thực tế, nhiều khi không cần đổi mới công nghệ, cứ dùng công nghệ cũ nhưng vẫn tăng năng suất như thường. Ví dụ, một nhà máy không cần đổi mới máy móc, cứ mua thêm máy móc cũ, tuyển thêm lao động từ nông dân (vốn có thời gian lao động thực sự rất thấp, do đó năng suất rất thấp), như vậy đã làm tăng năng suất của nhóm lao động này so với khi trước. Đây chính là nguồn gốc chính của tăng trưởng GDP ở VN các năm qua, và hiện vẫn còn dư địa khá lớn, chứ không như nhiều chiến sĩ cứ la hoảng là VN đã hết thời phát triển theo chiều rộng (tăng lao động, đầu tư).
Đồng chí hóm phết!
DeleteGDP thấp tức là thu nhập đầu người thấp, tức là dù đồng chí có xúc than 1h được 1 tấn, thậm chí nhiều hơn cả một thằng xúc than bên Nhật, Mỹ v.v... nhưng năng suất xúc than của đồng chí tính theo tiền lương giờ, ví dụ là 2 USD, thấp xa, có khi chỉ bằng 1/20 năng suất của một thằng xúc than bên Nhật, Mỹ nếu quy ra USD. Nguồn gốc là ở cái chỗ này.
cua
Đồng chí này hâm thật rồi!
DeleteÝ của đồng chí này hóa ra là: năng suất thấp là do tiền lương thấp, he he he…….. Vãi cả đái!
Nếu thế thì để tăng năng suất cho bằng Mẽo, chỉ cần tăng lương cho người lao động VN bằng người lao động Mẽo, nhỉ!
Tớ nhắc nhở cách dùng từ của đồng chí nhé!
DeleteTớ không có nghĩa vụ cũng như đủ lòng từ thiện để giảng giải cho đồng chí tường tận nhưng cũng bớt thời gian để trả lởi đồng chí về comment trên.
Đồng chí đã hỏi được như vậy rồi thì tức là đồng chí đã/sẽ hiểu được:
1. Năng suất lao động VN thấp (so với quốc tế) là do đâu.
2. Tại sao tớ lại nói về cái vòng luẩn quẩn (chính là cái đồng chí nhắc/thừa nhận đến ở comment thứ 2 và phang một cách ấm ớ ở comment 1)
3. Mặt trái của thước đo năng suất lao động bằng GDP/người, hoặc tiềnlương/đầu người, và có nên coi trọng chỉ tiêu năng suất lao động này không.
Nếu đồng chí vẫn không (chịu) hiểu được vấn đề thì đó không phải là lỗi và trách nhiệm của tớ nhé!
2.
Bác Ngọc phát biểu linh tinh quá! Năng suất LĐ thấp là do: kỹ thuật, công nghệ kém; kỹ năng, kiến thức người lao động thấp; quản trị kém; chiến lược sai (lẽ ra chọn cái A thì đi chọn cái B để SX)... Còn GDP thấp là hậu quả, không phải nguyên nhân. Ai cũng hiểu, chỉ mình bác cố tình không hiểu?
DeleteQuân
Tớ bó tay với các đồng chí. Vậy các đồng chí cứ hiểu như các đồng chí hiểu nhé cho lành.
DeleteEm là dân ngu khu đen, nhưng đọc các bài viết của bác Ngọc thấy rất hay, đi vào bàn chất, logic, dễ hiểu không cần kiến thức chuyên môn (bài này cũng thế). Các bác vào ném đá chẳng có ý kiến gì đặc sắc để phản bác, nhưng cứ thế xách đá vào ném thôi, kể cũng lạ. Lạ nữa là bác Ngọc phản ứng hơi quá, phải em thì em kệ cmn rồi :))
ReplyDeleteTớ đã và đang làm như đồng chí khuyên, là kệ cmn rồi!!!
DeleteBác cứ chăm chỉ viết bài là được :))))
Deletehttp://www.thesaigontimes.vn/120162/Nang-suat-lao-dong-cua-VN-can-cai-nhin-toan-dien-hon.html
ReplyDeleteĐồng chí đưa link của bài này để làm gì nhi? Tớ cũng phang bài này rồi mà.
DeleteBật mí thêm một chút là chính bài này của tớ bị TBKTSG từ chối đăng vì nói nó không rõ ý. Nay cũng chính TBKTSG đăng bài nói trên, có một nửa lập luận tương tự bài của tớ (còn nửa sau thì vớ vẩn như tớ đã phang).