Thursday, 20 February 2014

Có tiền nên đầu tư vào đâu? (Bài đăng trên TBKTSG Online, ngày 21/2/2014, bản gốc)

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/blog/110697/Co-tien-nen-dau-tu-vao-dau?.html

Chuyện nên đầu tư vào đâu là một chủ đề luôn được quan tâm và khá nhức đầu với nhiều người có (chút) tài sản (nhàn rỗi). Nhưng mục đích của bài viết này không phải là để khuyên các nhà đầu tư tiềm năng nên bỏ tiền vào đâu, trong số các hạng mục tài sản như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, gửi tiết kiệm, bất động sản hay một loại tài sản khác nào đó.

Thay vào đó, bài viết muốn chỉ ra rằng cơ hội đầu tư luôn luôn có ở mọi thị trường tài sản, và những nhà đầu tư không sợ rủi ro luôn có cơ hội nắm bắt được những cơ hội đầu tư này. Nếu biết (hoặc may khi) “nhảy vào”,  “nhảy ra” đúng lúc, nếu biết chọn lựa hình thức đầu tư phù hợp với số vốn, với khả năng chấp nhận mạo hiểm, nếu biết quản lý rủi ro, và nếu... thì nhà đầu tư luôn có khả năng đạt được tỷ suất sinh lợi mong muốn ở mọi thị trường tài sản có thể đầu tư.
Ta bắt đầu với một vài nhận định và khuyến nghị vẫn thường nghe thấy từ một vài cá nhân và tổ chức có uy tín trong giới đầu tư. Chẳng hạn, với thị trường vàng, người ta vẫn thường khuyên rằng giá vàng đang cao (so với thế giới) nên không nên đầu tư. Rồi thì là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cam kết ổn định thị trường vàng trong nước, nên sẽ không còn “cửa” để đầu tư kiếm chênh lệch.

Những nhận định như kiểu này đương nhiên vừa là cảm tính, vừa là phi logic. Giá vàng đang cao nhưng chẳng có gì đảm bảo là nó sẽ không cao hơn nữa, nên mua vào lúc hiện tại thì vẫn có cơ hội bán kiếm chênh lệch khi giá lên cao hơn. Nhìn lại diễn biến của giá vàng trong quá khứ thì đủ biết là giá vàng đâu có chịu dậm chân tại chỗ. Tất nhiên, nếu không may và tính sai, như nói ở trên, thì nhà đầu tư sẽ lĩnh đủ. Nhưng đó là ... nếu!
Còn chuyện cam kết ổn định thị trường vàng của NHNN, cứ cho là đúng như vậy đi, nhưng lưu ý là NHNN không cam kết ổn định giá vàng trong nước đâu nhé! Và diễn biến thực tế thị trường vàng trong mấy ngày qua cho thấy tuy NHNN đã khẳng định là thị trường vàng miếng đã ổn định nhưng giá vàng vẫn lao lên rồi lại lao xuống ầm ầm trong sự án binh bất động của NHNN, thừa đủ cơ hội để cho các nhà đầu tư “lướt sóng” vàng kiếm lãi bộn. Đương nhiên là không phải ai cũng may mắn nhảy vào và nhảy ra đúng lúc, nhưng đó là chuyện khác, và cơ hội đầu tư vẫn là cơ hội đầu tư, dành cho những ai khôn ngoan, liều, và cả may mắn. Còn nếu thấy vàng lên xuống mạnh quá, rủi ro quá, không hợp với “tạng” của mình thì tốt nhất là đừng làm gì cả, hoặc đem gửi tiết kiệm cho chắc ăn (nhưng hoàn toàn không hẳn là như thế, như nói thêm dưới đây).

Bởi vậy, vàng vẫn luôn là một kênh đầu tư, thậm chí là hấp dẫn, với nhiều nhà đầu tư, miễn là có “sóng”. Mà sóng thì không thiếu vì giá vàng thế giới luôn không chỉ lên cao hoặc chỉ xuống thấp một chiều trong dù chỉ là một phút.
Tương tự như vậy với thị trường bất động sản. Rất nhiều người cho rằng thị trường bất động sản đang đóng băng, giá cả có khả năng hạ nữa, hoặc đi ngang, thanh khoản đang yếu nên không nên đầu tư vào đây... Hiển nhiên đây cũng chỉ là những lời khuyên khá vô thưởng vô phạt, vì phải dấn thân vào mới thấy thị trường này không bao giờ thiếu hoặc hết cơ hội đầu tư, kể cả lướt sóng. Có những ví dụ thực tế như nhà đầu tư đi tìm những căn hộ trong ngõ, giá rẻ, tân trang lại rồi bán kiếm chênh lệch đến cả tỷ đồng... để minh chứng cho thấy nếu biết cách thì vẫn có thể bắt thị trường đang bị “trầm lắng” đẻ ra trứng vàng cho mình.

Còn chưa kể là với bất động sản, hay kể cả vàng và bất cứ loại tài sản nào khác, có thể sẽ không phải là cơ hội đầu tư theo kiểu lướt sóng, mua rồi lại bán nhanh để kiếm chênh lệch, nhưng với những nhà đầu tư dài hạn thì thị trường bất động sản hiện tại có khả năng là một cơ hội sinh lãi lớn trong dài hạn khi giá cả đã xuống đến mức “trong mơ” so với mấy năm trước.
Đối với ngoại tệ, tình hình có vẻ “nan giải” hơn một chút vì việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do đã bị đặt ra khỏi vòng pháp luật, với sự “vào cuộc” của công an và thanh tra. Nhưng bản thân sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do tự nó cho thấy nhà đầu tư vẫn tìm thấy những kẽ hẹp để lách luật và mua bán ngoại tệ như bình thường. Không cần thiết phải kể ra những “thủ đoạn” (nhưng là hợp pháp) này mà chỉ cần đề cập đến những đợt sóng đầu cơ ngoại tệ trước những tin đồn phá giá tiền đồng để thấy rằng dù có vẻ bình lặng, bị kiểm soát gắt gao nhưng ẩn bên dưới thị trường ngoại tệ vẫn là những cơn sóng ngầm, những cơ hội lướt sóng dành cho những nhà đầu tư quyết dấn thân.

Bỏ qua thị trường chứng khoán (vì về cơ bản thì việc đầu tư vào đây cũng chẳng khác mấy đầu tư vào những tài sản khác như đã phân tích), ta quay lại với việc đầu tư “chắc ăn” bằng cách gửi tiết kiệm, như nhiều chuyên gia và quan chức vẫn khuyên là vừa có lãi lại vừa an toàn. Thật ra không hoàn toàn như vậy. Không cần phải nêu chi tiết mà chỉ cần nói rằng lạm phát có thể lấy đi phần lớn giá trị thực của khoản tiết kiệm sau một thời gian nào đó, đôi khi không phải là quá dài, như đã từng xảy ra đâu đó trong nhiều thời điểm quá khứ. Ở mặt này, cái may mắn cho những người gửi tiết kiệm, và là cơ sở để nhiều chuyên gia và quan chức khuyên người dân nên gửi tiết kiệm, là lạm phát ở Việt Nam có dấu hiệu được kiềm chế. Nhưng điều này mới chỉ đúng cho đến thời điểm hiện tại, và không ai tuyệt đối chắc chắn 100%, kể cả Thống đốc NHNN, rằng lạm phát sẽ không tăng lên trong quý sau, năm sau (và bởi tính bất trắc này mà người dân Việt Nam mới có thói quen tích trữ vàng).
Ngoài ra, vụ việc lừa đảo ngân hàng của bà Huyền Như đã cho thấy rủi ro cho người gửi tiền vào ngân hàng là tiền của mình mà hóa ra không còn là của mình nữa! Ngay cả có bảo hiểm tiền gửi thì người gửi tiền cũng chỉ được bồi thường một khoản nhất định cho mọi khoản tiền gửi của mình trong một ngân hàng nào đó khi nó phải đóng cửa.

Trên hết, kể cả giả thiết rằng các khuyến nghị về kênh đầu tư tốt nhất là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng với hành vi “bầy đàn”, việc các nhà đầu tư nghe theo khuyến nghị này đổ xô vào một loại tài sản nào đó sẽ làm tăng bất cân bằng cung cầu trên thị trường tài sản đó, làm thay đổi hoàn toàn bức tranh tỷ suất lợi nhuận và cơ hội kiếm lời trên thị trường đó. Rốt cuộc, đối với những kẻ chậm chân, không những vào muộn mà còn rút ra muộn, lời khuyến nghị đầu tư này trở thành lời nguyền. Cơn sốt chứng  khoán năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sự tụt dốc không phanh những năm sau đó là một bài học không thể quên cho hành vi bầy đàn được tiếp thêm lửa bởi những lời khuyến nghị có cánh.
Tóm lại, nên đầu tư vào đâu chỉ là một khái niệm tương đối, không bao giờ có câu trả lời xác đáng và luôn đúng. Nhưng có hai điều luôn đúng: rủi ro cao thì lợi nhuận cao; và không có khoản đầu tư nào là “chắc ăn”, không có rủi ro.

No comments:

Post a Comment

Một số nghiên cứu bằng tiếng Anh của tớ

(Một số bài không download được. Bạn đọc có nhu cầu thì bảo tớ nhé)

19. Yang, Chih-Hai, Ramstetter, Eric D., Tsaur, Jen-Ruey, and Phan Minh Ngoc, 2015, "Openness, Ownership, and Regional Economic Growth in Vietnam", Emerging Markets Finance and Trade, Vol. 51, Supplement 1, 2015 (Mar).
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/1540496X.2014.998886#.Ve7he3kVjIU

18. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2013, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', Journal of Asian Economics, Vol. 25, Apr 2013,
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1049007812001170.

17. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2011, 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Further Evidence from Vietnamese Manufacturing', ESRI Discussion Paper Series No.278, Economic and Social Research Institute, Cabinet Office, Tokyo, Japan. (http://www.esri.go.jp/en/archive/e_dis/abstract/e_dis278-e.html)

16. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2009, ‘Foreign Ownership and Exports in Vietnamese Manufacturing’, Singapore Economic Review, Vol. 54, Issue 04.
(http://econpapers.repec.org/article/wsiserxxx/v_3a54_3ay_3a2009_3ai_3a04_3ap_3a569-588.htm)

15. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘The Roles of Capital and Technological Progress in Vietnam’s Economic Growth’, Journal of Economic Studies, Vol. 32, No. 2.
(http://www.emeraldinsight.com/journals.htm?articleid=1724281)

14. Phan, Minh Ngoc, 2008. ‘Sources of Vietnam’s Economic Growth’, Progress in Development Studies, Vol. 8, No. 3.
(http://pdj.sagepub.com/content/8/3.toc)

13. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2008. 'Productivity, Ownership, and Producer Concentration in Transition: Evidence from Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2008-04, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2008a_e.html#04)

12. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Employee Compensation, Ownership, and Producer Concentration in Vietnam’s Manufacturing Industries’, Working Paper 2007-07, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html)

11. Ramstetter, Eric D. and Phan Minh Ngoc, 2007. ‘Changes in Ownership and Producer Concentration after the Implementation of Vietnam’s Enterprise Law’, Working Paper 2007-06, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2007a_e.html#06)

10. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2006. ‘Economic Growth, Trade, and Multinational Presence in Vietnam's Provinces’, Working Paper 2006-18, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. Also presented in the 10th Convention of the East Asian Economic Association, Nov. 18-19, 2006, Beijing.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/wp2006a_e.html#18)

9. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, Phan Thuy Nga, and Shigeru Uchida, 2005. ‘Effects of Cyclical Movements of Foreign Currencies’ Interest Rates and Exchange Rates on the Vietnamese Currency’s Interest and Exchange Rates’. Asian Business & Management, Vol. 4, No.3.
(http://www.palgrave-journals.com/abm/journal/v4/n3/abs/9200134a.html)

8. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam's Economic Transition’. Asian Economic Journal, Vol.18, No.4.
(http://ideas.repec.org/a/bla/asiaec/v18y2004i4p371-404.html)

7. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2004. ‘Foreign Ownership Shares and Exports of Multinational Firms in Vietnamese Manufacturing’, Working Paper 2004-32, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. An earlier version of this paper was presented in the 9th Convention of the East Asian Economic Association, 13-14 November 2004, Hong Kong.
(www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2004/2004-32.pdf)

6. Phan, Minh Ngoc, Nguyen Thi Phuong Anh, and Phan Thuy Nga, 2003. ‘Exports and Long-Run Growth in Vietnam, 1976-2001’, ASEAN Economic Bulletin, Vol.20, No.3.
(http://findarticles.com/p/articles/mi_hb020/is_3_20/ai_n29057943/)

5. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2003. ‘Comparing Foreign Multinationals and Local Firms in Vietnam’, Working Paper 2003-43, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

4. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2003. ‘Stabilization Policy Issues in Vietnam’s Economic Transition’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 44 (March).

3. Phan, Minh Ngoc and Eric D. Ramstetter, 2002. ‘Foreign Multinationals, State-Owned Enterprises, and Other Firms in Vietnam’, Working Paper 2002-23, Kitakyushu: International Centre for the Study of East Asian Development. This paper was also presented in the 8th Convention of the East Asian Economic Association, 4-5 November 2002, Kuala Lumpur.
(http://www.icsead.or.jp/7publication/workingpp/wp2003/2003-43.pdf)

2. Phan, Minh Ngoc and Shigeru Uchida, 2002. ‘Capital Controls to Reduce Volatility of Capital Flows; Case Studies in Chile, Malaysia, and Vietnam in 1990s’. Annual Review of Southeast Asian Studies, Research Institute of Southeast Asia, Faculty of Economics, Nagasaki University, Vol. 43 (March).

1. Phan, Minh Ngoc, 2002. ‘Comparisons of Foreign Invested Enterprises and State-Owned Enterprises in Vietnam in the 1990s’. Kyushu Keizai Nenpo (the Annual Report of Economic Science, Kyushu Association of Economic Science), No.40 (December). An earlier version of this paper was presented in the 40th Conference of the Kyushu Keizai Gakkai (Kyushu Association of Economic Science).