Thursday 6 April 2023

Đã nghèo thì đừng cố!

Tiêu đề này có thể sẽ làm nhiều người “nghèo” phật lòng, tự ái và tức giận. Tớ đang nói đến chuyện người thu nhập thấp muốn mua nhà ở xã hội (NOXH).

Chẳng là mấy đồng chí làm/liên quan đến bất động sản nhân mùa ế ẩm bất động sản tự dưng tỏ ra thương người, cám cảnh thân phận người nghèo nên lên tiếng kiến nghị, đòi hỏi nhà nước phải hỗ trợ người nghèo, thu nhập thấp mua NOXH. Nhiều đồng chí dân nghèo/thu nhập tầm tầm cũng không bỏ lỡ cơ hội, hùa theo cho khí thế.

Nghe nhiều rát tai nên từ đồng chí Thủ tướng đến các bộ, ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cũng phải tích cực “vào cuộc”, thai nghén ra gói nọ, gói kia. Nhưng rút lại thì, như tớ đã nói, mọi sự vào cuộc chỉ là giả vờ để rồi còn lại mỗi gói 120 nghìn tỷ với lãi suất cố định 8,2%, thời gian hưởng lãi suất ưu đãi 5 năm. Đương nhiên, ở mức lãi suất này tính ra thì người “nghèo” mua nhà tầm 1,5 tỷ đồng sẽ phải trả 11 triệu đồng/tháng hoặc hơn, và được cho là quá cao so với thu nhập, và chuẩn... nghèo để được mua NOXH.

Thế là lại có một làn sóng mới nổi lên, phản đối, phàn nàn rằng với lãi suất “cắt cổ” này thì người thu nhập thấp khó mua được NOXH. Lại kiến nghị, lại đòi phải có gói 110 nghìn tỷ mà Bộ Xây dựng đã “chót” đề xuất, với lãi suất ưu đãi là 4,8%-5% trong thời hạn lên đến 25 năm, như gói áp dụng chục năm trước đây.

Tớ thì thấy thế này. Cũng như tớ đã viết đôi lần trước, NOXH đúng nghĩa thì phải là nhà thuộc sở hữu nhà nước, và chỉ được đem cho thuê (dài hạn) chứ không được bán đứt, với tiền thuê được tính toán dựa trên mức thu nhập của hộ gia đình thuê, ngoài một số yếu tố khác.

Người thuê sẽ phải trả tiền thuê cao lên tương ứng với thu nhập được cải thiện, cho đến lúc giá thuê NOXH bằng hoặc trở nên cao hơn cả nhà thuê thương mại thông thường trên thị trường, buộc/khuyến khích người thuê phải trả lại NOXH, dành xuất nhà đó cho những người thuê mới, với thu nhập đương nhiên là thấp hơn.

Làm đúng như vậy thì NOXH mới đảm bảo được tính “xã hội”, tức nhà nước/toàn dân trợ giúp, đảm bảo đáp ứng tối đa, trong khả năng cho phép, nhu cầu có một mái nhà che mưa che nắng cho MỘT BỘ PHẬN NHỎ những người có thu nhập thấp (VÀ MAY MẮN - khi bắt thăm trúng được NOXH). Khi đã không còn được coi là thu nhập thấp nữa thì căn nhà đó phải được trả lại để nhà nước cho người nghèo/thu nhập thấp khác thuê.

Nếu cứ đòi được mua NOXH thì không có một nhà nước nào có đủ nguồn lực để xây nhà và bán với giá ưu đãi đủ rẻ để người nghèo/thu nhập thấp có thể mua được. Với nhà 1,5 tỷ đồng nói trên, giả sử nhà nước phải hạ giá bán xuống 1 tỷ đồng, chịu bù lỗ thêm 500 triệu đồng, để người mua có thể mua được với tầm thu nhập hiện tại. Như vậy, nhà nước bỏ ra thêm 500 triệu chỉ để cho 1 người/hộ vĩnh viễn hưởng toàn bộ khoản trợ cấp này. Trong khi đó, nếu không bán mà cho thuê, 500 triệu này có thể san ra thành tiền hỗ trợ cho tiền thuê hàng tháng cho nhiều người/hộ trong nhiều năm, đảm bảo cùng lúc có nhiều người có thể tiếp cận được nhà ở, với giá thuê rẻ hơn thuê nhà thương mại thông thường.

Lưu ý là nhiều người sẽ nói rằng thay vì bỏ ra 500 triệu trợ giá cho người mua, nhà nước chỉ cần ra lệnh cho Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại cho vay với lãi suất ưu đãi là xong, nhà nước không tốn đồng nào cả. Nói vậy là rất... mà thôi không nói đến cái từ định nói này, sợ bị chửi.

Bởi lãi suất ưu đãi thì cũng phải được ai đó chịu trách nhiệm, chịu phí tổn cuối cùng chứ. Người đó tất nhiên là Ngân hàng Nhà nước, mà cũng chưa hẳn đúng, cuối cùng phải là nhà nước/toàn dân, với hậu quả hoặc là lạm phát cao (do Ngân hàng Nhà nước in tiền để hỗ trợ lãi suất), hoặc là nền kinh tế thiếu vốn vì phải dành cho vay mua NOXH với lãi suất ưu đãi.

Nhưng cứ thẳng tưng mà nói, mà hành xử như trên thì “tội” cho người “nghèo” nhưng lại cứ muốn hiện thực hóa giấc mơ chính đáng là có một cái nhà của riêng mình, là của để dành để lại cho con cháu quá. Đúng là không có gì sai với giấc mơ chính đáng này. Có điều, “nghèo” không phải là thứ tài sản có thể mang ra bán, đổi chác, ra giá, gây áp lực để đổi lấy thứ vật chất khác được. Nói cách khác, xã hội và thiên hạ, quốc dân không ai mắc nợ bạn – người “nghèo” – và phải có nghĩa vụ tận giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ nghèo mà vẫn có/sở hữu nhà của mình cả.

Bạn nghèo, thâm chí đến mức chật vật dù chỉ để thuê được chỗ trọ chui ra chui vào, thì xã hội và quốc dân có cố gắng lắm trên cơ sở tình đồng loại, lòng nhân đạo v.v... thì cũng chỉ có thể giúp bạn, với điều kiện là bạn đủ may mắn trong số hàng chục triệu người như bạn, bằng cách trợ giúp bạn tiếp cận được với NOXH cho thuê, giúp bạn trả một phần tiền thuê nhà hàng tháng mà thôi. Hãy xem những bộ phim về cảnh người homeless xếp hàng dài trước các nơi cung cấp chỗ tạm trú từng đêm miễn phí hữu hạn, ai may mắn thì kịp dành được một chỗ ngủ trong đêm trước khi những người xếp hàng trước chiếm mất để hiểu thêm về nguyên tắc NOXH.

Còn như bạn – người “nghèo” – vẫn không cam chịu, vẫn cứ muốn mua NOXH thì cứ thoải mái thôi, cứ thế mà nhích thôi, nếu như bạn, trước hết, đủ “may mắn” để dành được một xuất mua NOXH kiểu nhà 1,5 tỷ nói trên. Riêng xuất mua này đã làm lợi cho bạn vài trăm triệu rồi đó, không cần nhắc chắc bạn cũng biết.

Tiếp đó, tuy phải bỏ ra 1,5 tỷ nhưng bạn vẫn được hưởng thêm một cái lợi ích không nhỏ khác là lãi suất ưu đãi 8,2% thay vì 13-15% như người vay mua nhà thông thường đang phải trả. Nhưng nếu bạn cứ lăn tăn, sân si rằng lãi suất này vẫn cao quá, rằng bạn chẳng để dành được bao tiền sau khi trả lãi suất này, vẫn cứ muốn được hưởng lãi suất dưới 5% mới thỏa cơ, thì xin chân thành khuyên bạn hãy dừng cuộc chơi, hoặc chuyển sang sinh sống ở xứ thiên đường khác nơi thậm chí còn được cho không nhà, như Bắc Hàn chẳng hạn.

Như tiêu đề đã nói, nếu cảm thấy mình vẫn “nghèo” thì bạn đừng cố quá. Điều này còn giúp ích cho xã hội ở chỗ là không để cho bọn khác trục lợi từ sự “nghèo”, sự cố quá của bạn, dưới chiêu bài phát triển NOXH để... bán!

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).